Lần đầu “chỉnh” con dâu, mẹ chồng nhận phản ứng không ngờ
Ngày con trai tôi lấy vợ, các em chồng tôi xì xào: ‘ Sao nó béo thế nhở?’. Nghe được những lời không hay, tôi bênh con dâu: ‘Các cô đều là người lớn, ai lại nói cháu mình như thế? Tốt gỗ hơn tốt nước sơn đấy’.
Ảnh minh họa
Giọng tôi đanh thép nên không bà cô nào dám chê con dâu tôi nữa. Những gì tôi cảm nhận về con dâu không sai tí nào. Nó mau miệng, xuề xòa và rất thật thà, chúng tôi không mất thời gian vào việc thích nghi tính cách của nhau.
Tôi từng nghĩ, có khi nó là con gái của mình từ kiếp trước. Có những chuyện không kể được với chồng nhưng con dâu lại tâm sự hết với tôi. Mua cái váy, thỏi son hay đôi giày mới nó cũng khoe tôi.
Câu nói tôi ưng nhất ở nó là: “Con biết con xấu, nhưng càng xấu càng phải phấn đấu mẹ ạ”. Nghe được câu này, tôi như được tặng quà, với tôi thì đó là một món quà vô giá mà không phải bà mẹ chồng nào trên thế giới này cũng may mắn có được.
Con dâu tôi rất biết chừng mực, nó hiểu nó đang đứng ở đâu chứ không mắc bệnh hoang tưởng và phù phiếm như nhiều cô gái trẻ cùng lứa.
Đấy là chưa kể nó nấu ăn rất khéo, chồng tôi là người khó tính nhất nhà còn phải khen: “Sao con không làm đầu bếp cho khách sạn nhỉ? Bố chưa từng thấy ai nấu ăn ngon như thế”.
Video đang HOT
Con dâu nghe xong ngại ngùng nhìn sang tôi, tôi cũng thật thà bảo: “Chắc chắn mẹ chồng khác sẽ tự ái khi bị chê khéo như vậy, nhưng mẹ rất tự hào về con”.
Để chứng tỏ mình không khen con dâu đãi bôi, nhiều lần tôi chủ động rủ nó đến nhà bạn bè thân thiết của tôi, hai mẹ con đến sớm rồi vào bếp để con dâu tôi trổ tài nấu nướng, ai ăn xong cũng phải khen nức nở. Chồng tôi trêu: “Từ ngày có con dâu, em cứ lơ lửng ở đâu ấy, chân không chạm đất”.
Mức độ gần gũi và thân thiết của tôi và con dâu càng tăng lên theo thời gian. Con dâu không chỉ khoe tôi những thứ nó mới mua mà còn dành hàng tiếng đồng hồ để giải thích và phân tích vì sao nó thích những món đồ ấy. Tôi sẵn sàng ngồi nghe và gật gù tán thưởng.
Tôi ngỡ cuộc sống êm đềm cứ thế trôi đi cho đến một đêm muộn tôi vô tình nghe được cuộc tranh cãi nhẹ giữa con trai và con dâu.
Tôi nghe bập bõm nên không hiểu rõ sự tình, chờ sáng hôm sau, khi con dâu đã ra khỏi nhà tôi mới nhẹ nhàng đến bên con trai, hỏi: “Hôm qua hai vợ chồng xích mích chuyện gì? Con có thể kể cho mẹ nghe được không?”. Con trai tôi không định giấu: “Con tưởng mẹ biết chuyện này rồi chứ”. Tôi ngơ ngác: “Ơ, chuyện gì nhỉ? Mẹ có biết gì đâu”.
Con trai tôi thở hắt ra: “Haiz, mấy tháng nay bọn con không tiết kiệm được xu nào mẹ ạ, Lan cứ mua sắm vô tội vạ, con nói cô ấy không nghe, chắc cô ấy bị stress nặng rồi, mẹ giúp con với”.
Tôi thật thà kể: “Ừ, chết không cơ chứ, mẹ cũng thấy nó hay khoe mua được cái này, sắm được cái kia, nhưng cứ nghĩ là đồ rẻ tiền nên còn động viên nó mua nhiều nữa vào”. Con trai tôi gào lên: “Không đâu mẹ ơi, mỗi món toàn 3 – 4 triệu, mà nhiều cái mua về cô ấy không dùng, hàng xịn bán lại cũng mất giá lắm”.
Thấy sự việc có vẻ nghiêm trọng, tôi không giữ ý với con dâu nữa, chiều hôm ấy nhân lúc nó giơ cái ví mới mua định khoe, tôi hỏi luôn: “Cái này giá bao nhiêu thế con?”. Con dâu cười xòa: “Con mới nhận lương nên cái này trả bằng tiền của con, anh Phước không biết đâu mẹ ạ”.
Tôi tỏ ra nghiêm nghị: “Tiền của ai thì cũng là của chung, hai đứa bây giờ là một gia đình chứ không còn độc thân sung sướng như trước nữa, mẹ nghĩ việc mua sắm con nên tiết chế lại”. Lần đầu tiên bị tôi “chỉnh”, con dâu có vẻ khá sốc, nó phụng phịu: “Con xấu nên mới phải phấn đấu, con cứ tưởng lâu nay mẹ hiểu con, ai ngờ…”.
Những ngày sau đó, tôi càng khuyên nhủ, con dâu càng nghĩ tôi khó chịu với sở thích riêng của nó. Mối quan hệ giữa tôi và con dâu không còn ngọt ngào như trước, trong mắt con dâu, tôi cũng giống như những bà mẹ chồng hay bắt ne bắt nét y như trên phim.
Chiều sở thích ăn uống của bố chồng, con dâu suýt gây họa lớn
Ngày cưới, tôi ngây ngất hạnh phúc trong những lời chúc 'ngọt hơn đường' của bạn bè và họ hàng. Nhưng sau ngày đó, tôi đã được phen 'dập mặt' khi nếm trải mùi vị ở nhà chồng.
Ảnh minh họa
Có lẽ mẹ chồng tôi quá hiền lành nên bao nhiêu cái ghê gớm, tinh quái đều "hội tụ" hết ở bố chồng. Bữa cơm đầu tiên, tôi ra sức thể hiện vai trò dâu đảm. Tôi lên mạng tham khảo các món ăn ngon để tự tay chiêu đãi cả nhà.
Bữa cơm thịnh soạn được bưng ra, chồng tôi xuýt xoa: "Chà chà, mẹ vất vả rồi". Mẹ chồng tôi cười rất tươi: "Vợ con làm hết đấy, hôm nay mẹ chỉ làm khán giả trong bếp thôi". Câu nói dí dỏm của mẹ chồng làm cả nhà bật cười, nhưng bố chồng tôi vẫn giữ nguyên vẻ mặt cau có.
Biết ông khó tính nên tôi chủ động xới cơm rồi mời ông ăn trước. Trong bữa cơm, tôi luôn để ý xem lúc nào cần gắp thức ăn cho ông, lúc nào chan canh, lúc nào xới thêm cơm... Nhưng khi tôi đưa tay định đón lấy chiếc bát thì ông rụt tay lại, từ chối: "Ta chỉ ăn thế thôi". Tôi ngại ngùng "dạ vâng" rồi ăn tiếp.
Rửa bát xong, tôi lại bưng đĩa trái cây tươi ra mời cả nhà. Tôi cẩn thận dùng dĩa xiên một miếng lê đưa cho bố chồng, ông lắc đầu: "Toàn đường là đường, ta không ăn đâu". Tôi đặt miếng lê trở lại đĩa, lén nhìn thái độ của mẹ chồng, bà cũng cười xòa cho tôi bớt ngại.
