Làm ‘tổ’ đón ‘đại bàng’, chị em nhà ông Đặng Thành Tâm thắng lớn
Thị trường chứng khoán tăng điểm hai phiên liên tiếp trong tuần này trong đó có đóng góp lớn từ nhóm cổ phiếu bất động sản công nghiệp
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, 26/5, cổ phiếu SNZ của Tổng CTCP Phát triển khu công nghiệp tăng 12%, cổ phiếu MH3 của CTCP Khu công nghiệp cao su Bình Long tăng 7,2%, cổ phiếu TIP của CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa tăng 6,9%, cổ phiếu SJS của CTCP Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà tăng 6,8%, cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo tăng 6,8%, cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng 4%, cổ phiếu SIP của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG tăng 3,2%, và cổ phiếu SZL của CTCP Sonadezi Long Thành tăng 2,7%…Trong đó, SZL, ITA và MH3 đã trải qua 3 phiên tăng giá liên tiếp.
Bên cạnh hầu hết các doanh nghiệp này đều kinh doanh có lãi trong quý 1/2020 thì việc đón làn sóng mới từ đầu tư nước ngoài cũng khiến các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp.
Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19.
Để đón đầu làn sóng này, thu hút các “đại bàng” đến làm tổ, các ngành, các địa phương phải đón bắt, đón đầu, giải quyết các điểm nghẽn của nhà đầu tư như vấn đề mặt bằng, nguồn nhân lực.
Sự trỗi dậy của cổ phiếu bất động sản công nghiệp cũng giúp cho hai chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) và ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) – gia tăng tài sản nếu tính về giá trị cổ phiếu do hai doanh nhân nhà họ Đặng sở hữu.
Hai doanh nhân họ Đặng, bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm.
CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo là công ty con của Tập đoàn Tân Tạo và đang lưu hành 938.463.607 cổ phiếu. Trong đó, bà Đặng Thị Hoàng Yến trực tiếp nắm giữ 5,79%, tương đương 54.349.633 cổ phiếu. Bà Yến còn gián tiếp sở hữu 8,84% cổ phần tại ITA, tương đương 82.918.449 cổ phiếu thông qua CTCP Đại học Tân Tạo.
Người liên quan của bà Yến tại ITA là ông Đặng Thành Tâm (em trai) hiện sở hữu 3,1% cổ phần tại ITA, tương đương 29.063.039 cổ phiếu.
Video đang HOT
Ông Đặng Thành Tâm vốn được biết đến với nhiều vai trò, trong đó nổi bật nhất vẫn là Chủ tịch HĐQT của KBC và được mệnh danh là “ông vua” BĐS công nghiệp. Hiện KBC đang nắm quyền quản lý KCN Quế Võ – Bắc Ninh (nơi đặt đại bản doanh của nhiều tập đoàn lớn trong đó có Canon và Foxconn); KCN Tràng Cát – Hải Phòng; Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn 6 sao – Mỹ Đình – Hà Nội…
Theo dữ liệu được KBC công bố, ông Đặng Thành Tâm đang là cổ đông lớn nhất của tập đoàn khi sở hữu trực tiếp 18,15% vốn điều lệ, tương đương 85.250.000 cổ phiếu.
CTCP Tư vấn và Đầu tư Kinh Bắc (KB Invest) là cổ đông lớn thứ hai tại KBC khi sở hữu 8,30%, tương đương 38.996.650 cổ phiếu và cũng chính là công ty do ông Tâm sở hữu.
Mặc dù lâu nay cổ phiếu ITA vốn được xem là cổ phiếu “trà đá” nhưng 3 phiên tăng giá liên tiếp gần đây (trong đó 2 phiên tăng kịch trần) đều cho thấy thanh khoản tăng đột biết. Đáng chú ý, phiên giao dịch 26/5 ghi nhận gần 64 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
Trong khi đó, cổ phiếu KBC cũng đã trải qua 2 phiên tăng giá liên tiếp, phiên 25/05 ghi nhận hơn 6,5 triệu đơn vị chuyển nhượng, mức cao nhất kể từ phiên 14/1.
