Làm tốt phòng, chống sốt xuất huyết
Thời tiết ấm, nồm ẩm như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho loài muỗi sinh sôi, phát triển, trong đó có loại muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết.
Thời gian gần đây, với sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng và người dân, dịch sốt huyết trên địa bàn có chiều hướng giảm dần.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phong trào “ngày chủ nhật xanh”, người dân trên địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn đã tích cực dọn dẹp môi trường đường làng, ngõ phố, phát quang bụi rậm, khơi thông cống, rãnh, ao hồ… Điều này, góp phần hạn chế sự phát triển của loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Vào mùa mưa, ẩm, các hộ dân cũng đã chú ý phun diệt muỗi, bọ gậy trong nhà và quanh khu vực sinh sống. Đồng thời thông tin nhanh chóng đến chính quyền địa phương, các đơn vị y tế về những trường hợp nghi sốt xuất huyết trên địa bàn.
Người dân khu 6, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, dọn dẹp vệ sinh đường phố.
Về phía các đơn vị chức năng cũng tích cực hoạt động tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, nhất là dịp ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp tại các trạm hay đến các hộ dân…
Để tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế về phòng chống dịch sốt xuất huyết, năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh còn phối hợp Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Trung ương tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giám sát, kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue cho cán bộ chuyên trách tuyến huyện trên địa bàn.
Nhân viên CDC tỉnh giám sát mật độ muỗi ở những nơi có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Ảnh: CDC Quảng Ninh cung cấp
Các đơn vị y tế tăng cường hoạt động điều tra, giám sát véc tơ sốt xuất huyết, giám sát ổ bọ gậy nguồn sốt xuất huyết để kịp thời có phương án xử lý ổ dịch. Từ đầu năm 2020 đến nay, CDC tỉnh đã tổ chức 46 lượt giám sát véc tơ sốt xuất huyết tại 13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; tổ chức 2 đợt điều tra, giám sát ổ bọ gậy nguồn sốt xuất huyết với tổng số 14 lượt tại 7 xã, phường điểm trong toàn tỉnh.
Đặc biệt CDC tỉnh còn phối hợp cùng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết, thu thập muỗi, bọ gậy Aedes thử sinh học, thử kháng tại phường Hồng Hà (Hạ Long); điều tra, giám sát véc tơ viêm não Nhật Bản định kỳ tại các ổ dịch cũ.
Các điểm giám sát có véc tơ sốt xuất huyết chỉ số cao vượt ngưỡng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch đều được các đơn vị y tế xử lý kịp thời bằng cách tăng cường tiêu diệt muỗi, bọ gậy. Năm 2020, các đơn vị y tế chủ động phun phòng chống sốt xuất huyết trên 22.000m 2 khu vực có nguy cơ cao; thực hiện hợp đồng phun diệt côn trùng cho một số đơn vị với hàng chục nghìn m 2 …
Nhờ đó, tất cả các ổ dịch đã được xử lý kịp thời, khống chế dịch bùng phát và lan rộng tại cộng đồng. Năm 2020, toàn tỉnh ghi nhận 184 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 116 ca dương tính; giảm 55,6% so với năm 2019. Còn 3 tháng đầu năm 2021 này, toàn tỉnh chỉ có 7 ca sốt xuất huyết (giảm 4 ca so với cùng kỳ 2020), trong đó xét nghiệm 4 ca dương tính.
Theo CDC tỉnh, khi muỗi vằn cái hút máu người mắc bệnh sốt xuất huyết và mang mầm bệnh, thời kỳ ủ bệnh 10-12 ngày, khoảng thời gian này, chính là lúc virus nhân lên, di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi, sau đó muỗi truyền bệnh cho người lành thông qua vết đốt.
Phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại phường Ninh Dương, TP Móng Cái. Ảnh: Bích Diệp (CDC tỉnh)
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường có những triệu chứng: Sốt cao, sốt có thể lên đến 40-41 0 C; đau đầu nhiều; đau phía sau mắt; đau cơ, đau khớp; buồn nôn và ói mửa; phát ban. Khi nặng hơn, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn kèm theo chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn bị sốt xuất huyết dengue nặng, bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết như trên cộng với các biểu hiện của thoát huyết tương khỏi lòng mạch, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể dẫn tới tình trạng sốc do giảm thể tích tuần hoàn hoặc do mất máu quá nhiều. Tình trạng này, thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 6 của bệnh, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Chính bởi mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết; cộng thêm việc hiện trên địa bàn tỉnh vẫn có những ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện (chủ yếu ở các khu đông dân cư như: Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Móng Cái) nên công tác phòng, chống dịch vẫn cần được các địa phương, đơn vị chú trọng thực hiện.
[Video] Cách diệt muỗi đơn giản ai cũng làm được theo khuyến cáo của WHO
Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy và phòng tránh muỗi đốt.
Mời các bạn xem video ngắn dưới đây hướng dẫn các cách phòng bệnh hiệu quả.
Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá.
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Hơn 84.000 trường hợp trên cả nước mắc sốt xuất huyết Theo Bộ Y tế, trong 10 tháng năm 2020, cả nước có 84.411 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 13 trường hợp tử vong. Ảnh minh họa Theo chu kỳ dịch bệnh, tháng 11 hằng năm thường là thời điểm sốt xuất huyết tăng cao. Bên cạnh đó, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh...