Làm văn phòng từ sáng đến tối, hội “mẹ bỉm” chia sẻ cách chăm con nhàn
Nhờ áp dụng các cách sau, các bà mẹ trẻ đã không còn stress khi vừa làm việc, vừa chăm con nhỏ.
Cân bằng giữa việc nhà, đi làm và chăm sóc con cái không hề dễ dàng, đặc biệt là với những người mẹ có nhiều con. Nhiều mẹ tâm sự việc chăm sóc và nuôi dạy 1 em bé thực sự quá vất vả, chính vì vậy họ càng thêm khâm phục và ngưỡng mộ những mẹ chăm 2, thậm chí là 3, 4 em bé cùng một lúc. Cũng làm văn phòng ngày 8 tiếng, các mẹ bỉm làm thế nào để có thời gian làm tốt mọi công việc?
Chị Kim Dung (31 tuổi, sống tại Hà Nội)
Là mẹ của 3 em bé lần lượt 6 – 3 – 1 tuổi, nhiều người thắc mắc “không hiểu tại sao 1 nách 3 con mà vẫn có thời gian cắm hoa làm bánh”, thì câu trả lời của bà mẹ 9x chính là phải biết cách quản lý, sắp xếp công việc, quán xuyến gia đình, con cái sao cho phù hợp.
1. Lên sẵn kế hoạch về thực đơn trong ngày
Mình thường lên kế hoạch sẽ nấu món gì sẵn trong ngày. Sáng đưa con đi học, mình sẽ cầm sẵn các hộp nhựa đựng thực phẩm và túi vải để đi chợ. Thay vì mua đồ và đựng vào túi nilon, mình nhờ người bán chia nhỏ và cho đồ vào hộp luôn rồi mang về rửa sạch hoặc sơ chế sẵn. Việc chia sẵn khẩu phần đồ ăn và sơ chế sẵn vào từng hộp nhỏ sẽ giúp mình nấu nướng nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian. Hơn nữa cũng giúp bảo vệ môi trường hơn vì không phải sử dụng túi nilon
2. Bỏ túi những công thức nấu ăn nhanh – ngon – gọn
Những lúc rảnh rỗi, mình thường xem các kênh youtube hoặc mua các khoá học online dạy làm bánh, nấu ăn và đọc, nghiên cứu nghiền ngẫm rồi bỏ túi những công thức mình tâm đắc. Nghe tới nấu ăn, làm bánh thường mọi người nghĩ nó sẽ rất cầu kì tốn thời gian; nhưng thật ra nhiều phương pháp và công thức rất đơn giản và tốn ít thời gian mà vẫn cho ra thành phẩm xịn.
Nấu ăn hằng ngày thường mình chỉ gói gọn trong 30-45 phút để nấu 1 bữa, tận dụng tối đa tiện ích sẵn có của đồ điện trong nhà để nấu (nồi nấu chậm để hầm, ninh; chức năng hẹn giờ của bếp từ để bếp tự động ngắt…) và ưu tiên các món nấu đơn giản để tiết kiệm thời gian và giữ được nhiều dinh dưỡng. Các món cầu kì hơn thường mình sẽ làm vào cuối tuần.
Cố gắng cân bằng thời gian làm việc – chăm sóc con cái.
3. Chia nhỏ và phân bố đều công việc trong tuần
Ngoài công việc văn phòng và các việc diễn ra hằng ngày như nấu nướng, đưa đón chăm sóc con… thì các việc còn lại mình thường chia nhỏ ra để làm. Ví dụ có 2 cái nhà vệ sinh thì mình sẽ chia ra mỗi ngày cọ 1 cái; cắm hoa hay làm bánh thường 1 tuần mình hay làm 1-2 lần, nên hôm nào cắm hoa hay làm bánh thì hôm đó sẽ không lau dọn nhà và ngược lại,… Mỗi việc phân bố cách ngày đều nhau sẽ giảm tải áp lực và cũng đỡ cảm giác nản vì quá nhiều việc 1 lúc.
4. Mua sắm online hợp lý
Video đang HOT
Các kênh bán hàng online thật quá tuyệt vời và tiện ích với các bà nội trợ. Mình thường bỏ túi một số địa chỉ mua từ hoa, thực phẩm, sữa bỉm… và lúc cần thì gọi ship. Đi chợ online giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và thậm chí là kinh tế nữa vì mình có thể so sánh giá cả và chất lượng nhiều nơi để đưa ra lựa chọn của mình.
Mình chỉ có vài tips nho nhỏ vậy thôi! Cũng không hiếm những ngày mọi thứ diễn ra không đúng như kế hoạch; hoặc bỗng dưng con ốm… nhưng rồi cuối cùng mọi thứ vẫn sẽ ổn cả. Chỉ cần được tự tay chăm sóc gia đình và con cái thì dù thế nào cũng cảm thấy vui, các mẹ nhỉ.
