Lần đầu có đường bay thẳng từ Thành phố Hồ Chí Minh-Vân Đồn
Trong khi Hà Nội và Hải Phòng đều phát huy được thế mạnh nhờ lợi thế từ sân bay quốc tế, thì giờ đây, Quảng Ninh mới hội tụ đủ điều kiện phát triển khi có sân bay quốc tế Vân Đồn.
Một góc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có mức vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng nằm tại địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách vịnh Hạ Long 50km về phía Tây Nam và cách cửa khẩu Móng Cái 140km về phía Đông Bắc.
Theo kế hoạch, hãng hàng không quốc gia Việt Nam sẽ chính thức khai thác đường bay này từ ngày 30/12/2018 với tần suất một chuyến/ngày bằng tàu bay Airbus A321.
Với đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Vân Đồn sắp khai thác, các chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ khởi hành lúc 14 giờ hàng ngày và từ Vân Đồn lúc 16 giờ 45 phút, với thời gian bay khoảng 2 giờ. Đây được đánh giá là khung giờ khá phù hợp với nhu cầu của các đối tượng trên đường bay, đặc biệt là những hành khách tại các khu vực ở xa có đủ thời gian di chuyển.
Theo ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, không chỉ là đường bay với vai trò phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, Thành phố Hồ Chí Minh-Vân Đồn còn là cầu nối về kinh tế và văn hóa, tạo nên sức bật cho không chỉ Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh nói riêng mà còn là cả vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc.
“Việc khai thác các đường bay đến Vân Đồn cũng là một nội dung trong thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Vietnam Airlines,” ông Thành cho hay.
Để chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên đến Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Vietnam Airlines đã tập trung chuẩn bị trang thiết bị mặt đất mới và đồng bộ; cài đặt hệ thống làm thủ tục với tính năng mới nhất, đảm bảo quá trình làm thủ tục nhanh, chính xác, đầy đủ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hãng cũng chuẩn bị chu đáo cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ; chuẩn bị văn phòng, cơ sở vật chất; rà soát quy trình làm việc từ đại diện Vietnam Airlines cho đến sân bay, cảng vụ… để đảm bảo cho chuyến bay được vận hành một cách thông suốt và đạt hiệu suất cao nhất.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu du lịch, giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận, đường bay thẳng này cũng đồng thời giúp Vietnam Ailines hoàn thiện mạng bay của mình, củng cố vị thế và hình ảnh của hãng bay tại thị trường đi đến vùng Đông Bắc Việt Nam nói riêng và thị trường nội địa nói chung.
Trong tương lai, khi các dự án du lịch, nghỉ dưỡng tại Vân Đồn đi vào hoạt động, tỷ trọng khách du lịch và những hành khách đến Vân Đồn với mục đích kinh doanh được dự đoán sẽ tăng lên.
Ngoài ra, cư dân Quảng Ninh cần sử dụng chuyến bay để đi lại phục vụ cho các vấn đề học tập, thăm người thân, đi khám chữa bệnh và các mục đích khác cũng là đối tượng mà Vietnam Airlines muốn hướng đến.
Quảng Ninh là một trong ba cửa ngõ tam giác phát triển kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ gồm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, đồng thời cũng nằm trên vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc. Vì vậy, Vietnam Airlines mở đường bay đầu tiên kết nối Thành phố Hồ Chí Minh-Vân Đồn được nhiều chuyên gia đánh giá đã tạo ra sự kết nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, giữa cửa ngõ khu vực kinh tế phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và điểm đầu tiên trong vành đai kinh tế Việt-Trung tại Vân Đồn.
Năm 2017, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố khảo sát cho thấy, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 63 tỉnh thành cả nước, với 70,6 điểm trên thang điểm 100, xếp trên cả Đà Nẵng và Đồng Tháp.