Nhiều lúc tôi tủi thân vô cùng khi bố chồng cư xử như thể tôi không phải con dâu mà chỉ là người dưng. Tôi để ý, hễ lần nào tôi xới cơm thì ông chỉ ăn đúng một bát. Tất cả những thứ đưa từ tay tôi ông đều từ chối thẳng thừng. Tôi nghĩ, dường như ông không khó tính với tất cả mọi người mà chỉ nhăm nhe bắt ne bắt nét con dâu.
Nghĩ bố chồng ghê gớm, tôi cũng không hiền nữa. Những ngày sau đó, tôi bắt đầu hành động trái ý ông xem thái độ ông ra sao. Lúc cả nhà đang xem tivi, thấy cảnh người ta đi mua bánh Trung thu ầm ầm, tôi mạnh dạn hỏi: "Bố ơi, bố thích ăn bánh nhân thập cẩm hay đậu xanh để mai con đi mua ạ?". Y như dự đoán của tôi, bố chồng lắc đầu: "Ta không ăn mấy thứ đó".
Tôi không nói gì nhưng hôm sau tan giờ làm, tôi chạy ra siêu thị mua ngay một cặp bánh về. Ăn cơm tối xong, tôi cắt bánh mời cả nhà rồi giả vờ chạy vào bếp rửa nốt bát đũa. Không có tôi ở đấy, bố chồng thưởng thức bánh rất thoải mái. Nhưng khi tôi bước ra, ông lại giả vờ như không hào hứng gì với bánh trái.
Tôi hỏi vu vơ: "Bánh con mua có ngon không ạ?". Bố chồng buông một câu: "Thua xa bánh truyền thống".
Bố chồng không bao giờ chịu bày tỏ cảm xúc thật trước mặt nên tôi không biết đằng nào mà lần, không biết mua tặng ông cái gì, chỉ biết chiều theo sở thích ăn uống của ông, dù rất khó khăn tôi mới biết ông thích ăn gì, uống gì.
Mấy lần ngấm ngầm để ý, tôi thấy ông có vẻ thích ăn ổi, có hôm còn tự vào bếp gọt ổi để ăn. Tình thương dành cho bố chồng dâng lên trong tôi, thế là từ hôm ấy tôi quyết tâm mua thật nhiều ổi về ép nước cho ông uống. Ông từ chối thế nào tôi cũng cố ấn cốc nước ép vào tay ông.
Một hôm, tôi đang hăng say làm việc thì chồng gọi: "Em ơi, đến viện mau lên". Tôi hớt hải chạy đến, chồng và mẹ chồng ngồi thất thần ở ghế chờ, tôi cuống cuồng hỏi: "Bố sao rồi ạ? Có chuyện gì thế ạ?". Chưa ai kịp trả lời thì bác sĩ bước ra, thông báo: "Rất may lần này bác nhà mình chỉ bị đột quỵ nhẹ và được cấp cứu kịp thời, nhưng gia đình nên nhớ, đừng để bác nhà uống nhiều nước ép ổi nữa nhé".
Tôi sững sờ, khi ép hoa quả, tôi đã vô tình loại bỏ hoàn toàn chất xơ trong đó, làm cho đường hấp thu vào máu nhanh hơn. Không ngờ thói quen tưởng chừng vô hại của tôi lại là sai lầm người tiểu đường cần tránh, chính sai lầm đó khiến đường huyết của bố chồng tăng cao.
Tôi hối hận vô cùng, giá như lúc bố chồng từ chối, tôi phải biết điểm dừng. Chỉ vì muốn chứng tỏ mình là đứa con dâu chu đáo mà tôi suýt... gây họa lớn.
Mẹ chồng độc đoán, con dâu khốn đốn Trong nhiều mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, xưa nay mối quan hệ thông gia là một 'phạm trù' khá đặc thù, phức tạp và luôn là câu chuyện khó có hồi kết. Ảnh minh họa: ST Gia đình bà Ngọc (có con trai) và gia đình bà Lý (có con gái) tương đối môn đăng hộ đối. Cả hai...