Làm việc trên giường tùy ý nằm ngồi tưởng thoải mái nhưng lại khiến cơ thể bạn “oằn mình” chống chịu 5 tác hại khôn lường
Sức cám dỗ của gối ấm, nệm êm luôn thật khó cưỡng. Đó là lý do nhiều người thích mang công việc lên trên giường để làm và nghĩ rằng điều này giúp giảm lo lắng, kích thích sự sáng tạo.
Thật không may, đây không phải là một ý kiến hay. Làm việc trên giường có thể mang đến nhiều vấn đề cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là 5 lý do không nên biến giường ngủ trở thành “văn phòng làm việc” và các mẹo giúp bạn cải thiện năng suất làm việc, chất lượng giấc ngủ.
1. Làm việc trên giường gây rối loạn não bộ và cách ngủ
Não bộ của chúng ta có “dây liên kết” giường ngủ với khái niệm nghỉ ngơi và thư giãn. Chuyên gia giấc ngủ, phó giáo sư về thần kinh học Rachel Salas (Mỹ) cho rằng, khi làm việc trên giường ngủ, tâm trí của bạn phải liên hệ không gian đó với các hoạt động thay vì nghỉ ngơi. Sự nhầm lẫn này có thể đẩy bạn ra khỏi thói quen ngủ nghỉ bình thường, dẫn đến chứng mất ngủ hoặc rối loạn nhịp sinh học.
Ngoài ra, sử dụng đồ điện tử trên giường cũng có thể mang đến các vấn đề sức khỏe. Tiếp xúc với ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử vào ban đêm sẽ ngăn chặn việc tiết melatonin – hormone giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến nhịp sinh học bình thường của cơ thể, đặc biệt là gây rối loạn giấc ngủ – tác nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các vấn đề tim mạch.
2. Ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng khi mang công việc về nhà thì đừng tiếp tục mang những điều đó vào tận phòng ngủ. Một cuộc khảo sát ghi nhận rằng 72% người Mỹ khi được hỏi cho biết làm việc trên giường khiến họ gặp các vấn đề về giấc ngủ do lo lắng và căng thẳng.
Giấc ngủ kém dẫn đến suy giảm năng lượng trong cơ thể, giảm năng suất làm việc. Đặc biệt, nếu phòng ngủ của bạn là không gian tối thì làm việc càng khiến cơ thể mỏi mệt hơn.
3. Ảnh hưởng tư thế của bạn
Thiết kế và bề mặt mềm của nệm phù hợp với tư thế nằm nghiêng hoặc nằm dài (thẳng). Vì vậy, nếu làm việc ở trên giường, đa phần mọi người đều lựa chọn việc nằm sấp, lâu dần khiến cơ thể đau nhức, nhất là vùng cổ, lưng và hông.
Video đang HOT
Tiến sĩ Susan Hallbeck, Giám đốc kỹ thuật Hệ thống Chăm sóc sức khỏe của Mayo Clinic cho rằng trong thời gian đầu có thể bạn không nhận thấy những cơn đau nhức khi làm việc trên giường, nhưng không có nghĩa rằng các ảnh hưởng tiêu cực không xảy ra. Thời điểm cơn đau bùng phát thì đã quá muộn để khắc phục vấn đề, hậu quả là gây cứng khớp, viêm khớp…
4. Giường là nơi ẩn náu của rất nhiều vi khuẩn
Khi da tiếp xúc với ga trải giường, sự ma sát sẽ loại bỏ lớp ngoài của tế bào da. Theo bác sĩ da liễu Alok Vij, những tế bào da này mang dầu, mồ hôi và nước bọt, chúng tạo ra điều kiện sản sinh lý tưởng cho vi khuẩn và mạt bụi. Tiếp xúc lâu ngày với những tác nhân này có thể gây dị ứng, bệnh hen suyễn hoặc các bệnh về da.
Một nghiên cứu trên các mẫu vi khuẩn từ nệm giường ngủ cho thấy, chúng còn bẩn hơn cả phòng tắm. Chiếc vỏ gối sau một tuần sẽ có lượng vi khuẩn nhiều gấp 17 nghìn lần mặt bồn cầu, còn ga trải giường sau một tuần có lượng vi khuẩn nhiều hơn tới 24 nghìn lần tay nắm cửa phòng tắm.
5. Ảnh hưởng đến cuộc sống tình cảm
Sự phân tâm khi sử dụng các thiết bị điện tử trên giường tác động gián tiếp đến việc hài lòng, gây ra phiền muộn trong mối quan hệ. Hầu hết não bộ con người đều nghĩ giường ngủ là nơi nghỉ ngơi, tâm sự, chia sẻ mọi điều với bạn đời của mình. Nhưng nếu bạn cứ mãi làm việc trên giường trong khi có bạn đời của bạn ở đó, rất có thể khiến họ cảm thấy họ bị “lãng quên”. Cuối cùng tạo ra khoảng cách và những rạn nứt trong mối quan hệ.