5. Hãy tận dụng máy móc
Nhà mình không có giúp việc, nhưng có dàn máy móc tuy không xịn xò nhưng mình tận dụng được tối đa công năng sử dụng của chúng. Một chiếc máy hút bụi cầm tay hơn 1 triệu đồng có thể thay thế hoàn toàn cho cái chổi quét nhà, và độ sạch sẽ, tiện lợi, tiết kiệm công sức chắc chắn hơn chổi truyền thống. Một chiếc robot không biết vẽ bản đồ, nhưng nhờ nó mà mình có ý thức giữ nhà cửa thoáng đãng gọn gàng hơn để chừa lối đi cho robot hút sạch bụi hàng ngày.
Một máy rửa bát nhỏ xinh nhưng đủ dùng để nỗi lo tụ tập ăn uống hay nấu nướng bày vẽ cho tụi trẻ con không còn là điều quá e ngại nữa. Một giàn máy giặt sấy quá tuyệt vời cho cả 4 mùa. Rồi bếp từ có chức năng hẹn giờ để không bao giờ phải lo cháy khét cạn nước, lò nướng để làm rất nhiều món ngon…
Chị Nhung (sống tại Hà Nội)
Bí quyết để cân bằng cuộc sống gia đình là người mẹ cần phải vui vẻ và hạnh phúc trước, từ đó mới tạo ra năng lượng làm tốt mọi công việc. Tất nhiên, sẽ có những lúc mệt mỏi, stress, hãy dành thời gian cho bản thân “refresh” và tiếp tục làm mọi thứ trong khả năng của mình. Dưới đây là một số lời khuyên của chị Nhung.
1. Là một người mẹ lười
Mẹ lười là mấu chốt để nuôi con nhàn, thay vì mặc đồ cho con, đút ăn, tắm cho con, đi dép, đi giày, rửa bát… tất cả những việc chăm sóc bản thân hãy dạy cho con cách tự làm. 6 tháng đầu, em bé nhà mình tự ăn theo BLW, 10 tháng bắt đầu tập cầm thìa tự xúc, 15 tháng học tự đi dép, tự mặc quần áo, tự uống nước, ăn cơm, đi vứt rác, bỏ quần áo bẩn vào giỏ… Tất nhiên đôi khi mình chấp nhận phải dọn dẹp “bãi chiến trường” nhưng quan trọng là sau mỗi lần, chắc chắn trẻ học được nhiều kỹ năng.
2. Là một người mẹ “đoảng”
Đó là một người mẹ không lo con đói khi bé không chịu ăn cơm, chăm cho con ra ngoài tiếp xúc không khí trong lành, cho con chơi với đất cát, tiếp xúc với trò mạo hiểm. Mẹ đoảng hay bày trò cho con trải nghiệm, làm tuổi thơ của con thêm nhiều kỷ niệm. Nhu cầu các bé cao, thỏa mãn đúng giai đoạn thì đảm bảo khủng hoảng lên 2, hay lên 3 đều không thành vấn đề. Chỉ cần “đoảng” và tin vào con, vậy là đủ rồi.
Con trai chị Nhung.
3. Tin tưởng và trao quyền quyết định cho con
Tiềm năng của trẻ là vô hạn, hãy luôn tin tưởng con, vì mỗi 1 hành động đều có lý do của trẻ, chỉ là con đang học, đang thử nghiệm để tìm ra quy luật. Dù trẻ khóc, mè nheo, hay phản đối, chống đối thì cũng là chuyện bình thường. Đây cũng là cách nuôi dưỡng em bé mạnh mẽ quyết đoán, tự tin và kiên định. Vậy nên đừng vội lo lắng khi con đến thời kỳ biếng ăn hay khủng hoảng khóc ầm ĩ. Việc của bố mẹ là tìm hiểu và giúp con trải qua các giai đoạn 1 cách nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến tâm lý con.
4. Làm mọi việc trong khả năng cho phép
Dù mẹ có là “siêu nhân” thì cũng có lúc mệt mỏi vì không thể trọn vẹn chăm con, dọn nhà cửa, công việc… Hãy sắp xếp một cách khoa học việc nào nên làm trước, làm sau trong khả năng cho phép. Tin tưởng và cho bản thân khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tái tạo năng lượng cần thiết nhé các mẹ.
Chuyện nhỏ nhưng hậu quả lớn trong quan hệ vợ chồng
Hôn nhân làm tăng mức độ hạnh phúc, sự hài lòng và kiểm soát căng thẳng, nhưng không có mối quan hệ nào là không có thử thách.
Bất đồng về tài chính luôn là một trong những vấn đề hôn nhân phổ biến nhất mà các cặp vợ chồng gặp phải. (Ảnh: ITN).
Chuyện tiền bạc
Bất đồng về tài chính là một trong những vấn đề hôn nhân phổ biến nhất mà các cặp vợ chồng gặp phải. Ở Hoa Kỳ, gần một phần ba số người trưởng thành có bạn tình cho biết tiền bạc là nguồn gốc gây xung đột trong mối quan hệ của họ.