Nếu tính cả lượng cổ phiếu sở hữu trực tiếp và gián tiếp tại ITA, giá trị cổ phiếu do bà Đặng Hoàng Yến sở hữu đã tăng thêm hơn 52 tỷ đồng sau 3 phiên tăng giá của ITA, đạt hơn 410 tỷ đồng.
Trong khi đó, ông Đặng Thành Tâm cũng có thêm hơn 11 tỷ đồng từ ITA khi giá trị cổ phiếu do ông nắm giữ tại doanh nghiệp này tăng lên mức 87 tỷ đồng.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, phần lớn tài sản của ông Tâm nằm ở KBC với tổng giá trị cổ phiếu (trực tiếp và gián tiếp nắm giữ) đạt 1.857 tỷ đồng, tăng mạnh 174 tỷ đồng sau 2 phiên cổ phiếu này tăng giá.
Ngoài hai doanh nhân nổi tiếng nói trên, gia đình nhà họ Đặng còn có thêm một đại gia kín tiếng, đó là ông Đặng Quang Hạnh (anh trai ông Tâm và là em trai bà Yến). Hiện ông Hạnh đang nắm giữ 3,3 triệu cổ phiếu ITA, tương đương 0,36% vốn điều lệ. Ông Hạnh từng có thời gian ngắn ngủi làm Tổng Giám đốc ITA trước khi từ nhiệm để nhường lại cho chị gái mình.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến là người sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc của ITA. Ngoài ra, bà còn là Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Tân Tạo.
Chị em đại gia Đặng Thành Tâm - Đặng Hoàng Yến lại đến thời phất lên
Chị em nhà ông Đặng Thành Tâm có cơ hội bứt phá mạnh trong thời gian tới khi mà Việt Nam có nhiều thay đổi, dòng vốn ngoại có thể đổ vào nhiều và làm tăng thêm sức mạnh của ông vua BĐS công nghiệp.
Sau gần một thập kỷ ẩn mình, gần đây các doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm và bà Đặng Thị Hoàng Yến hồi phục khá ấn tượng.
Ông Đặng Thành Tâm từng là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam, trong khi đó bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng là nữ doanh nhân nổi bật với đế chế Itaco (ITA) và những dự án có quy mô lên tới tỷ USD.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc - Công ty Cổ phần (KBC) của ông Đặng Thành Tâm đã thông qua phương án hợp tác kinh doanh từng phần tại dự án Khu công nghiệp Quang Châu với CTCP Khu Công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang (SBG).
Dự án này tọa lạc tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang. Về tỷ lệ góp vốn, phía KBC sẽ góp tối đa 300 tỷ đồng và không vượt quá 80% tổng mức đầu tư dự án.
Trong vài năm gần đây, lĩnh vực bất động sản công nghiệp ở Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt. Quỹ đất ở các tỉnh thành có vị trí thuận lợi như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... đều đã cạn kiệt. Các doanh nghiệp ồ ạt tấn công sang các tỉnh thành khác, trong đó có cả những tỉnh trung du miền núi như Bắc Giang... Nhiều doanh nghiệp cao su cũng đồng loạt phát triển hoặc hợp tác phát triển quỹ đất của mình, chuyển sang bất động sản công nghiệp để đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài rút ra khỏi Trung Quốc.
Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc cuộc chiến thương mại năm 2018-2019 với một thỏa thuận vào đầu năm 2020 nhưng một cuộc chiến mới có thể sẽ sớm bùng lên và tiếp tục khiến một lượng tiền không nhỏ sẽ rút khỏi Trung Quốc và sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
KBC của ông Đặng Thành Tâm là một doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp từ rất sớm và cho đến nay vẫn là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong khoảng 7-8 năm vừa qua, sức mạnh của ông Đặng Thành Tâm suy giảm và doanh nhân này tập trung vào tái cấu trúc doanh nghiệp.