Sự năng động của cửa ngõ kinh tế Đông Bắc có thế thấy qua thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) những năm gần đây, khi năm 2013 tỉnh này xếp thứ 4, năm 2014 xếp thứ 5, nhưng đến năm 2015 đã lọt vào top 3, năm 2016 xếp thứ 2 và năm 2017 vươn lên dẫn đầu./.
Theo Vietnam
Hội thảo khoa học về Bạch Đằng và Nhà Trần trong bối cảnh thế kỷ 13
Ngày 22/12, tại thành phố Hạ Long, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Bạch Đằng và Nhà Trần trong bối cảnh thế giới thế kỷ 13."
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Vũ Thị Thu Thủy phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TTXVN)
Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Vũ Thị Thu Thủy cho biết năm 2018 là năm kỷ niệm đánh dấu 730 năm chiến thắng Bạch Đằng (1288-2018) và 710 năm ngày mất của Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1308-2018).
Trong bối cảnh đó, Hội thảo khoa học quốc tế "Bạch Đằng và Nhà Trần trong bối cảnh thế giới thế kỷ 13" có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là dịp để nhìn nhận, đánh giá ý nghĩa lịch sử và vị trí then chốt của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 trong bối cảnh thế giới thế kỷ 13, đồng thời là dịp tăng cường sự hợp tác giữa các đơn vị, địa phương, các nhà khoa học trong nước, quốc tế; góp phần bảo tồn và phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa, trong đó có các di sản văn hóa gắn với triều Trần và thiền phái Trúc Lâm-Yên Tử.
Hội thảo là cơ hội để các nhà nghiên cứu của tỉnh Quảng Ninh có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và có thêm các kiến thức, cách tiếp cận, đánh giá mới về chiến thắng Bạch Đằng và Nhà Trần tại tỉnh Quảng Ninh.
Thông qua hội thảo, có thể có các cơ hội hợp tác, liên kết trong hoạt động bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di sản, đồng thời củng cố, làm phong phú thêm tư liệu lịch sử của tỉnh.
Trong lịch sử Trung đại Việt Nam, thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thế kỷ 13 nói chung, chiến thắng Bạch Đằng vào mùa Xuân năm 1288 nói riêng của nước Đại Việt dưới Triều Trần có ý nghĩa quan trọng.
Sau cuộc chiến, những nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh trong hoạt động nội trị cũng như biện pháp khôn khéo trong hoạt động ngoại giao đã giúp duy trì, củng cố nên hòa bình của quốc gia Đại Việt và tạo nên một giai đoạn thịnh trị của vương triều Trần. Đó cũng chính là cơ sở nền tảng cho một hệ tư tưởng dân tộc hình thành, phát triển và có ảnh hưởng đến tận ngày nay là tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Kim Sơn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu. (Ảnh: TTXVN)
Cũng tại hội thảo, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Kim Sơn; Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết hội thảo giúp làm rõ những đóng góp của vương triều Trần trong cuộc kháng chiến; những chính sách khai mở, tiến bộ của nhà Trần sau cuộc chiến, đặc biệt là tư tưởng hòa giải dân tộc của Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng những cống hiến to lớn của Phật Hoàng với sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Hội thảo đã nhận được 41 tham luận của các diễn giả, nhà khoa học liên quan đến chủ đề Bạch Đằng và Nhà Trần trong bối cảnh thế giới thế kỷ 13.
Trong khuôn khổ hội thảo có các phiên thảo luận: Đế chế Mông-Nguyên và quốc gia Đại Việt trong bối cảnh toàn cầu thế kỷ XIII; Chiến trận Bạch Đằng- tư liệu mới, nhận thức mới; Vương Triều Trần: kinh tế, chính trị, quân sự; Vương Triều Trần: xã hội, văn hóa, giáo dục.
Nguồn: TTXVN
Theo Vanhien.vn
Liên kết "6 nhà" là bàn đạp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp Chiều 11.12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo hợp tác sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản. Đẩy mạnh liên kết "6 nhà" 10 năm qua, nông nghiệp, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa, hướng tới phát triển...