Lần đầu sau 4 năm, đại diện quân đội Trung Quốc sẽ thăm căn cứ ở Nhật Bản
Một phái đoàn gồm 20 sĩ quan cấp cao của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã bắt đầu chuyến thăm kéo dài một tuần tới Nhật Bản vào 14/5 để tiến hành trao đổi với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF).
Các nhà phân tích cho rằng chuyến thăm lần đầu tiên trong 4 năm này của PLA phản ánh Trung Quốc và Nhật Bản sẵn sàng tăng cường trao đổi quốc phòng và vun đắp động lực ổn định quan hệ song phương.
Quỹ Hòa bình Sasakawa của Nhật Bản ngày 10/5 thông báo rằng hoạt động trao đổi giữa JSDF và PLA sẽ diễn ra từ 14/5 đến ngày 20/5. Theo hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản), các sĩ quan PLA dự kiến sẽ đến thăm Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Căn cứ Không quân Komaki tại tỉnh Aichi và Căn cứ hải quân Maizuru ở tỉnh Kyoto.
Video đang HOT
Năm 2001, Quỹ Hòa bình Sasakawa đã thành lập chương trình trao đổi sĩ quan giữa Nhật Bản và Trung Quốc, tổ chức các chuyến đi hàng năm cho JSDF và PLA nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy đối thoại.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và những thay đổi trong chính sách, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, dẫn đến chương trình này bị gián đoạn trong suốt những năm qua. Các sĩ quan hai nước gặp nhau lần gần đây nhất theo chương trình của Quỹ Hòa bình Sasakawa là vào tháng 9/2019, trước đại dịch COVID-19.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhang Junshe cho biết, trao đổi thường tuân theo nguyên tắc có đi có lại, sắp xếp các phái đoàn đến thăm căn cứ, cơ sở và tổ chức quân sự để tạo điều kiện hiểu biết sâu sắc hơn về xã hội và văn hóa của nhau, đặc biệt là giữa các sĩ quan cấp cao, mang lại lợi ích hợp tác giữa bộ quốc phòng của cả hai nước.
Ông Zhang cũng lưu ý rằng các sĩ quan cấp cao hầu hết là sĩ quan trẻ ở cấp tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn, vốn là những người đóng vai trò quan trọng trong lực lượng vũ trang.
Trong khi đó, ông Xiang Haoyu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nhận định với Global Times rằng, việc nối lại trao đổi quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản được coi là một diễn biến tích cực, góp phần xây dựng lại niềm tin an ninh chung giữa hai nước.
Ông Xiang cũng đánh giá điều này có lợi cho tăng cường quản lý khủng hoảng, đẩy mạnh hiểu biết lẫn nhau, tìm hiểu hợp tác thực tế và quản lý xung đột.
Các nhà phân tích cho biết, ngoài trao đổi quân sự, có một số yếu tố tích cực đang tạo động lực cho tương tác song phương, đặc biệt là việc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang hoàn tất kế hoạch tổ chức cuộc gặp cấp lãnh đạo vào cuối tháng 5 – cuộc gặp ba bên đầu tiên sau hơn 4 năm.
Động đất tại Nhật Bản: Số nạn nhân thiệt mạng vượt quá 120 người
Theo con số cập nhật đến chiều 6/1, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất mạnh hôm 1/1 ở miền Trung Nhật Bản đã vượt quá 120 người, trong khi vẫn còn trên 200 người chưa được tìm thấy.
Cảnh tàn phá sau động đất tại thành phố Wajima, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản, ngày 4/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Đài NHK cho biết tính đến 16h00, giờ địa phương, số người thiệt mạng trong tỉnh Ishikawa là 126 người, số người mất tích là 210 người. Đây là đợt địa chấn đầu tiên cướp đi sinh mạng của trên 100 người kể từ trận động đất xảy ra tại tỉnh Kumamoto năm 2016 khiến 276 người thiệt mạng, bao gồm cả những người qua đời sau thảm họa.
Nỗ lực cứu hộ đang gặp cản trở do mưa và mưa đá. Khu vực này được dự báo sẽ có mưa đến hết ngày 7/1, sau đó là tuyết rơi. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã bổ sung thêm nhân lực cứu hộ lên khoảng 5.400 người trong ngày 6/1, từ mức 5.000 người của ngày trước đó.
Khu vực Bán đảo Noto tiếp tục ghi nhận nhiều dư chấn, trong đó sáng 6/1 xảy ra trận động đất độ lớn 5,3, tương đương mức 5 trong thang đo cường độ địa chấn gồm 7 cấp độ của Nhật Bản.
Nhật Bản: Diễn tập ứng phó thảm họa trên đảo Yonaguni Ngày 12/11, Nhật Bản đã tiến hành diễn tập sơ tán sóng thần trên đảo Yonaguni, ở cực Tây của nước này, để chuẩn bị cho các tình huống sơ tán khẩn cấp. Cơn sóng thần lịch sử xảy ra sau thảm họa động đất tại thành phố Miyako, tỉnh Iwate, Nhật Bản ngày 11/3/2011. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Đảo Yonaguni có 1.700...