Gần đây, sức mạnh của ông Tâm đang trở lại. Cổ phiếu KBC tăng mạnh từ mức khoảng 10 ngàn đồng/cp cách đây 2 tháng lên gần 13 ngàn đồng/cp như hiện tại.
Bà Hoàng Yến "mất tích" trong gần một thập kỷ qua.
Chị gái của ông Tâm - bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng có gần một thập kỷ im hơi lặng tiếng, mất bóng trên TTCK Việt Nam đầy bí ẩn, nhiều năm liền, từ 2013 cho tới nay, không có mặt trong các đại hội đồng cổ đông của ITA.
Dù không có mặt trong các ĐHCĐ nhưng bà Yến tham gia tất cả các cuộc họp HĐQT ITA gần đây, có thể qua hình trực tuyến. Nhiều NĐT dự đoán, với tình thế thay đổi, mảng BĐS công nghiệp lên hương, bà Yến có thể quay trở lại và có thể xuất hiện trong kỳ họp ĐHCĐ năm tới?
Theo CBRE, hiện Việt Nam có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.000 ha. Diện tích đất này được lấp đầy nhờ hàng loạt các doanh nghiệp Nhật, Hàn, Đài Loan, Trung Quốc... với những gương mặt điển hình như Samsung, LG...
Nhu cầu về diện tích công nghiệp được dự báo sẽ còn tăng cao. Không chỉ từ các chính sách của ông Trump đối với Trung Quốc, làn sóng quốc tế tẩy chay Trung Quốc, những nỗ lực hội nhập sâu rộng của Việt Nam với những hiệp định thương mại tự do như Việt Nam-EU (EVFTA), TPP... ngày càng mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 18/5, chỉ số VN-Index xoay quanh ngưỡng 830 điểm. Nhiều cổ phiếu blue-chips tiếp tục giảm điểm do áp lực chốt lời.
Nhóm cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, bán lẻ có diễn biến tích cực. Cổ phiếu MSN tiếp tục tăng và giúp ông Nguyễn Đăng Quang giữ vị trí tỷ phú USD trong bảng xếp hạng của Forbes.
Theo MBS, nhịp tăng mới của thị trường sau khi vượt đỉnh thang 4 đã chưng lại khi VN-Index găp ngương cản ơ khu vưc 840 điểm. Dong tiền lớn đổ vao thị trường chinh la nhân tố giup thị trường ngược dong chứng khoan thế giới trong tuần vưa qua.
Do vậy co thể thây, ap lưc chốt lời đã không lam thị trường giảm điểm trong khi độ rộng thị trường vẫn tich cưc cho thây dong tiền mới vẫn ky vọng thị trường se mơ rộng đa tăng. Trong kịch bản tich cưc, nhịp tăng mới se tiếp tục nếu thị trường vượt thanh công ngương 840 điểm, trong kịch bản cơ sơ thị trường co khả năng duy tri trạng thai dao động trong vung tư 820 điểm đến 840 điểm va dong tiền co sư xoay vong giưa cac nhom cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/5, VN-Index giảm 5,37 điểm xuống 827,03 điểm; HNX-Index giảm 2,08% xuống 109,02 điểm. Upcom-Index giảm 0,62% xuống 53,15 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 5 ngàn tỷ đồng.
Tỷ phú Vượng đã sớm lấn sân sang lĩnh vực có thể hưởng lợi từ việc Việt Nam được mời vào "Bộ tứ kim cương mở rộng"? "Covid-19 đang buộc rất nhiều công ty xem xét chiến lược tái cơ cấu chuỗi giá trị" - theo bà Sunny Hoàng Hà - Giám đốc bộ phận Kinh doanh Quốc tế, Savills TP.HCM - "Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn". Ảnh: Bloomberg "Sống lưng" cho nền kinh tế sản xuất Các nhà phân tích nói với South China Morning Post: Bất động...