Làm vất vả không ai hay, cứ sắm đồ mới là lại phải khao
Mỗi một món đồ dù có giá trị nhỏ hay lớn đều là thành quả từ thời gian và công sức làm việc của chúng ta. Lúc bạn mệt mỏi, cật lực thì chả ai thấu, thậm chí là nếu chia sẻ cũng khó có người hiểu được, nhưng khi tự thưởng cho bản thân một phần quà hoặc sắm sửa cho nhu cầu thiết yếu thì ai cũng biết.
Khi đó, việc phải khao những người xung quanh như một cách để ăn mừng dần dần được coi là một lẽ hiển nhiên. Trong trường hợp này, có người sẵn sàng đồng ý để đôi bên hoan hỉ, nhưng cũng có những người không thoải mái vì không ai có nghĩa vụ phải khao mời vì bản thân có đồ mới cả.
Nhiều người quan niệm có đồ mới đồng nghĩa với việc phải ăn mừng.
“Chưa nghe câu chúc mừng đã bị bắt khao”
Để có thành quả, lương thưởng, thu nhập xứng đáng, có lẽ bạn sẽ phải thức đêm, tốn nhiều chất xám, sức lực mà tập trung cho công việc. Khi mệt mỏi, vất vả thì phải chịu đựng một mình, thế nhưng lúc tậu được chiếc xe, đổi cái điện thoại, laptop, những người xung quanh ai cũng biết vì đó là thứ đập vào mắt họ. Và như một lẽ hiển nhiên, đồ mới sẽ đi đôi với những bữa ăn chúc mừng.
Bạn làm việc ngày đêm không nghỉ cũng chỉ có bạn biết.
Khá khó chịu với những tình huống như vậy, Thủy Tiên (24 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ: ” Rõ ràng mỗi khi sắm sửa một cái gì đó đều là thành quả của mình tự thân vận động, tự nỗ lực và chẳng vay mượn ai. Thế mà lời chúc mừng chưa thấy đâu, mọi người đã nhao nhao muốn mình khao rồi“. Cô nói thêm: ” Mình không tiếc gì bữa ăn, nhưng bao giờ mọi người mới ngừng coi đó là lẽ đương nhiên nhỉ? Đồ của ai người nấy dùng thôi việc gì phải ăn mừng đâu“.
Thủy Tiên cho rằng tiền ai nấy tiêu, đồ ai nấy dùng, không cần thiết phải ăn mừng.
Sắm sửa bất cứ món đồ nào đều là thành của bạn xứng đáng có được.
Áp lực khi có đồ mới
Video đang HOT
Tương tự, Khánh Hà (Hưng Yên, 22 tuổi) cũng cảm thấy khá áp lực, ngại cho mọi người biết mình mua đồ mới. Vừa đi học vừa đi làm, Hà đã có thể tự trang trải cuộc sống, nhờ thêm sự giúp đỡ của gia đình để mua xe máy, điện thoại. Đó là cả một sự nỗ lực to lớn của cô nàng sinh viên năm cuối khi vừa phải đi học, vừa đi làm.
Vừa đi học vừa đi làm, nhiều bạn trẻ đã tự trang trải cuộc sống từ rất sớm.
Song, lúc mua xe máy, cả công ty biết và chẳng ai bảo ai, mọi người đều nhắc khéo để cô mời một bữa khao xe mới. Không biết là thật hay đùa nhưng đồng nghiệp bảo vậy khiến cô chỉ biết cười trừ, tiến thoái lưỡng nan vì không mời cũng ngại, mời thì lại không có tiền. ” Dù mọi người chỉ nói vu vơ nhưng mình khá khó xử, ngại từ chối. Còn là sinh viên nên mức sống của mình cũng không cao, một lần khao như vậy bằng mấy ngày ăn của mình. Vậy nên mua đồ mới mà tự nhiên mình áp lực, chả muốn để ai biết cả”, Khánh Hà bộc bạch.
Nhiều khi không muốn san sẻ niềm vui mua được đồ mới vì áp lực phải mời mọi người ăn mừng.
Khao đồ mới là tinh thần, không phải nghĩa vụ
Nhìn chung, sẽ có những người vui vẻ, thậm chí còn chủ động mời bạn bè xung quanh nước hay bữa ăn mỗi khi sắm được cái gì đó có giá trị để chia sẻ niềm hạnh phúc. Bạn không cần phải làm điều gì quá to lớn mà hãy đảm bảo rằng lần khao đó không trở thành gánh nặng tài chính của mình. Mặt khác, sẽ có những người không muốn tham gia vào cuộc vui này, thậm chí còn không thấy mừng cho bạn mà nghĩ bạn đang khoe của. Thế nên không cần thiết phải quá xởi lởi, hãy chỉ mời bạn bè, đồng nghiệp một cách chân thành mà không khiến họ mất hứng.
Mời người khác đi ăn khi mình tậu được đồ mới cũng là một cách chia sẻ niềm hạnh phúc.
Và tất nhiên, đừng gượng ép bản thân phải bỏ tiền ra khao nếu như bạn không thoải mái. Tiền là của bạn, không ai có thể giúp bạn kiếm tiền ngoài bản thân mình nên bạn có quyền quyết định mình sẽ mua gì, làm gì. Khi bạn nỗ lực, bạn xứng đáng có thành quả như ý và hoàn toàn có thể san sẻ niềm vui với những người xung quanh, nhưng đừng để những lời nhắc khéo hay câu nói vu vơ của mọi người trở thành gánh nặng cho bản thân mình.
Tiền của bạn, bạn hoàn toàn có quyền quyết định, không cần áy náy với ai.
Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào, hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé. Và đừng quên cùng yan.vn cập nhật thêm những tin tức hấp dẫn về đời sống và xã hội!
Cô gái "dở khóc dở cười" khi bị "hét giá", ăn viên chiên hết 450 nghìn
Hàng đêm, nhất là những ngày cuối tuần, phố đi bộ Nguyễn Huệ lại có đông người tới vui chơi, tụ tập. Điều đáng nói, một số hàng quán ở đây khiến ai nấy bức xúc, "té ngửa" mỗi khi thanh toán.
Cô gái kể về lần bị tính giá đắt tại phố Nguyễn Huệ. (Ảnh: Thanh Niên)
Cô gái chia sẻ mua đồ ở phố đi bộ Nguyễn Huệ bị thu gần 500 nghìn đồng cho ít cây viên chiên
Mức giá của hàng hóa khi đưa ra của các chủ cửa hàng khiến khách khi thanh toán phải giật mình. Nó tăng gấp nhiều lần so với giá thực tế bán ở ngoài.
Cô đã có trải nghiệm không tốt. (Ảnh: Thanh Niên)
Một cô gái sống tại quận Bình Thạnh, TP.HCM chia sẻ với báo Thanh Niên về trải nghiệm không mấy tốt đẹp của bản thân khi mua hàng: "Một bữa em mua 8 cây cá viên chiên với 3 ly trà đào hết bốn trăm rưỡi, em đưa năm trăm được trả lại năm chục ngàn. Xong rồi em vẫn hỏi nhưng mà người ta vẫn nói là bốn trăm rưỡi, nhưng mà sau khi em trao đổi với bạn em thì bạn em nói mình đừng tranh cãi với họ, vì tranh cãi là mình sẽ bị tác động vật lý. Em thấy rất là mắc, dù là ở quận 1 đi chăng nữa thì cũng rất là mắc, tại vì mình đi ăn buffet thì cũng mới có ba trăm mấy à, chưa tới bốn trăm rưỡi đâu. Không bao giờ em mua lần thứ hai đâu".
Cô cho biết bản thân sẽ không mua lại lần 2. (Ảnh: Thanh Niên)
Bạn nữ chỉ biết cười trong sự bất lực. (Ảnh: Thanh Niên)
Điều đáng nói, hình ảnh của cô gái khi chia sẻ dù miệng cười nhưng đôi mắt lại thể hiện rõ sự ấm ức khiến mọi người xem vừa buồn cười vừa thương. Đồng thời, dân tình cũng đã lên án việc bán giá quá đắt tại phố đi bộ:
"Cố tỏ ra mình ổn nhưng sâu bên trong nước mắt là biển rộng. Nhìn thương cô gái này quá. Nói chứ thu của tui mấy trăm nghìn có cái viên chiên tui cũng khóc".
"Bánh tráng nướng 50 nghìn đồng 1 cái là có thật. Chất lượng như cái 10 nghìn đồng tôi vẫn thường ăn khắp Sài Gòn thôi".
"Cười kiểu như sắp khóc đến nơi rồi, khóc trong lòng. Cứ tưởng là mình ổn nhưng sâu bên trong là nước mắt" - ý kiến từ bạn đọc.
Tình trạng chặt chém giá cả từng diễn ra ở nhiều nơi và là vấn đề cần phải lên án để chấm dứt hoàn toàn. Bởi nó gây ra những hệ lụy lâu dài, ảnh hưởng tới hình ảnh của khu vui chơi.
Biểu cảm của cô gái gây ấn tượng với nhiều người. (Ảnh: Thanh Niên)
Uống nước ở phố đi bộ, nhóm bạn phải trả tiền mỗi cốc tới 60 nghìn đồng
Trước đây, một tài khoản T.K cũng đã chia sẻ bài viết về việc mua hàng ở phố đi bộ Nguyễn Huệ bị thu giá chênh quá cao. Theo đó, khi thấy biển đề 25 nghìn đồng mỗi cốc nước, nhóm bạn không đề phòng nên đã ngồi xuống gọi đồ luôn. Tuy nhiên, khi thanh toán, cả nhóm ngỡ ngàng vì số tiền tính cho mỗi cốc lên tới 60 nghìn đồng, tổng cộng thiệt hại là 500 nghìn đồng. Dù đã hỏi lại nhiều lần nhưng anh chàng phục vụ kiên quyết giá lúc nào cũng vậy.
Câu chuyện thu giá cao được chia sẻ trên mạng xã hội. (Ảnh: K.T)
Những cốc nước mà nhóm bạn uống. (Ảnh: K.T)
Mỗi cốc có giá tới 60 nghìn đồng. (Ảnh: K.T)
Câu chuyện thu giá cao chẳng còn quá bất ngờ nên mỗi lần nhắc tới dân tình cực kỳ bức xúc. Còn bạn có suy nghĩ gì về những trường hợp trên hãy chia sẻ ngay nhé.
Cô giáo tiểu học lên mạng tìm người chuyển nhầm gần 2 tỷ đồng vào tài khoản Được chuyển nhầm gần 2 tỷ đồng vào tài khoản nhưng không rõ người chuyển, cô giáo tiểu học ở Bình Dương lên mạng xã hội đăng thông tin tìm người để trả lại. Cô giáo trong câu chuyện này là chị Vũ Thị Thu Huyền (SN 1984, giáo viên Trường tiểu học Hiệp Thành, phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh...