Lận đận đi tàu theo “suất nhân viên”
Trước khi chuyến tàu TN (Thống Nhất) 12 xuất phát từ TP.HCM, tôi được “cò” tên Sơn cam đoan: “Tàu nhanh chạy 24g tới Hà Nội, có máy lạnh, đảm bảo ghế mềm có thể ngả ra sau ngủ thoải mái”. Thế nhưng sự thật khác xa với lời quảng cáo này.
Đúng hẹn, chúng tôi có mặt trước giờ tàu chạy hai giờ để thỏa thuận với nhân viên trên toa, đồng thời phải trả trước cho “cò” 300.000 đồng. Làm theo hướng dẫn của các nhân viên toa, chúng tôi mua vé tiễn để được vào ga và hành lý giao cho nhân viên toa đưa vào trước. Sau đó, số tiền 500.000 đồng còn lại sẽ đưa cho nhân viên khi đi được nửa chặng đường.
Chịu trận
Khi mọi người đã yên vị chỗ ngồi, chúng tôi vẫn phải đứng dưới cửa toa tàu để “chờ nhân viên sắp xếp”. Cùng đứng với chúng tôi có khoảng mười người vẫn chưa thể lên tàu vì “chưa có vé”. Hỏi mới biết những người này cũng như chúng tôi, đều đi theo “ suất nhân viên”. Khi chỉ còn chừng 15 phút nữa tàu xuất phát, chúng tôi mới được hai nhân viên trên tàu “mời” lên tàu và phát cho mỗi người một chiếc ghế nhựa. Lúc này mọi người nháo nhác cả lên, chính chúng tôi cũng khá bất ngờ. Nhưng cuối cùng tất cả đều “ngậm bồ hòn” vì “tết nhất, tàu xe là vậy” – một chị người Thái Bình thất vọng nói.
Một khách mua vé “suất nhân viên” phải ngồi trong buồng rửa ở cuối toa
23g25 đêm 26-1, chuyến tàu TN12 xuất phát từ Sài Gòn trong sự háo hức của hàng ngàn người trên tàu. Nguyễn Hoài Nam, sinh viên Trường Nhật ngữ Đông Du, cho biết: “Tôi mới có quyết định sẽ đi du học sau tết, phải tranh thủ về quê ăn tết cùng gia đình. Vì không có thời gian đặt vé nên tôi nhờ “cò” mua suất nhân viên, không ngờ suất nhân viên lại ngồi khổ thế này. Nhưng dẫu sao vẫn lên tàu về quê được, chứ như mấy người bạn của tôi giờ này còn chưa có vé mà về”. Trong khi đó, một nhóm hành khách khác vẫn không khỏi lo lắng khi chuyến tàu bắt đầu lăn bánh: “Nhóm chúng tôi có bảy người, mua vé ngoài nên không có vé nào giống chứng minh nhân dân của mình. Nếu bị đuổi thì gay lắm…”.
Mệt nhưng phấn chấn
Những người đi vé phụ, người đi suất nhân viên như chúng tôi được sắp xếp ngồi phía cuối toa 7. Theo tìm hiểu, những toa khác đều có chừng mười người ngồi ghế nhựa phía sau toa tàu, họ đều được “cò” vé giới thiệu là đi suất nhân viên. Riêng tôi được xếp ngồi vào buồng rửa ẩm thấp. Một số người phải ngồi ngay cửa nhà vệ sinh. Nguy hiểm hơn là trường hợp của chị Thủy (quê Thanh Hóa) phải ngồi ngay tủ điện có gắn biển báo “Điện áp cao, không sờ vào” nhưng chị vẫn dựa vào tủ điện ngủ ngon lành. Một số người nằm la liệt dọc các lối đi giữa hai hàng ghế hoặc trước cánh cửa nhà vệ sinh, thỉnh thoảng bị ngắt ngang giấc ngủ mệt nhọc khi xe đẩy thức ăn đi qua hay có một ai đó vô ý giẫm phải chân.
Video đang HOT
Nhiều hành khách đi tàu về quê trên chiếc ghế nhựa
“Nghĩ được đi cùng nhân viên toa nên tôi không ngần ngại đặt cọc cho “cò” trước 300.000 đồng. Không ngờ phải chịu cảnh ngồi “canh” nhà vệ sinh thế này” – chị Nguyễn Thị Hoa, quê Hà Tĩnh, nói. Nhưng khổ nhất là cảnh người đi ghế phụ, đi suất nhân viên luôn bị bao trùm bởi khói thuốc lá. Có rất nhiều tín đồ của thuốc lá thường ra cuối toa để “bắn điếu thuốc cho ấm”, hàng chục người ngồi cuối toa phải chịu cảnh hút thuốc thụ động. Chị Mai Hương (người Nghệ An) tự an ủi “đi ghế phụ phải chịu thôi”.
Nhưng dường như sự mệt mỏi, sự chen chúc trên những chuyến tàu cuối năm không làm người ta trở nên cáu gắt như chúng ta thường thấy. Ngay cả những người đi suất nhân viên như chúng tôi phải ngồi ở những nơi vốn dĩ không dùng cho hành khách vẫn cảm thấy phấn chấn khó tả, vì ai cũng biết chẳng bao lâu nữa mọi người sẽ được đoàn tụ bên người thân để đón tết nơi quê nhà.
Bán vé xe giả lừa sinh viên Những ngày qua, nhiều “cò” vé đã giả dạng nhân viên của các hãng xe thương hiệu đi các tuyến miền Trung, Tây nguyên để bán vé xe giả cho sinh viên có nhu cầu. Nhiều sinh viên cho biết các nhân viên này ăn mặc lịch sự, có logo của nhà xe, cách giới thiệu rất chuyên nghiệp nên không đề phòng. Lê Thị Thu Sương (sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) mua phải hai vé giả bức xúc: “Theo ngày ghi trong vé là 20g ngày 26-1, nhà xe sẽ đón khách tại trạm xăng dầu 47 ngã tư Bình Phước (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Nhưng đợi tới 23g30 vẫn không thấy xe đến đón. Điện thoại tới nhà xe mới biết nhà xe không có nhân viên bán vé lưu động tại các trường, số điện thoại của người bán vé thì không liên lạc được”. Một số sinh viên khác còn bị lừa mua vé giả bằng cách đặt cọc trước 40% giá trị vé. Phạm Văn Phúc (sinh viên năm 2 Trường ĐH Luật TP.HCM) cho biết: “Cách đây bốn ngày, một người tên Huy tự xưng là nhân viên bán vé của nhà xe thương hiệu (chạy tuyến TP.HCM – Nha Trang) đến bán vé xe tết. Người này đưa ra các giấy tờ đóng dấu đỏ để chứng minh mình bán vé thật. Tuy nhiên, tới ngày đi nhiều bạn mới sững sờ khi biết bị lừa”. Ông Lê Văn Liêm, giám đốc Hãng xe Thanh Khuê, cho biết: “Hành khách muốn mua vé xe phải đến trực tiếp trụ sở công ty mới mua được. Các trường hợp đặt vé qua điện thoại khách hàng cũng phải đến đóng tiền mới có. Những ngày cuối năm, các đối tượng xấu hoạt động rất mạnh, hành khách phải cảnh giác. Nhà xe luôn có số đường dây nóng, mọi vấn đề về vé xe của hành khách sẽ được giải quyết qua điện thoại”.
Theo Tuổi Trẻ
Tranh nhau "săn" vé tàu Tết tăng cường
Ga Sài Gòn (TP.HCM) bán vé tàu Tết tăng cường làm nhiều người lóe lên chút hy vọng "vét" được tấm vé về quê.
Hy vọng
Đúng 7 giờ ngày 6.12, quầy vé tại tầng 1 ga Sài Gòn mở cửa bán vé tàu Tết tăng cường dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 cho người dân có nhu cầu. Trước đó, rất nhiều hành khách có mặt từ sớm để mong là người "sở hữu" tấm vé tàu trong tay.
Chị Nữ, mưu sinh bằng nghề bán hủ tiếu gõ trọ tận Quận Tân Phú (TP.HCM) chầu chực ở ga từ lúc 3 giờ sáng.
Hành khách đang ráo riết "săn" vé trên mạng hy vọng "săn" được vé tàu Tết về quê
"Đã 2 năm nay tôi không về quê (Quảng Ngãi) mà chỉ gửi chút tiền gom góp được trong năm cho cả nhà sắm Tết. Năm nay, bão lũ lại tàn phá nhà cửa, cả chiếc xe bò, tài sản có giá trị nhất trong nhà cũng bị nước cuốn trôi. Tôi muốn bằng mọi giá về thăm nhà".
Chị Nữ chỉ là một trong số hàng chục ngàn người dân có nhu cầu về quê bằng phương tiện xe lửa "vuột mất" cơ hội mua vé trong đợt bán vé chính thức của Tổng Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn vừa qua.
Mua vé tàu Tết, phải nhắn tin
Nghe tin ga Sài Gòn bán vé tàu tăng cường, chị khấp khởi mừng. Chị Nữ rất vui khi cầm trên tay tích-kê (cung cấp số thứ tự cho hành khách đặt vé) số 1.
Chỉ hơn nửa tiếng mở cửa, quầy vé đã phát ra hàng trăm tích-kê. Thời gian giải quyết đặt vé cho mỗi hành khách mất khoảng 3-5 phút. Hàng trăm người vẫn kiên nhẫn bám trụ chờ nhân viên nhà ga xướng lên số thứ tự.
Nguyễn Thanh Tú (quê Nghệ An, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) bày tỏ: "Dù có đợi đến hết ngày cũng ráng chờ vì nếu để lỡ vé lần này, chắc không còn cơ hội". Tú cho biết, ngoài cổng ga Sài Gòn, vẫn còn nhóm người rao bán vé chợ đen. "Bỏ tiền ra mua nhưng đến ngày đi gặp trục trặc không được lên tàu cũng sẽ rất phiền nên tốt nhất không nên mạo hiểm" - Tú nói.
Vé chợ đen chỉ còn đường quay về chợ đen
Ngoài số lượng vé tàu tết đã được bán hết trong đợt chính thức trước đây (bán qua website www.vetau.com.vn), hiện ngành đường sắt sẽ nối thêm toa đối với những đầu tàu dưới 15 toa để phục vụ thêm nhu cầu của hành khách, phần lớn số lượng vé tăng cường tập trung ở các khu vực chính có ga đến từ Vinh trở ra Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng ga Sài Gòn cho biết, như những năm trước, năm nay, ngành đường sắt cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu cho hành khách đi tàu trong dịp Tết.
Với những hành khách thật sự có nhu cầu mua vé tàu nhưng đến giờ vẫn chưa được "sở hữu", ông Thành nói "vẫn còn cơ hội cho những hành khách này". Và đợt bán vé tàu Tết tăng cường bắt đầu từ 6.12 chính là cơ hội đó. Tuy nhiên, ông Thành không biết ngày nào sẽ kết thúc đợt bán vé tăng cường. "Có thể kéo dài trong 2 hoặc 3 ngày hoặc hơn".
Mệt mỏi chờ đến lượt mua vé tàu tăng cường tại ga Sài Gòn sáng 6.12
Ông Thành cam đoan, ga Sài Gòn sẽ mở cửa bán vé tàu Tết tăng cường cho hành khách bắt đầu từ 7 giờ đến 23 giờ mỗi ngày trong đợt bán vé thêm này.
Đáp ứng nhu cầu người dân, ngành đường sắt cũng cho biết đã lên phương bán ghế phụ với giá bằng 80% so với vé ngồi chính thức. Có tổng cộng khoảng 10.000 vé ghế phụ, và trong đợt này ga Sài Gòn sẽ bán khoảng 50% (tức 5.000 vé) cho hành khách có nhu cầu, khoảng 50% còn lại sẽ được bán trước giờ tàu chạy khoảng 48 giờ.
Để "dẹp đường làm ăn" của dân phe vé chợ đen, ông Thành khẳng định, hành khách đi tàu vào ngày cao điểm phải mang theo CMND và giấy tờ tùy thân hợp lệ. Ga Sài Gòn nhất quyết không cho hành khách có tên khác với tên ghi trong vé tàu. Trong trường hợp khách muốn chuyển vé cho người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp trong cơ quan, khách được yêu cầu phải chứng minh những mối quan hệ này bằng cách trình ra hộ khẩu hoặc giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị. Khách có nhu cầu đổi hoặc trả vé, phải liên hệ với ga Sài Gòn trước 10 ngày tàu chạy.
"Đây là một trong những biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn nạn vé chợ đen. Khách mua vé chợ đen chỉ có thể trả vé lại cho chợ đen" - ông Thành khẳng định. "Hành khách mua vé chợ đen năm nay đành chịu thiệt. Chúng tôi đã khuyến cáo họ rất nhiều lần rồi".
Theo ga Sài Gòn, ngoài các đoàn tàu chạy cố định như hiện nay, sẽ có các đoàn tàu chạy thêm từ ngày 3.2 đến 6.2.2011. Cụ thể: Hai đôi tàu D4/D3 chạy Sài Gòn đến Đà Nẵng, các ngày 3, 4.2.2011, chạy Sài Gòn lúc 21 giờ. Hai đôi tàu D6/D5 chạy Sài Gòn đến Đà Nẵng, các ngày 5, 6.2.2011, chạy Sài Gòn lúc 13 giờ 10 phút. Đôi tàu SK4/SK3 chạy Sài Gòn đến Tam Kỳ, ngày 5.2.2011, chạy Sài Gòn lúc 22 giờ 10 phút. Đôi tàu SN8/SN7 chạy Sài Gòn đến Nha Trang, ngày 5.2.2011, chạy Sài Gòn lúc 14 giờ 45 phút.
Theo Thanh Niên
Lận đận nghề 'chui' buồng ngủ thiên hạ "Mùa này ở quê lũ lụt ngất trời nhưng đành phó mặc nhà cửa, con cái cho người thân. Phải chịu khó rong ruổi mới có cái bỏ bụng, chứ quanh quẩn ở quê thì chỉ có nước... chết! Từ đây đến Tết sẽ có nhiều nhà tân trang giường, nên phải tranh thủ cày". 15 phút, thế là xong! Tôi trô măt...