Làm việc tại nhà né Covid-19 cẩn thận thành ‘miếng mồi’ cho hacker
Khi mọi người phân tán, chuyển về nhà của mình để làm việc và học tập nhằm giảm sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, họ cũng sẽ phải mang theo các dữ liệu nhạy cảm của công ty trên máy tính xách tay của mình.
Chuyển nhiều nhân viên sang làm việc tại nhà có thể tạo ra rủi ro về bảo mật
Theo Reuters, các quan chức chính phủ ở Mỹ, Anh và nhiều nơi khác đã đưa ra cảnh báo về rủi ro của lực lượng lao động từ xa trong đợt dịch bệnh này. Trong khi đó, các công ty công nghệ đang gia tăng tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ bảo vệ nhân viên của họ khi làm việc ngoài văn phòng. Đơn cử, tại Cisco Systems, các yêu cầu hỗ trợ bảo mật nhằm hỗ trợ lực lượng lao động từ xa đã tăng gấp 10 lần trong vài tuần qua.
Wendy Nather – cố vấn cao cấp của Duo Security trực thuộc Cisco và là một người đã dành cả thập kỷ qua làm việc tại nhà với nhiều vai trò khác nhau cho biết, những người chưa bao giờ làm việc từ xa tại nhà trước đây đang phải cố gắng thích nghi với cách làm việc mới và điều này đang diễn ra ở quy mô lớn do dịch bệnh bùng phát.
Bà Wendy Nather cho biết, việc chuyển môi trường làm việc đột ngột có nghĩa là sẽ phá bỏ nhiều nguyên tắc bảo mật cũng như có nhiều nguy cơ sai lầm, căng thẳng hơn đối với các nhân viên ngành công nghệ, ở phía đối nghịch thì đây là cơ hội cho bọn tội phạm mạng đang tìm cách lừa các nhân viên này nhằm đánh cắp mật khẩu và quyền truy cập của họ.
Các tin tặc sẽ mạo danh các tin nhắn hay email và nhúng các phần mềm độc hại nhằm đánh cắp mật khẩu, thậm chí chúng có thể dùng các ứng dụng ăn theo chủ đề virus Corona để bẫy các nhân viên làm việc từ xa. Một số nhà nghiên cứu gần đây phát hiện ra tin tặc giả mạo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ để đột nhập email hoặc lừa đảo người dùng về bitcoin, trong khi một số vụ việc khác tin tặc sử dụng ứng dụng có chủ đề virus Corona để chiếm quyền điều khiển điện thoại Android.
Tuần trước, các nhà nghiên cứu tại công ty Check Point của Israel đã phát hiện ra các tin tặc do một chính phủ hậu thuẫn đã sử dụng bản tin cập nhật virus Corona chủng mới để bẫy người xem nhằm cố gắng đột nhập vào hệ thống mạng ẩn danh của chính phủ Mông Cổ. Cách đây ít ngày, các quan chức an ninh mạng Mỹ cũng phải đưa ra cảnh báo một công ty cần cập nhật mạng riêng ảo (VPN) của họ và cảnh giác trước sự gia tăng của các email chứa mã độc nhắm vào các nhân viên làm việc từ xa của họ. Hôm 17.3, trung tâm an ninh mạng quốc gia của Anh cũng phải cung cấp các tài liệu hướng dẫn dài khoảng 6 trang cho các doanh nghiệp quản lý nhân viên làm việc từ xa.
Khi làm việc từ xa, mọi người sẽ phải dùng mạng internet cá nhân tại nhà và mất đi lớp tường lửa bảo vệ chuyên dụng thường thấy ở các công ty lớn. Các mạng internet gia đình thường chỉ được bảo vệ bằng một lớp mật khẩu đơn giản, thay vì các thiết lập Wi-Fi chuyên nghiệp. Chưa kể các mối rủi ro không liên quan nhiều đến công nghệ như những lỗi cơ bản là mất cắp hoặc để quên các thiết bị chứa dữ liệu nhạy cảm tại nhà. Bên cạnh đó, các trang web học từ xa có xu hướng không được mã hóa và không an toàn do ít được chú trọng bảo mật, đó là một lỗ hổng lớn cho các cuộc tấn công mạng nhắm vào trẻ em trong tương lai.
Video đang HOT
5 ứng dụng Android giúp tập trung làm việc tại nhà thời dịch Covid-19
Dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải để nhân viên làm việc từ xa. Nếu không đến cơ quan làm việc, dưới đây là 5 ứng dụng thiết thực để giúp bạn tập trung và sắp xếp công việc dễ dàng hơn.
5217
Giao diện đơn giản của 5217
Phần mềm được xây dựng dựa trên quan niệm khung thời gian làm việc nghiêm túc trong 52 phút, sau đó dành 17 phút để nghỉ ngơi thư giãn, thưởng thức cà phê hay làm bất kể thứ gì khác, miễn là rời khỏi công việc. Lý thuyết 5217 là tương đối và người dùng không cần thiết phải tuân thủ 100% khung thời gian này. Tuy nhiên đây sẽ là gợi ý tốt để kết hợp giữa tập trung và thư giãn, mang lại hiệu quả trong công việc.
Phần mềm hoàn toàn miễn phí và sử dụng đơn giản. Người dùng cũng nên vào phần Cài đặt để thay đổi một số lựa chọn tốt hơn cho bản thân, ví dụ kích hoạt chế độ Không làm phiền (Do Not Disturb) trên máy trong khung thời gian làm việc, bật tính năng sử dụng màn hình để nhắc nhở mỗi lần chuyển giữa 52 và 17 để tránh việc quên thời gian.
