Lamborghini cũng dồn sức làm xe điện
Từ năm 2024, tất cả các mẫu xe của Lamborghini sẽ sử dụng động cơ điện, theo cách này hay cách khác.
CEO Stephan Winkelmann của Lamborghini.
CEO Stephan Winkelmann của Lamborghini vừa công bố kế hoạch trang bị mô-tơ điện hỗ trợ cho tất cả các mẫu xe của hãng vào năm 2024 ( xe hybrid), và sẽ ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên trước năm 2030.
Tên gọi Direzione Cor Tauri (nghĩa là Hướng tới Cor Tauri trong tiếng Italy) của kế hoạch này kết hợp logo bò tót nổi tiếng của Lamborghini với Cor Tauri, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Kim Ngưu (Taurus). Kế hoạch bao gồm lộ trình cụ thể cho quá trình điện khí hóa toàn bộ danh mục sản phẩm của Lamborghini trong một thập kỷ tới, với mẫu xe hybrid đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2023.
Đến năm 2025, Lamborghini kỳ vọng cắt giảm được lượng khí thải CO2 của danh một sản phẩm xuống bằng một nửa so với hiện tại bằng việc tăng số lượng xe hybrid.
Lamborghini đã giới thiệu Asterion, một mẫu xe hybrid, vào năm 2014.
Giai đoạn đầu của dự án kéo dài sẽ trong hai năm 2021-2022, tập trung vào việc chuẩn bị giã từ động cơ đốt trong hay chính xác hơn, là tạm biệt động cơ đốt trong ở thể nạp khí tự nhiên và không có hỗ trợ của động cơ điện. Lamborghini cho biết sẽ trình làng hai mẫu xe động cơ V12 mới trong năm nay; một trong số đó có thể là mẫu xe gợi nhớ dòng Countach huyền thoại, và chiếc thứ hai có thể là lời tạm biệt với động cơ V12.
Trong năm 2023, trọng tâm của kế hoạch điện khí hóa chuyển sang xe hybrid. Đó là khi Lamborghini sẽ trình làng loạt xe hybrid đầu tiên sau mẫu Sian số lượng giới hạn. Các mẫu xe hybrid mới là kết quả của dự án đầu tư lớn nhất trong lịch sử Lamborghini, trị giá 1,5 tỷ EUR, tương đương 1,8 tỷ USD, được triển khai trong 4 năm.
Video đang HOT
Mẫu Lamborghini Sian mui trần.
Lamborghini không nêu thông tin chi tiết về mẫu hybrid đầu tiên, nhưng có thể đó sẽ là sản phẩm thay thế Aventador, hoặc phiên bản hybrid sạc điện (PHEV) của Urus. Dù là xe gì ra mắt trước, thì đến năm 2024, cả hai cũng sẽ có mặt trên thị trường, cùng với một mẫu xe hybrid V8 kế nhiệm Huracan, vì đó là hạn chót để Lamborghini điện khí hóa toàn bộ danh mục sản phẩm.
Tuy nhiên, thông tin thú vị nhất trong bản kế hoạch trên là Lamborghini xác nhận rằng hãng đang phát triển dòng xe thứ 4, và đó là xe chạy hoàn toàn bằng điện (EV). Xe sẽ ra mắt trước năm 2030.
Hãng không công bộ lộ trình ra mắt cụ thể của dòng xe thứ 4 này, cũng như kiểu dáng xe. Tuy nhiên, hình ảnh chiếc xe được phủ kín phía sau ông Winkelmann trong video công bố các kế hoạch của Lamborghini cho thấy đó là một chiếc xe kiểu GT.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào tháng 12/2019, người tiền nhiệm của ông Winkelmann là CEO Stefano Domenicali, cũng từng đề cập tới dòng xe thứ 4 của hãng: “Chúng tôi sẽ không làm một mẫu SUV cỡ nhỏ hơn, như thế khác gì tự sát. Chúng tôi không phải một thương hiệu xe sang, chúng tôi là một thương hiệu xe thể thao, và chúng tôi phải duy trì vị trí dẫn đầu”.
“Tôi tin rằng có cơ hội dành cho một mẫu GT thiết kế 2 2, đó là phân khúc mà chúng tôi chưa tham gia, nhưng đã có một số đối thủ. Đó là hướng duy nhất mà tôi thấy khả thi”, ông Domeicali khi đó nói.
Khi được hỏi rằng liệu đó sẽ là một mẫu xe 2 cửa hay 4 cửa, ông Domeicali cho biết: “Điều này chưa được chốt, nhưng tôi cho rằng thiết kế 4 cửa là dành cho SUV, còn dòng sản phẩm thứ 4 là siêu xe thể thao thì nên có thiết kế 2 cửa”.
Giải mã chính sách thuê bao pin của xe điện VinFast
VinFast VF e34 có mức giá dễ chịu khi hãng xe Việt Nam không tính pin vào giá bán, thay vào đó người dùng thuê pin theo tháng để sử dụng.
Với mẫu ôtô điện đầu tiên, VinFast đã áp dụng chính sách cho thuê pin theo tháng. Hiểu đơn giản là chiếc xe khách hàng mua sẽ không cần trả tiền sở hữu pin, tuy nhiên vẫn được gắn bộ pin trên xe. Điều này mang lại những lợi ích gì?
Thuê bao pin để giá mua xe rẻ hơn
Điều này đầu tiên giúp khách hàng trong nước có thể cân nhắc lựa chọn xe điện ở mức giá phải chăng khi giá bán của VinFast VF e34 không bao gồm cụm pin Lithium-ion, bộ phận có mức giá khá cao trên xe điện.
Hãng xe điện Nio cũng có chính sách cho thuê pin để giảm giá bán sản phẩm. Ảnh: Nio.
VinFast không phải là hãng xe đầu tiên trên thế giới có chính sách thuê bao pin ôtô điện. Hồi tháng 8/2020, hãng xe điện Trung Quốc Nio đã giới thiệu dịch vụ thuê pin Battery as a Service (BaaS).
Theo Nios, việc áp dụng dịch vụ BaaS giúp hãng hạ giá sản phẩm khoảng 70.000 NDT, hơn 10.000 USD. Mức chênh lệch này được hãng kỳ vọng giúp các mẫu ôtô điện phổ thông cạnh tranh tốt hơn với ôtô truyền thống dùng động cơ đốt trong tại Trung Quốc.
Điểm đáng chú ý là cụm pin của các mẫu ôtô điện Nio được thiết kế có thể tháo lắp và thay thế những cụm pin có kích thước, dung lượng khác nhau. Song song với chính sách thuê pin, Nio còn đầu tư mở rộng mạng lưới trạm sạc để phục vụ cho khách hàng.
Trước Nio, Renault từng cung cấp dịch vụ thuê pin đối với mẫu xe điện Zoe. Tuy nhiên, hãng xe Pháp đã ngưng chính sách này vào năm 2019 với lý do đã tối ưu được chi phí sản xuất pin và có được giá bán đủ cạnh tranh.
Theo một báo cáo của Bloomberg NEF (New Energy Finance) đăng vào tháng 12/2020, giá thành pin Lithium-ion trung bình của pin xe điện trên thế giới ở mức 137 USD cho mỗi đơn vị kWh dung lượng pin. So với thời điểm 2010, con số đã giảm hơn 89% từ mốc 1.100 USD/kWh.
Nếu tính toán theo số liệu này, cụm pin 42 kWh trên VinFast VF e34 có giá thành sản xuất khoảng 5.750 USD, tương đương 130 triệu đồng. Nếu cộng 130 triệu đồng này vào giá xe, chiếc VF e34 sẽ có giá bán 820 triệu đồng, từ đó khả năng cạnh tranh tại Việt Nam sẽ khó hơn nhiều.
Chi phí sản xuất pin Lithium-ion cho xe điện dự kiến có thể giảm còn 101 USD/kWh vào năm 2023 và còn 58 USD/kWh vào năm 2030. Ngoài pin Lithium-ion, các nhà sản xuất đang nghiên cứu các loại pin khác với giá thành và hiệu năng tốt hơn, chẳng hạn như pin thể rắn.
Giảm lo lắng về pin
Bên cạnh việc giảm giá bán, chính sách cho thuê pin phần nào giúp giảm lo ngại của người dùng về chất lượng pin. Nhà sản xuất sẽ đổi pin mới mỗi khi dung lượng sử dụng thực tế xuống dưới 70%, hoặc pin gặp sự cố.
Đây cũng là thứ khiến người dùng tự tin hơn khi đặt mua xe điện tại Việt Nam. Pin là một trong những bộ phận được quan tâm nhất trên xe điện, với nhiều câu hỏi liên quan tới chất lượng, dung lượng, độ bền, hiệu năng sử dụng sau khi pin hao hụt qua nhiều lần sạc. Những mối lo về pin sẽ không còn nhiều khi pin lỗi, hỏng, giảm dung lượng được đổi bằng một khối pin mới.
Thuê bao pin, trả thêm tiền sạc điện
Vậy số tiền không bán pin của VinFast tới người dùng sẽ rơi vào đâu? Đó là chính sách thuê bao pin. Hiểu đơn giản, thay vì mua đứt 1 khối pin và chịu trách nhiệm phần nào nếu pin hỏng hóc hay sụt giảm dung lượng, người dùng sẽ được thuê bao pin, có thể hiểu là một dạng trả góp.
Khách hàng sử dụng VF e34 sẽ phải trả phí thuê pin hàng tháng là 1,45 triệu đồng với quãng đường di chuyển tối đa 1.400 km, tức trung bình 46 km mỗi ngày. Đây là con số sử dụng ôtô trung bình tại Việt Nam theo ước tính của VinFast.
Ngoài mức phí cố định vừa nêu, người dùng cần tự chi trả chi phí sạc pin tại nhà hoặc ở trạm sạc và nếu di chuyển nhiều hơn 1.400 km sẽ phải trả thêm 998 đồng/km cho hãng xe.
Với giá điện sinh hoạt hiện tại là 3.117 đồng/kW (bậc 5) và mức tiêu hao năng lượng trung bình 15,52 kW/100 km, theo tính toán người dùng sẽ tốn tổng cộng 1.482 đồng cho mỗi km di chuyển với VF e34.
Người dùng sẽ tiêu tốn khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng nếu sử dụng xe ở mức trung bình, và nhiều hơn nếu trung bình mỗi ngày di chuyển quá 46 km.
Trên thực tế, chi phí này khá sát với con số của người sử dụng ôtô chạy xăng thông thường. Có thể nói VinFast đang cố gắng tạo thói quen sử dụng xe điện cho nhóm khách hàng mới, bằng cách mô phỏng phần chi phí sử dụng xe điện giống như xe chạy xăng.
Xe điện Brabus 92R được ra mắt, sản xuất giới hạn 50 chiếc Brabus 92R được thiết kế dựa trên mẫu Smart EQ Fortwo Cabrio. Brabus, hãng độ danh tiếng tại Đức, đã cho ra mắt mẫu xe đô thị Brabus 92R. Mẫu xe này được sản xuất với số lượng giới hạn 50 chiếc, giá bán khởi điểm 46.284 euro, tương đương 1,26 tỷ đồng. Về kiểu dáng, Brabus vẫn giữ lại gần như nguyên...