Những điều sau đây có thể trở thành vấn đề tiền bạc trong hôn nhân:
- Bất đồng về các quyết định tài chính (đầu tư, chi tiêu hộ gia đình...)
- Có niềm tin khác nhau về tiền bạc (tiêu bao nhiêu so với tiết kiệm...)
- Không nói về tài chính trước khi kết hôn.
- Chồng hoặc vợ kiếm được nhiều tiền hơn.
- Chồng hoặc vợ tiêu nhiều tiền hơn.
Khi một đối tác cực kỳ căng thẳng về tiền bạc, họ trở nên kém kiên nhẫn hơn hoặc cáu kỉnh hơn; sau đó họ có thể gây gổ với đối tác về những điều không liên quan mà không hề nhận ra.
Giải pháp trong tình huống này là thử tạo một cuộc trò chuyện trung thực với đối tác của bạn. Mỗi kỳ vọng của bạn khi nói đến chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng là gì? Nhớ rằng, đó là việc đạt được một thỏa hiệp (trong khả năng tài chính của bạn) để cả hai người cảm thấy thoải mái.
Hãy thử phân công lao động. Có thể một đối tác tập trung vào chi tiêu hộ gia đình và người kia tiết kiệm tiền trong một tháng, và tháng tiếp theo, hai người chuyển đổi vai trò cho nhau.
Vấn đề chăm sóc con cái
Chăm sóc con cái cũng là thử thách và có thể là nguyên nhân gây thêm căng thẳng cho hôn nhân. (Ảnh: ITN).
Có con là một trải nghiệm tuyệt vời mang lại cảm giác hạnh phúc cho cha mẹ. Nhưng đây cũng là thử thách và có thể là nguyên nhân gây thêm căng thẳng cho hôn nhân.
Một số vấn đề hôn nhân có thể phát sinh sau khi có con bao gồm:
- Các cặp vợ chồng có ít thời gian và ít năng lượng dành cho nhau.
- Cha mẹ có ít thời gian ở một mình để giảm căng thẳng hoặc chăm sóc bản thân.
- Căng thẳng tài chính do chi tiêu cho một đứa trẻ.
- Nếu vợ hoặc chồng cảm thấy mình đang phải làm nhiều hơn, họ có thể trở nên bực bội với người kia.
- Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.
Vấn đề này cần có thời gian để điều chỉnh, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm cha mẹ, hãy cố gắng phát triển một mạng lưới hỗ trợ bao gồm gia đình và bạn bè. Hoặc nếu bạn có khả năng tài chính, một người giữ trẻ có thể hỗ trợ trông con cho bạn vào buổi tối.
Ngay cả khi chỉ trong vài giờ, hãy cố gắng tạm dừng vai trò "cha mẹ" để ghi nhớ vai trò "vợ/chồng" của bạn. Điều này sẽ cho bạn thời gian để kết nối lại với nhau.
Căng thẳng hàng ngày
Khi bạn đã trải qua một ngày căng thẳng, bạn có ít năng lượng cảm xúc hơn để dành cho việc nuôi dưỡng mối quan hệ. (Ảnh: ITN).
Những yếu tố gây căng thẳng hàng ngày không nhất thiết phải trở thành vấn đề trong hôn nhân, nhưng đôi khi, chúng lại gây ra chuyện lớn.
Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những phiền toái như kẹt xe, đi làm muộn hoặc lo lắng về thời hạn trả nợ sắp tới.
Nhưng trong hôn nhân, những yếu tố gây căng thẳng này có thể tạo ra hiệu ứng "lan tỏa", đặc biệt nếu chồng hoặc vợ trở về nhà sau một ngày vất vả và đổ lỗi cho người bạn đời của mình.
Khi bạn đã trải qua một ngày căng thẳng, bạn có ít năng lượng cảm xúc hơn để dành cho việc nuôi dưỡng mối quan hệ. Điều này trở nên trầm trọng hơn khi người bạn đời của bạn cũng có trải nghiệm tương tự.
Để giải quyết được vấn đề này, hai bạn chỉ cần ý thức về việc tôn trọng ranh giới của nhau. Chẳng hạn, đặt ra một quy tắc rằng việc trút bầu tâm sự chỉ có thể kéo dài 10 phút để nó không làm tăng mức độ căng thẳng ở nhà.
Điều quan trọng là cả hai bạn đều có cách giảm căng thẳng của riêng mình để cống hiến hết mình cho mối quan hệ.
Nhắc đến chuyện kết hôn, bạn trai đưa ra yêu cầu khó chấp nhận Khó khăn lắm tôi mới mua được căn hộ chung cư để được sống tự do. Thế mà bạn trai lại muốn tôi về sống chung với nhà chồng là sao? Ảnh minh họa Trong khi bạn bè cùng trang lứa đang ngồi trên ghế giảng đường thì tôi ra ngoài kiếm tiền. Những năm tháng ở trọ trong căn phòng thuê chật...