Nếu cảm thấy 52-17 không phù hợp với lịch làm việc của bản thân, người dùng cũng có thể tùy chỉnh chu kỳ này. Ví dụ, nhiều người nhận thấy hiệu quả rõ rệt theo chu kỳ 25 phút làm việc, 5 phút nghỉ ngơi và sau mỗi 4 chu kỳ sẽ có một quãng nghỉ kéo dài tới 25 phút.
Toggl
Toggl khá phổ biến và có thể sử dụng đa nền tảng
Toggl là công cụ theo dõi thời gian làm việc đơn giản, thường được sử dụng để đo xem mỗi người dùng dành bao nhiêu thời gian vào tác vụ nào, ví dụ viết, đọc email hay nghiên cứu... Bằng cách này, họ sẽ chủ động và tiết chế mình khỏi sao nhãng khi lướt web hay vào mạng xã hội... Ứng dụng này cũng cho phép người dùng cài đặt chu kỳ tương tự 5217 (có thể dùng thay thế nhau) nhưng phần mềm kia có thể tự kích hoạt chế độ Không làm phiền.
Google Calendar cũng có thể xem là một phương án thay thế, tuy nhiên việc theo dõi lịch trình lên sẵn hơi khó khăn vì không phải lúc nào cũng được như ý muốn và người dùng sẽ phải thường xuyên căn chỉnh lại. Dù vậy, việc phù hợp với ai hay không còn phụ thuộc họ làm công việc gì.
Một ưu điểm của Toggl là phần mềm có thể cài được cả trên máy tính, sử dụng nền web, trên Android hay iOS, nhờ đó người dùng có thể đồng bộ đa thiết bị. Chương trình miễn phí nhưng nếu sử dụng bản trả phí, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều thông tin và dữ liệu chuyên sâu hơn, cải thiện khả năng quản lý lịch trình.
TickTick
TickTick giúp sắp xếp đầu mục công việc cụ thể
Hiện có nhiều ứng dụng dạng liệt kê những việc phải làm (To-Do List) trên di động, trong đó TickTick là một phần mềm miễn phí với tính hữu dụng cao. Chương trình cho phép người dùng chia những dự án lớn thành các phần việc nhỏ hơn bằng cách thêm vào những checklist (danh mục liệt kê) cá nhân với từng dữ liệu.
Các phần mềm thay thế có thể kể đến như Microsoft To Do, Todoist, Google Tasks hay Trello...
Digital Wellbeing
Chương trình có tính năng tương tự Screen Time trên iOS
Một ứng dụng cài trên di động để giúp người dùng hạn chế đụng tới thiết bị? Đó chính là những gì Digital Wellbeing mang lại. Phần mềm giúp người dùng đo đạc thời gian họ sử dụng điện thoại (vào từng tác vụ cụ thể) và cài đặt thời gian giới hạn được phép truy cập vào các ứng dụng. Với chế độ tăng tập trung, chương trình sẽ giúp chủ nhân thiết bị vẫn có thể sử dụng máy để kết nối cuộc gọi, tin nhắn hay các phần mềm khác cần thiết cho công việc ở dạng Whitelist (danh sách cho phép sử dụng).
Nhiều nhà sản xuất điện thoại Android hiện nay cũng tích hợp vào máy các chương trình tương tự Digital Wellbeing để người dùng nắm được việc sử dụng thiết bị hằng ngày. Bên cạnh đó cũng có giải pháp từ các bên thứ ba, ví dụ như ActionDash dùng với Action Launcher trên Android.
Thực tế, giải pháp đơn giản nhất của Digital Wellbeing lại chính là chế độ Không làm phiền trên Android. Người dùng dễ dàng tìm thấy cài đặt này trên máy và tùy chỉnh theo ý muốn, ví dụ vẫn để thông báo cuộc gọi nhưng tin nhắn và các dịch vụ khác thì im lặng.
Headspace
Các bài thiền nhỏ sẽ giúp lấy lại sự tập trung cho đầu óc
Không phải lúc nào ngồi làm việc cũng có thể tập trung và đôi khi đầu óc nhảy nhót muôn nơi, nhất là trong giai đoạn lúc nào cũng muốn cập nhật tin tức về Covid-19 như hiện nay. Ứng dụng như Headspace sinh ra để người dùng lấy lại sự tập trung và bình tĩnh hơn nhờ các bài hướng dẫn thiền đơn giản. Người dùng có thể chọn quãng thời gian tùy thích, miễn là phù hợp với lịch làm việc của mình.
Một số bài thiền trên Heaspace miễn phí, nhưng nếu cảm thấy thích hợp với những giá trị mà chương trình mang lại, người dùng có thể chọn Headspace Plus, một phiên bản trả phí với nhiều bài tập chuyên sâu hơn.
FPT, VNG đóng góp 25 tỷ đồng và một khu cách ly để chống dịch Covid-19 Hôm nay, 2 công ty công nghệ lớn của Việt Nam đã chính thức công bố đóng góp một số tiền lớn để ủng hộ vào chiến dịch ngăn dịch dịch Covid-19 lây lan tại Việt Nam. Hôm nay, thông tin từ tập đoàn FPT cho biết đơn vị này sẽ đóng góp 2.000 chỗ cách ly tại ký túc xá của Tổ...