Những lưu ý giúp bạn giảm thiểu tác hại của làm việc trên giường
- Thiết lập thói quen ngủ đều đặn
Giường ngủ là nơi dùng cho mục đích nghỉ ngơi và thư giãn. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người nên thiết lập thói quen đi ngủ đều đặn, đúng giờ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng để tránh các vấn đề giấc ngủ.
- Tạo không gian làm việc bên ngoài phòng ngủ
Nếu không gian ngôi nhà của bạn quá nhỏ, không đủ chỗ cho bàn làm việc thì có thể dùng ghế sofa làm bàn và ngồi trên nền nhà để làm việc. Bạn cũng có thể sáng tạo bàn làm việc từ các vật dụng trong nhà như bàn ủi…
Tiến sĩ Hallbeck nói rằng, nếu bạn hoàn toàn không có lựa chọn nào khác ngoài làm việc trên giường, hãy cố gắng bắt chước tư thế ngồi trên ghế. Kê gối ở dưới lưng và dưới đầu gối để được hỗ trợ, nâng màn hình ngang tầm với mắt, tránh nằm sấp.
- Loại bỏ các thiết bị làm việc khỏi phòng ngủ
Không sử dụng các nguồn ánh sáng xanh hay những vật dụng gây căng thẳng, lo lắng sẽ giúp cải thiện chu kỳ ngủ – thức của bạn. Vạch rõ ranh giới giữa công việc với đời sống cá nhân để cải thiện mối quan hệ với người bạn đời của mình.
- Ngưng làm việc ít nhất một giờ trước khi ngủ
Các chuyên gia tại Đại học Harvard khuyên rằng nên giữ tinh thần thư thái trước khi ngủ. Bạn có thể sử dụng 60 phút để thư giãn, thiền định. Tránh các hoạt động căng thẳng trước khi ngủ vì nó có thể kích hoạt hormone căng thẳng cortisol – khiến bạn “tỉnh táo” suốt cả đêm.
- Biến phòng ngủ trở thành một không gian thân thiện cho giấc ngủ
Một căn phòng yên tĩnh, tối, mát mẻ và thông thoáng sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Bạn có thể sử dụng những tấm rèm dày để ngăn ánh sáng xuyên vào phòng cũng như “gửi tín hiệu” cho não rằng đã đến lúc đi ngủ rồi. Luôn đảm bảo nệm, gối, ga trải giường thoải mái, sạch sẽ.
Nguồn và ảnh: Brightside
6 lợi ích tuyệt vời khi dậy sớm mỗi ngày
Đối với rất nhiều người, thức dậy sớm là việc rất khó thực hiện đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, dậy sớm có nhiều lợi ích cho sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn một cách tốt hơn.
Tăng năng suất làm việc
Buổi sáng là thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày. Thức dậy sớm giúp bạn tập trung tốt hơn vào công việc của mình, từ đó góp phần giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn, giải quyết mọi việc chu toàn hơn.
Giảm stress
Dậy sớm giúp bạn duy trì được trạng thái thư giãn và thoải mái trong cả ngày. Giảm stress mang lại một sức khỏe tốt, hạn chế nhức đầu, cao huyết áp, đau dạ dày, rụng tóc và lo âu.
Khung giờ lý tưởng để thức dậy là vào khoảng 5 - 6 giờ sáng, thức dậy vào khoảng thời gian này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bạn tràn đầy năng lượng cho ngày làm việc hiệu quả hơn.
Tăng cường sự tập trung
Dậy sớm buổi sáng sẽ giúp tăng cường sự tập trung của bạn. Thói quen này cũng giúp bạn dễ hoàn thành và đạt được thành tích cao hơn trong công việc.
Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng, những người dậy sớm vào buổi sáng sẽ học tập và làm việc tốt hơn những người ngủ dậy muộn.
Dậy sớm có nhiều lợi ích cho sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn một cách tốt hơn. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Khi cơ thể mỗi người đã quen với việc ngủ đúng giờ buổi tối và dậy sớm vào buổi sáng thì việc có được một giấc ngủ sâu dễ dàng, tránh trằn trọc về đêm. Một giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn luôn sảng khoái và tràn đầy năng lượng vào cho ngày mới.
Cải thiện làn da
Thức dậy lúc sáng sớm có thể cải thiện làn da của bạn thông qua quá trình hydrat hóa và cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Những người dậy sớm buổi sáng thường có thêm thời gian để chăm sóc da như tẩy da chết, dưỡng ẩm và làm sạch da.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp tăng cường khả năng hoạt động của bạn. Khi dậy sớm, cơ thể sẽ tự hình thành thói quen với việc ăn sáng đúng giờ và đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày.
Việc này cũng sẽ hạn chế tình trạng bỏ bữa sáng, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn.
Lý do ánh sáng xanh của thiết bị điện tử bị xem là 'kịch độc' Vì sao, trong các loại ánh sáng, ánh sáng màu xanh của các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại... lại gây hưởng mạnh nhất đến giấc ngủ? Cách nào để phòng tránh loại ánh sáng đặc biệt này... TS. Nguyễn Phan Kiên, Viện Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết ánh sáng nói...