Lần đầu phát hiện đàn lươn phóng điện cực mạnh để giết con mồi
Bầy lươn ở Amazon phối hợp cùng phóng điện tấn công và tiêu diệt đàn cá Tetra. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện lươn điện săn mồi theo đàn.
Các nhà khoa học tại Amazon đã ghi hình được khoảnh khắc bầy lươn điện cùng phối hợp phóng điện, tiêu diệt con mồi, BBC hôm 15/1 đưa tin.
Douglas Bastos, nhà khoa học từ Trung tâm Quốc gia nghiên cứu Amazon của Brazil, cho biết mục tiêu trong vụ tấn công của bầy lươn là bầy cá nhỏ có tên Tetra. Khi trúng điện, bầy cá Tetra bay lên khỏi mặt nước, sau đó rơi xuống dòng sông và bất động.
“Đó là khoảnh khắc rất ấn tượng. Chúng tôi vốn nghĩ lươn là loài vật sống đơn lẻ. Tôi đã dành 20 năm nghiên cứu loài lươn điện ở khu vực này nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều cá thể lươn cùng lúc như vậy”, ông Bastos nói.
Bầy lươn điện tại Amazon. Ảnh: Douglas Bastos .
Theo giáo sư David de Santana, chuyên gia từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian tại Mỹ, có 3 loài lươn có khả năng phóng ra điện.
Các cá thể lươn trong nghiên cứu của nhà khoa học Bastos là loài có khả năng phóng ra dòng điện có cường độ mạnh nhất, lên tới 860 volt. Đây cũng là loài tạo ra dòng điện mạnh nhất so với các loài vật phóng ra điện trên Trái Đất.
“Loài vật này là độc nhất. Chúng sử dụng điện cao thế để săn mồi, và giờ đây dường như chúng có thể đi săn theo nhóm”, ông Santana nói.
Trong những năm gần đây, cơ chế phóng điện trên loài lươn điện đã mang lại ý tưởng giúp con người phát triển các nguồn điện phục vụ trong y tế.
Theo giáo sư Santana, phát hiện mới cho thấy có nhiều bí ẩn con người chưa biết đến, không chỉ với loài lươn, mà còn với toàn bộ hệ sinh thái tại Amazon.
Phát hiện 'hòn đảo mất tích' nơi sự sống Trái Đất đầu tiên ra đời
Những hòn đảo cổ đại thuộc về một "thế giới đã mất" có thể là quê hương của muôn loài trên Trái Đất.
Công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience, công trình đứng đầu bởi tiến sĩ Jun Korenaga từ Đại học Yale, tiến sĩ Jeffery Bada từ Viện Hải dương học Scripps (Mỹ) và tiến sĩ Carlos Rosas từ Trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục Đại học Ensenada (Mexico) đã đưa ra kịch bản trái ngược hoàn toàn với giả thuyết lâu đời "sự sống Trái Đất bắt nguồn từ đại dương".
Ảnh đồ họa mô tả Trái Đất cổ đại, theo nghiên cứu mới. Ảnh: Michael S. Helfenbein
Các tác giả cho rằng trong buổi bình minh của Trái Đất, khi hành tinh vừa mới ổn định và sinh ra các đại dương, chưa có lục địa, thì toàn bộ đất đai là vài hòn đảo bé nhỏ nổi lên giữa biển khơi. Đó là quãng thời gian từ 4 tỉ đến 2,5 tỉ năm trước, thuộc "liên đại Thái Cổ".
Kết quả nghiên cứu địa hình Trái Đất liên đại Thái Cổ dựa trên các bằng chứng địa chất và hóa học còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy sự hình thành kỳ dị của các đảo cổ xưa này. Trước đó, Trái Đất non trẻ được "đun nóng" do hiện tượng phân hủy của các nguyên tố phóng xạ trong lớp phủ sâu sơ khai. Nhiệt này có xu hướng đẩy lên trên, làm tăng độ cao của bề mặt hành tinh. Trong liên đại Thái Cổ, sự sưởi ấm phóng xạ này mạnh mẽ hơn. Ngay cả khi lớp vỏ đại dương đã nguội đi và định hình, một số chỗ vẫn bị đẩy lên quá cao, tạo thành những hòn đảo.
Trên những hòn đảo này xuất hiện những ao nước ấm, là môi trường thuận lợn để nhận và nuôi dưỡng những "mầm sự sống" từ không gian, như các nguyên tố hữu cơ và cả tiền thân của axit amin, những thứ sau này sẽ trải qua các phản ứng hóa học để dần hình thành các phân tử phức tạp hơn như protein, DNA, RNA.
Nói trên Live Science, các tác giả cho biết các bằng chứng tạo dựng nên giả thuyết thú vị này chỉ mới là bằng chứng địa chất. Họ vẫn đang nỗi lực để phân tích và xác định các cơ chế hóa học thuận lợi hay bất lợi với sự sống nếu nó được phát sinh từ đất liền.
Mới quen một tuần đã làm 'chuyện ấy', sáng hôm sau người đàn ông choáng khi xem điện thoại Quen nhau thông qua mạng xã hội chưa đầy một tuần, người đàn ông đã quyết định gặp cô gái ngoài đời, nào ngờ nhận về "quả đắng". Những vụ lừa đảo thông qua mạng xã hội hoặc tình yêu ảo đã xảy ra rất nhiều nhưng không phải vì thế mà nhiều người biết rút kinh nghiệm. Mới đây, một người đàn...