Lần đầu tại miền Tây thực hiện ca phẫu thuật khớp gối rất khó
Sau 5 giờ với hơn 10 y, bác sĩ thực hiện thay khớp gối trái toàn phần có bản lề chuôi dài, ca phẫu thuật diễn ra thành công.
Tối 1-2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình của bệnh viện này đã phẫu thuật thành công trường hợp bướu đầu trên xương chày có kích thước lớn, xâm lấn mô mềm bằng phương pháp thay khớp gối chuôi dài. Đây là kỹ thuật đầu tiên được thực hiện tại khu vực miền Tây Nam Bộ.
Các bác sĩ miệt mài phẫu thuật cho bệnh nhân
Bệnh nhân nữ tên L.T.B.N (59 tuổi; ngụ TP Cần Thơ), được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng đau nhiều khớp gối trái, hạn chế vận động.
Tiền sử bệnh nhân có chấn thương gối trái do tai nạn giao thông khoảng 6 tháng, sau đó khớp gối trái thường xuyên sưng, đau nhiều khi đứng, vận động, sinh hoạt rất khó khăn.
Kết quả chụp cộng hưởng từ khớp gối trái ghi nhận tổn thương hủy xương đầu trên xương chày trái, xâm lấn, hủy vỏ xương, lan ra mặt khớp, kích thước 5.5×5.7×6.7cm, phù mô mềm xung quanh.
Video đang HOT
Bệnh nhân đã được mổ sinh thiết lấy mô bướu đầu trên xương chày làm giải phẫu bệnh, kết quả chẩn đoán là bướu đại bào.
Xác định đây là một trường hợp khó vì bướu đại thực bào kích thước lớn, xâm lấn gần như toàn bộ mô mềm và mặt khớp gối trái, liên quan với các mạch máu, thần kinh lớn vùng khoeo chân trái, nên các bác sĩ hội chẩn quyết định phẫu thuật sớm hạn chế nguy cơ gây hủy xương.
Bệnh nhân đang tập đi lại sau ca phẫu thuật
Sau 5 giờ với hơn 10 y, bác sĩ thực hiện thay khớp gối trái toàn phần có bản lề chuôi dài, đồng thời xoay vạt cơ bụng chân che phủ phần xương đã khuyết, ca phẫu thuật diễn ra thành công.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, vết mổ khô, cử động cổ chân và các ngón chân tốt, tập đi lại bằng khung…
5 phút nghẹt thở cứu sản phụ bất ngờ mất ý thức, 9 phần tử vong
Nhập viện để chuẩn bị cho cuộc sinh thường như dự kiến, chị D. không ngờ rơi vào tình thế '1 phần sống 9 phần tử vong' vì mắc loại tai biến sản khoa đáng sợ.
Sản phụ 29 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội, sinh con lần đầu, được đưa đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sáng 18/10/2023 vì có dấu hiệu chuyển dạ.
0h ngày 19/10, bệnh nhân được làm giảm đau ngoài màng cứng, thủ thuật diễn ra thuận lợi, sẵn sàng cho cuộc đẻ thường như dự kiến. Tuy nhiên, gần 4 giờ sau, trong quá trình chuyển dạ, bệnh nhân bất ngờ mất ý thức đột ngột, gọi - hỏi không đáp ứng, huyết áp không đo được trong khi nhịp tim tăng nhanh lên 140 lần/phút (gấp đôi phụ nữ bình thường).
Sau đó, sản phụ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ này rơi vào tình trạng khó thở, tím tái. Nhịp tim lúc này của bệnh nhân giảm còn 35 lần/phút, độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) không đo được.
Bệnh nhân được bóp bóng hỗ trợ hô hấp nhưng không còn đáp ứng, buộc thầy thuốc phải đặt ống nội khí quản, bóp bóng qua ống nội khí quản và đẩy thẳng phòng mổ.
"Thời gian di chuyển bệnh nhân mất 2 phút, bệnh nhân được đẩy sang phòng mổ trong tình trạng nổi vân tím toàn thân, mạch không bắt được", Tiến sĩ Trần Văn Cường, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nói.
Thầy thuốc vừa cấp cứu ngừng tuần hoàn, vừa mổ lấy thai cấp cứu, mọi thao tác diễn ra trong vòng 5 phút. Em bé chào đời nặng 3,3kg, được đặt ống nội khí quản chuyển ngay sang khoa Sơ sinh. Trong khi đó, mẹ bé được tiêm adrenaline và có mạch trở lại.
Sau nhiều xét nghiệm, theo dõi, bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị hôn mê sau ngừng tuần hoàn, theo dõi tắc mạch ối, được chuyển sang khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai. Hơn 2 tuần điều trị, sản phụ cai được máy thở, sau đó ra viện.
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: BVCC
Tiến sĩ Cường cho biết tai biến "tắc mạch ối là 3 từ rất đáng sợ trong cấp cứu sản khoa" khi ông chia sẻ ca bệnh tại hội thảo khoa học quốc tế về gây mê hồi sức sản phụ khoa do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức ngày 9/1.
Vị chuyên gia cho biết năm 2023, số liệu ở Anh cho thấy có 28 ca tử vong sản khoa tại quốc gia này, tắc mạch ối là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4. Tiên lượng nguy cơ tử vong mẹ đối với trường hợp tắc mạch ối thậm chí lên tới 90% trong một số trường hợp.
85% bệnh nhân tử vong vì sốc tim hoặc ngừng tim, 50% tử vong vì hạ oxy nặng. Trong số ca sống sót, 85% ca tổn thương thần kinh không hồi phục vì hạ oxy não. Đối với em bé, tiên lượng nguy cơ tử vong hay giữ được thần kinh nguyên vẹn cũng nặng nề, bởi có sự liên quan giữa khoảng thời gian ngừng tim mẹ và lấy thai.
Tại hội thảo, bác sĩ Jimin Kim, Bệnh viện Brigham & Women thuộc Đại học Y Harvard (Hoa Kỳ), cho rằng tử vong mẹ khi mang thai đang là gánh nặng toàn cầu. Đáng chú ý, gần 95% ca tử vong mẹ xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Mỗi năm Việt Nam đón khoảng 850.000 - 1 triệu trẻ sơ sinh. Riêng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Tiến sĩ Mai Trọng Hưng, Phó Giám đốc phụ trách bệnh viện, cho biết mỗi năm, bệnh viện có gần 50.000 ca đẻ. Thầy thuốc của bệnh phải ứng phó không ít ca tai biến sản khoa diễn ra rất bất ngờ.
Một đánh giá của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cuối năm 2022 cho thấy số tai biến sản khoa hầu như không giảm từ năm 2015 đến nay, khoảng 5-6 ca/1.000 ca sinh. Các tai biến sản khoa thường gặp nhất là băng huyết, tắc mạch ối và sản giật, trong đó, nguyên nhân tắc mạch ối như trường hợp trên đây chiếm hơn 16%. Phát hiện nguy cơ, xử trí đúng, kịp thời là can thiệp cốt lõi cứu sống bà mẹ.
Cứu sống sản phụ người dân tộc thiểu số bị tiền sản giật nguy kịch Sản phụ là người dân tộc Mông, có hoàn cảnh hết sức khó khăn, chồng mất việc làm nên không dám phẫu thuật lấy thai. Trước hoàn cảnh đó, một bệnh nhân đã giúp đỡ kinh phí cho sản phụ phẫu thuật thành công. Thông tin cho PV, đại diện Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho biết, các bác sĩ của đơn...