Lần đầu phát hiện hành tinh khổng lồ quay quanh ngôi sao chết
Trong nghiên cứu công bố hôm 16/9, các nhà thiên văn đã phát hiện một hành tinh có kích thước tương đương sao Mộc quay quanh tàn tích âm ỉ của một ngôi sao đã ngừng hoạt động.
Các nhà khoa học đặt tên cho hành tinh mới phát hiện này là WD 1586B. Việc nghiên cứu về hành tinh mới phát hiện dự kiến cung cấp nhiều dữ kiện hơn về viễn cảnh Mặt Trời của chúng ta “già” đi và lụi tàn thành một ngôi sao lùn trắng trong khoảng 5 tỷ năm nữa.
Khi một ngôi sao như Mặt Trời đốt hết trữ lượng hydro, nó bắt đầu phồng to lên thành một khối nhiệt khổng lồ và thiêu rụi các hành tinh lân cận.
Sau khi lụi tàn, phần duy nhất còn sót lại của ngôi sao là phần lõi bị đốt cháy của nó, còn gọi là sao lùn trắng. Phần lõi sót lại này có mật độ rất đặc, phát sáng yếu ớt với lượng nhiệt năng còn sót lại và dần biến mất trong khoảng vài tỷ năm.
Các nhà thiên văn phát hiện hành tinh có kích thước khổng lồ quay quanh quỹ đạo một ngôi sao lùn trắng. Ảnh: NASA.
Nghiên cứu trong quá khứ cho thấy một số sao lùn trắng có thể lưu lại tàn tích trong hệ thống hành tinh của chúng suốt một khoảng thời gian dài.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa một hành tinh nguyên vẹn nào được phát hiện quay quanh quỹ đạo của một ngôi sao đã chết.
Giáo sư Andrew Vanderburg thuộc Đại học Winsconsin-Madison, người phụ trách nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, nhận xét: “Đây là một phát hiện hết sức bất ngờ”.
Trợ lý thiên văn học Siyi Xu tại Đài quan sát Gemini cho biết vì không tìm thấy mảnh vỡ nào rõ ràng từ hành tinh quay quanh ngôi sao chết nên các nhà khoa học kết luận rằng WD 1586B là một hành tinh nguyên vẹn.
Phát hiện này cung cấp bằng chứng cho thấy nhiều hành tinh có thể hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của các ngôi sao ngay cả khi chúng đã lụi tàn thành sao lùn trắng.
Tuy nhiên, nguyên nhân WD 1586B lại xuất hiện gần một ngôi sao chết vẫn còn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Sau khi xem xét những giả thuyết khác nhau, nhóm nghiên cứu cho rằng WD 1586B đã bị cuốn vào quỹ đạo của ngôi sao lùn trắng do các lực tương tác sinh ra từ những hành tinh lân cận.
Trong một bài bình luận về phát hiện mới này, Steven Parsons thuộc Đại học Sheffield dự đoán khám phá về WD 1586B “mang lại triển vọng phát hiện thêm các hành tinh tương tự trong tương lai”.
Sao lùn trắng WD 1856 534 chỉ cách Trái Đất 82 năm ánh sáng, nên Parsons cho rằng tác động hấp dẫn của những hành tinh khác lên sao lùn trắng sẽ được phát hiện bởi các nhà thiên văn quan sát từ Trái Đất.
“Hệ thống này mở ra một lĩnh vực nghiên cứu ngoại hành tinh hoàn toàn mới”, Parsons nói thêm.
Hố va chạm khổng lồ trên vệ tinh sao Mộc
Ganymede là vệ tinh lớn nhất của sao Mộc, đồng thời cũng là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trên bề mặt của vệ tinh này có thể có hố va chạm thiên thạch lớn nhất từ trước tới nay.
Vệ tinh Ganymede.
Các đường rãnh kiến tạo - những đối tượng địa chất lâu đời nhất trên Ganymede, tạo thành loạt vành đai đồng tâm với đường kính 7.800 km. Chúng khiến người ta nghĩ tới sự kiện một vật nào đó đã va vào vệ tinh.
Các quan sát tiếp theo không khẳng định điều đó, tuy nhiên nếu đúng là các vành đai hình thành do kết quả va chạm thì đây là cấu trúc va chạm lớn nhất trong Hệ Mặt trời.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nghĩ rằng các đường rãnh trên Ganymede là kết quả của hàng loạt các vụ va chạm thiên thạch lớn, xảy ra trong quá trình vệ tinh còn trẻ, khi thạch quyển của nó còn khá mỏng. Các phân tích dữ liệu Ganymede mới nhất, do nhà hành tinh học Naoyuki Hirata ở ĐH Kobe (Nhật Bản) thực hiện, cho thấy một kịch bản va chạm khác.
Nhóm của Hitara đã nghiên cứu những bức ảnh chụp Ganymede do các tàu thăm dò vũ trụ Voyager và Galileo thực hiện. Họ chứng minh được rằng Ganymede có lịch sử địa chất rất phức tạp. Bề mặt vệ tinh được chia thành hai khu vực - vùng tối và vùng sáng. Vùng sáng là nơi có nhiều đường rãnh và hầu như không có các hố va chạm. Điều đó chứng tỏ nó hình thành muộn hơn so với vùng tối.
Vùng tối, tức là khu vực sẫm màu, có khá nhiều hố va chạm thiên thạch, hình thành từ các đường rãnh trước đó. Các nhà khoa học cố gắng phân loại tất cả các đường rãnh và họ thấy rằng, chúng không phân bổ tình cờ mà nằm xung quanh một điểm trung tâm.
Các đường rãnh trải dài trên khoảng cách 7.800 km. Đường kính của Ganymede là 5.268 km. Do vậy, va chạm trên bề mặt là rất lớn.
Các nhà khoa học không biết cụ thể cái gì tạo nên cấu trúc như vậy. Họ thực hiện các kịch bản mô phỏng khác nhau và phát hiện ra rằng, kịch bản khả dĩ nhất là sự kiện tiểu hành tinh có đường kính 150 km lao vào Ganymede với vận tốc khoảng 20 km/s. Sự kiện đó diễn ra khoảng 4 tỷ năm trước, vào giai đoạn Ganymede còn khá non trẻ.
Phát hiện mới đang chờ được khẳng định; nhưng có thể chúng ta không phải chờ đợi lâu. Nếu các đường rãnh hình thành do kết quả của vụ va chạm khổng lồ, thì tại nơi va chạm phải xuất hiện trọng trường bất thường, tương tự như ở trên các thiên cầu khác, chẳng hạn như hố va chạm South Pole - Aitken trên Mặt trăng.
Vào năm 2022, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) sẽ phóng tàu thăm dò Jupiter Icy Moon Explorer (JUICE) về phía các vệ tinh sao Mộc. Tàu thăm dò này có thể giúp giải thích bí ẩn về hố va chạm khổng lồ trên Ganymede.
Khám phá hành tinh 4 mùa trong 36 giờ Những quan sát mới từ Vệ tinh Khảo sát Exoplanet của NASA đã giúp các nhà thiên văn học hiểu biết thêm về KELT-9b - hành tinh có 2 mùa đông và 2 mùa hè mỗi 36 giờ. Hành tinh thú vị có 2 mùa hè và 2 mùa đông. Ảnh: NASA 36 giờ quay quanh sao chủ Các phép đo từ Vệ...