Làm việc ở nước ngoài, bà mẹ vẫn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn bằng cách đặc biệt này
Khoảng cách không còn là vấn đề khi người mẹ muốn dành những điều tốt nhất cho con. Một người mẹ đã gửi sữa của mình từ Singapore về Philippines cho con vì muốn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Felirose Bartolome người Philippines, là một nhân viên y tế đã làm việc tại Singapore 8 năm và là mẹ của 2 con nhỏ. Cũng giống như hoàn cảnh của nhiều công nhân nước ngoài khác ở Singapore, Felirose không sống cùng với con cái, con của cô sống ở Philippines cùng với gia đình. Và điều đáng ngạc nhiên là khi mặc dù không thể ở bên cạnh nhưng cô ấy đã nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Đây thực sự là một câu chuyện về sự kiên trì và tình yêu bao la của một người mẹ dành cho con cái.
Felirose cùng chồng và hai thiên thần đáng yêu.
Vậy Felirose – người mẹ sống xa con đã nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào?
Chuyện bắt đầu từ năm 2016, khi Felirose sinh đứa con đầu lòng, cô ấy đã dành thời gian nghỉ thai sản của mình để ở cùng với con. Cô cũng được cấp phép nghỉ thai sản lâu hơn để có thể cho con bú mẹ, tuy nhiên sau khi sinh 1 tháng Felirose đã quyết định tách ra khỏi con của mình. Felirose chia sẻ: “ Như bạn đã biết, mối quan hệ giữa một người mẹ và một đứa trẻ là rất đặc biệt… nhất là khi bạn cho con bú, tuy nhiên tôi cần phải quay lại làm việc vì tôi là trụ cột của gia đình“. Khi trở lại làm việc ở Singapore, Felirose đã lên kế hoạch tiếp tục cho con bú sữa mẹ trong vòng 3 tháng nhưng vì vẫn có nhiều sữa nên cô quyết định tiếp tục cho con bú thêm bằng cách sử dụng máy hút sữa. Ngay cả khi bận rộn với công việc, cô ấy vẫn có thể cho con bú đúng bữa 3-4 tiếng một lần. Bà mẹ này đã hút sữa cho vào trong túi, bảo quản chúng trong tủ lạnh và gửi chúng về Philippines cho con mình bằng cách ướp lạnh qua đường hàng không.
Cô chia sẻ rằng: “ Điều này thực sự là một sự an ủi với tôi, khi mà tôi sống xa nhà nhưng tôi vẫn có thể cung cấp cho con mình những chất dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất từ sữa mẹ“.
Sữa được Felirose vắt ra cho vào túi và bỏ vào thùng đông lạnh để chuyển về Philippines bằng máy bay.
Bởi vì sữa đông lạnh có thể bị hư hỏng trong khi vận chuyển, cô ấy đã nhờ những người mẹ sẽ đến Philippines mang chúng giùm cho cô ấy. 40 túi sữa mẹ có dung tích 180ml được đặt trong khoang lạnh trên máy bay, Felirose đã phải mua thêm hành lý cho người vận chuyển để đảm bảo sữa của mình đến Philippines một cách an toàn. Sau khi hạ cánh ở sân bay, sữa được đưa đến nhà họ ở Dasmarinas (Cavite) bằng cách giữ đông lạnh. Felirose đã tiếp tục thực hiện việc này cho đến bây giờ khi cô ấy đã có 2 con – một bé 2 tuổi và một bé 6 tháng tuổi.
Felirose chia sẻ: “ Thật ra, tôi không nghĩ đến chuyện tiền bạc khi gửi sữa cho con mình. Tôi có chồng bên cạnh sẵn sàng hỗ trợ và tôi chỉ muốn trao cho con mình những thứ tốt nhất thông qua sữa mẹ”.
Sữa được cất vào tủ lạnh để cung cấp cho con cô ấy uống hàng ngày. Và cô ấy cũng sẵn sàng cho những người bạn của mình khi họ hết sữa.
Felirose cũng đã cố gắng dành thời gian về nhà mỗi tháng hoặc đưa con đến Singapore với mình. Bà mẹ 2 con cũng nói rằng mình sẽ không thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ nếu như không có sự hỗ trợ từ gia đình. Cô gửi lời cảm ơn đến những người chăm sóc con: “ Cảm ơn người thân vì đã không ngại mệt mỏi và chăm sóc bọn trẻ, cảm ơn vì những cái ôm khi chúng ngủ vào ban đêm. Mặc dù ở xa nhưng tôi vẫn cảm nhận được những cái ôm ấy ấm áp như thế nào… Cảm ơn người chồng, một người cha luôn tràn đầy tình yêu thương và không ngại khó khăn để hỗ trợ vợ mình“.
