Làm xét nghiệm dịch vụ phát hiện SARS-CoV-2 ở đâu? Mức phí bao nhiêu?
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, Bộ Y tế đã cho phép thêm 2 bệnh viện được xét nghiệm dịch vụ phát hiện virus SARS-CoV-2.
Ảnh minh họa
Theo quy định cho phép thực hiện xét nghiệm mới SARS-CoV-2 của Bộ Y tế, sẽ có 2 bệnh viện được phép xét nghiệm là: Khoa Hoá sinh – Vi sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình và Trung tâm xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội).
Bệnh viện Medlatec (Hà Nội) cũng đã thông tin kể từ hôm nay (ngày 4/4/2020), bệnh viện đã chính thức triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 với sự cho phép của Bộ Y tế. Các xét nghiệm được thực hiện bằng kỹ thuật Realtime PCR. Thời gian trả kết quả: Nhận mẫu trước 12h trả 12h ngày hôm sau.
Chi phí xét nghiệm: 2.199. 000đ/lần xét nghiệm.
Để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 , Bộ Y tế đề nghị người đân thực hiện tốt 5 điểm sau đây:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Video đang HOT
4. Vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa; lau rửa thường xuyên các bề mặt, các điểm hay tiếp xúc; sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI ( ncovi.vn ), hoặc khai trực tuyến trên tokhaiyte.vn ; cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế
Ngọc Minh
Bài học cho ngành y nhìn từ việc Bệnh viện Bạch Mai thành ổ dịch COVID-19
Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế lớn, mỗi ngày có hàng vạn người vào ra. Vì vậy, khi có nhiều nhân viên y tế, nhân viên tạp vụ và bệnh nhân tại đây nhiễm SARS-CoV-2, cơ quan chức năng đã xác định đây là một "ổ dịch" và đang tập trung mọi nguồn lực để hạn chế lây lan.
GS-Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Cũng từ câu chuyện của Bạch Mai đặt ra vấn đề làm thế nào để đảm bảo an toàn tại các cơ sở y tế, trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Chia sẻ về vấn đề này, GS-AHLĐ Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - cho biết:
- Sự việc Bệnh viện Bạch Mai trở thành một ổ dịch, cho chúng ta nhiều bài học trong công tác chống dịch COVID-19. Chúng ta có thể thấy COVID-19 đã đánh vào khâu yếu nhất mà lâu nay chúng ta chủ quan, cứ nghĩ là tốt nhất. Như ý kiến của GS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện là "rất bất ngờ!".
Về đối tượng lây lan dịch bệnh: Cũng là một bài học rất đáng nhớ. Tôi trích dẫn nhận định của PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng): "Sau khi điều tra dịch tễ học tại Bạch Mai đã phát hiện một trong những nguồn lây là từ nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, hậu cần trong bệnh viện; và nhóm thứ hai là nguồn lây đến từ những người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp".
Phải thừa nhận, cả hai nhóm này lâu nay chúng ta đã không chú ý nhiều, đôi khi còn coi họ như là "nhân viên" của bệnh viện. Trong khi những người thực hiện dịch vụ này có thể đi từ phòng bệnh này đến phòng bệnh khác, giao dịch nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, người đến học, đến thăm... Họ có thể đi từ bệnh viện này đến bệnh viện khác để làm dịch vụ. Bởi vậy nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn.
"Khoanh ổ dịch", tăng cường khám chữa bệnh online
PV: Theo giáo sư, chúng ta cần giải pháp gì để đảm bảo an toàn và làm tốt công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai cũng như tại các cơ sở y tế trong tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp?
- Trước hết, tôi xin được đánh giá rất cao và đồng tình với sự chỉ đạo và hành động của Chính phủ, Bộ Y tế, của Thành phố Hà Nội và của chính Bệnh viện Bạch Mai trong sự nỗ lực dập dịch trong thời gian vừa qua.
Nếu được, tôi xin nhấn mạnh một số giải pháp như sau:
Phải thực hiện việc cách ly các đối tượng trong Bệnh viện Bạch Mai một cách nghiêm túc, hợp lý và hiệu quả theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cần chú ý cả các nhóm đối tượng phục vụ, làm dịch vụ, hậu cần.
Phải dựa trên sự tự giác khai báo và kể cả qua việc điều tra nghiêm túc tất cả các đối tượng có liên quan với Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian trước và trong khi xảy ra sự cố dịch này để thực hiện một sự cách ly, giản cách xã hội thật đúng và thật hợp lý.
Tập trung giải quyết ngay một ổ dịch rất quan trọng đó là Cty Trường Sinh với tất cả những nguyên tắc khoa học, nghiêm túc, quyết liệt và triệt để. Lưu ý: Đây là một Cty có trụ sở chính ở Hà Nội với rất nhiều loại hình hoạt động, nên rất dễ phát tán dịch nhanh, mạnh, khó kiểm soát. Chúng ta hành động chậm thì hậu quả sẽ rất nặng nề.
Tiếp theo là tổ chức thật tốt hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai trong hoàn cảnh "vừa cách ly vừa phải làm chuyên môn".
Dù cách ly, nhưng nhân viên y tế ở đây vẫn phải làm việc, vì nhiều bệnh nhân - đặc biệt là bệnh nhân nặng vẫn còn đang nằm điều trị tại đây. Họ bị cách ly, nhưng phần lớn vẫn phải tiếp tục với công việc, phải bảo hộ thật kỹ, phải dốc toàn tâm, toàn sức để cứu chữa bệnh nhân. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, đội ngũ nhân viên, cán bộ y tế ở Bệnh Viện Bạch Mai rất cần sự động viên, chia sẻ.
Giải pháp tiếp theo, tôi cho rằng cần sớm tổ chức lại khâu khám chữa bệnh một cách hợp lý hơn, phù hợp hơn và hiệu quả hơn ở Bệnh viện Bạch Mai. Cần có biện pháp hỗ trợ cho những bệnh nhân ngoại trú hoặc bệnh mãn tính lâu nay được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, trong thời gian cách ly không đến được bệnh viện thì vẫn tiếp tục được theo dõi, được điều trị. Để làm tốt việc này thì nên phát huy khám chữa bệnh online.
Nhằm hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai lúc này, Bộ Y tế cũng cần kêu gọi và tạo điều kiện để phát huy vai trò, năng lực khám chữa bệnh của các đơn vị công lập và tư nhân khác để công tác khám chữa bệnh phục vụ nhân dân không bị gián đoạn. Rất nên thúc đẩy thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà, để người dân không phải xếp hàng, hạn chế đến bệnh viện trong thời điểm này.
Khó, nhưng vẫn phải làm!
PV: Giáo sư vừa nhắc tới việc cần tăng cường thực hiện khám chữa bệnh bằng hình thức online. Để thực hiện được việc này ở Việt Nam, theo GS các bệnh viện cần chuẩn bị những điều kiện gì?
- Khám chữa bệnh online hiện nay là vấn đề không mới. Trên thế giới đã áp dụng nhiều rồi. Ở Việt Nam chúng ta cũng đã làm, nhưng chưa tốt, chưa thành công.
Dịch bệnh COVID-19 mang đến những thách thức, nhưng đây cũng là cơ hội để thúc đẩy thực hiện công tác khám-chữa bệnh online ở Việt Nam.
Quan điểm của tôi, cần bắt tay làm ngay. Mặc dù kết quả chắc chắn là chưa thật tốt, hiệu quả chưa thật cao. Bởi lúc này cả ngành y tế, cả bệnh nhân đều chưa chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất để thực hiện việc này, như các quy trình từ tiếp nhận thông tin, xử lý, trả lời, kiểm tra, giám sát; và cả văn hóa, thói quen khi thực hiện khám-chữa bệnh online nhiều bệnh viện và bệnh nhân hiện còn chưa có, nếu có cũng chưa hoàn hảo.
Biết thế, nhưng vẫn phải làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tiếp tục cải thiện cho đến khi tốt, thành công.
Để thành công bền vững, theo tôi, Cục Công nghệ Thông tin của Bộ Y tế cần tổ chức một đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động khám chữa bệnh trực tuyến của các bệnh viện bài bản và chuyên nghiệp. Cần soạn các quy trình công nghệ, phác đồ để thực hiện thống nhất trên cả nước, hướng dẫn, đào tạo để các bệnh viện cùng thực hiện. Các bệnh viện tích cực tham gia để có thể thực hiện cho bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến.
- Cảm ơn Giáo sư Nguyễn Anh Trí đã chia sẻ!
ĐẶNG CHUNG
Biết hàng trăm xét nghiệm ngay tại nhà chỉ với 10K Chỉ với 1 lần lấy máu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể thực hiện tới hàng trăm xét nghiệm đủ các chuyên khoa để phục vụ người dân kiểm soát, theo dõi bệnh ngay tại nhà, với phí đi lại chỉ 10.000 đồng/lần. Xét nghiệm - "xương sống" chẩn đoán bệnh Thông qua kết quả xét nghiệm tin cậy, kịp thời, giúp...