Chia sẻ câu chuyện của mình, Felirose mong muốn sẽ tiếp thêm động lực cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Và dưới đây là một số lời khuyên của bà mẹ này cho những ai muốn gửi sữa cho con từ xa:
Video đang HOT
- Luôn bảo quản sữa trong túi tiệt trùng.
- Không nên đổ sữa đầy túi vì túi có thể bị rách khi đông lạnh.
- Đặt túi sữa mẹ nghiêng để tiết kiệm không gian trong tủ lạnh.
- Khi gửi sữa qua đường hàng không, hãy sử dụng máy làm lạnh đặc biệt, nếu không, nó sẽ giống như các hành lý bình thường ở sân bay.
- Sử dụng băng gel y tế để có tác dụng giữ kín miệng thùng suốt 18 tiếng đồng hồ.
Nguồn: Parent, Abs
Theo Helino
19 mũi tiêm phòng bảo vệ con cả đời, cha mẹ nào cũng nhất định phải biết
Không phải loại bệnh nào trẻ cũng có thể tự miễn dịch được, đặc biệt là bệnh ho gà. Bởi vậy, cha mẹ cần ghi nhớ 19 mũi tiêm bảo vệ con cả đời và cho con tiêm chủng đầy đủ.
Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch để chủ động phòng tránh sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Trẻ em mới sinh ra có thể miễn dịch với một số loại bệnh vì nhận được kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên sự miễn dịch này rất ngắn, chỉ kéo dài từ 1 tháng tới khoảng 1 năm và không phải loại bệnh nào trẻ cũng có thể miễn dịch được đặc biệt là bệnh ho gà.
Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng độ tuổi
Sau khi sinh: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi
Những mũi tiêm cho trẻ 2 đến 6 tháng tuổi
Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3
Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy
6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm
Các mũi tiêm phòng cho bé 12 tháng đến 15 tháng tuổi:
Viêm não Nhật Bản B
Thủy đậu
Sởi, quai bị, Rubella
Viêm gan A mũi 1
16-23 tháng tuổi:
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
Hib mũi 4
Viêm gan B mũi 4
Viêm gan A mũi 2
Các mũi tiêm phòng cho bé trên 2 tuổi (24 tháng)
Phòng Viêm màng não mô cầu A C
Viêm não Nhật Bản mũi 3
Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
Tiêm phòng thương hàn, tã
Trên 9 tuổi: Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Để bảo vệ trẻ em nữ khỏi hai loại virus lây truyền qua đường tình dục, gây ung thư cổ tử cung, bạn cần cho con tiêm vắc-xin HPV (Human papillomavirus). Đây là loại vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung, được khuyến khích tiêm cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Loại vắc-xin này cần được tiêm 3 liều trong thời gian 6 tháng.
Bác sĩ Vân Anh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đưa lời khuyên đối với các bậc phụ huynh khi cho con đi tiêm chủng: Cần theo dõi và tiêm chủng đầy đủ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, không để trẻ bị trì hoãn vì như vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không có miễn dịch bảo vệ như bệnh ho gà, sởi, bạch hầu, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản...
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng:
Cần theo dõi và tiêm chủng đầy đủ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, không để trẻ bị trì hoãn vì như vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không có miễn dịch bảo vệ như bệnh ho gà, sởi, bạch hầu, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản...
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng,cha mẹ lưu ý giữ ấm đúng cách bởi trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản phổi. Đây là bệnh rất nguy hiểm có thể biến chứng nặng và gây tử vong.
- Sau khi tiêm, cha mẹ ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.
- Theo dõi khi trẻ về nhà: xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin 5 trong 1.
Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng. Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.
- Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.
Theo www.phunutoday.vn
Người bệnh "quẳng tiền" mua 12 14 triệu chai nano vàng chữa ung thư Một chai nano vàng được rao bán với giá cả chục triệu đồng nhưng không ít người vẫn cố mua bởi nghĩ đến tác dụng vàng trong điều trị ung thư. Tuy nhiên đến nay các phác đồ điều trị ung thư mới nhất trên thế giới, Việt Nam chưa từng ghi nhận phác đồ có nano vàng. Mới thử trên động vật,...