Làm thủy điện: Hỏi ý kiến người dân phải “thật chất”

Theo dõi VGT trên

Những ngày gần đây, nhiều thông tin thiệt hại do việc xả lũ thủy điện gây ra, đặc biệt là tính mạng người dân khiến dư luận rất bức xúc. Điều này cho thấy, việc phát triển thủy điện chưa thực sự đặt lợi ích của cộng đồng lên trên…

Làm thủy điện: Hỏi ý kiến người dân phải thật chất - Hình 1

Việc xả lũ đột ngột của các thủy diện đã gây nguy hiểm cho người dân vùng hạ du

Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Thuận, bão số 10 và mưa lũ tính đến ngày 4/10 đã làm 14 người c.hết, 2 người mất tích và 225 người bị thương, hàng chục ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Thế rồi, ngày hôm qua (5/10), lại có 3 người dân bị cuốn trôi mất tích.

Ngoài việc ảnh hưởng đến sinh kế của người dân vùng thủy điện thì thủy điện là một trong những lý do góp phần làm cho những thiệt hại trong bão lũ càng trở nên khủng khiếp với người dân hơn.

Liên tục xả lũ, hạ du lãnh đủ

Hôm 2/10, nhà máy thủy điện Hố Hô (Ha Tinh) đã mở cả 3 cửa tràn xả lũ để bảo đảm an toàn cho đ.ập, với lưu lượng xả lên đến 1.400 m3/s. Việc Nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ đã cứu cho thủy điện này không bị vỡ, nhưng thời điểm xã lũ, ở hạ nguồn triều cường đang dâng cao cộng với mưa lớn, nước rút chậm đã gây ngập lụt nặng ở nhiều xã của huyện miền núi Hương Khê.

Ngày 4/10, do lượng mưa lớn, nước dồn về nhanh nên các hồ thủy điện tiến hành xả lũ đã gây gập lụt ở nhiều địa phương. Cụ thể, Thủy điện Sê san 4 xả qua tràn tốc độ 1.634m3/s; Hồ Ayun Hạ mở 3 cửa lưu lượng xả từ 400-420m3/s.

Trong khi đó, bắt đầu từ ngày 2/10, do lưu lượng nước thượng nguồn đổ về nhiều nên các hồ chứa thủy điện ở Quảng Nam cũng bắt đầu xả lũ. Cụ thể, hồ chứa thủy điện A Vương xả tràn lưu lượng từ 50-100m3/s, thủy điện sông Bung 4A xả tràn từ 17h chiều ngày 2/10 với lưu lượng từ 500-1.000m3/s. Thủy điện Đăk Mi 4 do lưu lượng nước về hồ lớn (2.300m3/s) nên lúc 9h sáng 2/10 đã xả tràn 1.800m3/s, đến 12h trưa xả tràn mức 2.700m3/s và đến 14h chiều 2/10 xả tràn 1.043m3/s, gây ngập lũ cho vùng hạ du huyện Phước Sơn và đặc biệt là huyện Đại Lộc. Đến ngày 3/10, các thủy điện tiếp tục xả lũ, phát điện, theo lưu lượng nước về hồ bao nhiêu xả bấy nhiêu.

Quyền của người dân chưa được đảm bảo

Trong khi người dân miền Trung vật lộn với bão lũ thì ngày 3/10, mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Nam đã tổ chức đối thoại các bên liên quan về chủ đề: “Thủy điện miền Trung và sự tham gia của người dân”.

Đối thoại thu hút sự tham gia của 105 đại biểu, trong đó có các đại diện cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện ở các tỉnh Quảng Nam, Đắc Nông, Quảng Bình, Đắc Lắc, Thừa Thiên Huế…

Theo thông tin từ Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, sau khi bàn bạc, các đại biểu tham dự hội thảo đã nhận định rằng, thủy điện đã góp phần quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển của thủy điện miền Trung trong thời gian gần đây đã gây ra nhiều tác động xấu tới sinh kế, an sinh xã hội của các cộng đồng tái định cư và dân cư vùng hạ lưu. Nhiều bất cập trong chính sách và thực hiện đền bù tái định cư đã được nêu lên như các thiệt hại, mất mát về văn hóa, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học chưa được xem xét một cách đầy đủ. Cộng đồng dân cư ở các vùng bị ảnh hưởng là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Làm thủy điện: Hỏi ý kiến người dân phải thật chất - Hình 2

Nhiều khu dân cư bị ngập nặng do việc xả lũ của các thủy điện

Video đang HOT

Đối thoại cũng cho thấy, quyền tham gia của người dân được thể hiện trên một số văn bản pháp luật nhà nước, nhưng trên thực tế, việc thực hiện các quyền này chưa được đảm bảo. Vai trò, tiếng nói và sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong quá trình quy hoạch, phê duyệt, triển khai dự án thủy điện nói chung cũng như trong quá trình đ.ánh giá tác động môi trường nói riêng là rất mờ nhạt. Tham vấn cộng đồng chỉ thực hiện với người dân bị ảnh hưởng ở khu vực lòng hồ mà thiếu mở rộng đến các cộng đồng bị tác động ở phía hạ lưu. Việc tiếp cận thông tin của người dân còn hạn chế…

Ngoài ra, công tác vận hành hồ chứa còn bất cập, gây nhiều hậu quả đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân, đặc biệt là trong việc thông tin về xả lũ, điều tiết nước chưa trực tiếp, kịp thời và chính xác đến người dân, khiến người dân hoang mang và bị động.

Hội thảo cũng nhận định, các cam kết bảo vệ môi trường, đền bù tái định cư, phục hồi sinh kế không được thực hiện đầy đủ và không phù hợp với điều kiện văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Việc giám sát thực thi còn lỏng lẻo, thiếu sự nghiêm khắc trong việc xử lý các vi phạm.

Hỏi ý kiến cần được thực hiện đúng thật chất

Trước những nhận định trên, các đại biểu tham dự Hội thảo đã thống nhất kiến nghị đến các cơ quan chức năng rằng, tham vấn cộng đồng cần được thực hiện đúng thật chất. Cần xây dựng và phát triển các mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự nhằm hỗ trợ các cộng đồng tham gia có hiệu quả trong quá trình phát triển thủy điện. Người dân cần đươc đảm bảo để tiếp cận thông tin đầy đủ và hiểu bản chất nội dung các dự án thủy điện và có tiếng nói thật sự trong quá trình quy hoạch, phê duyệt và xây dựng các công trình thủy điện cũngcác chương trình tái định cư.như

Đặc biệt, Hội thảo kiến nghị, cần phải đặt lợi ích cộng đồng lên trên khi ra quyết định phê duyệt dự án thủy điện và cần có cơ chế chia sẻ lợi ích của thủy điện để đảm bảo ổn định sinh kế cho người dân.

Chính quyền và nhân dân các tỉnh có thủy điện cần xem xét và rút ra các bài học đối với các dự án hiện tại và cẩn trọng xem xét toàn diện các vấn đề đối với các dự án thủy điện tương tự. Chính quyền địa phương cần xem xét và quản trị tốt hơn quy trình quản lý nhà nước và tăng cường sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng và các tổ chức xã hội.

Các đại biểu cũng kiến nghị các nhà đầu tư thủy điện cần phải thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trưởng, đảm bảo thông tin kịp thời tình hình điều tiết nước để đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng dân cư.

Trong khi đó, các ngành liên quan cần có quyết tâm và nỗ lực để tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm các vụ vi phạm các cam kết Bảo vệ môi trường. Việc kiểm tra giám sát này cũng có thể huy động lực lượng cộng đồng cùng tham gia và giám sát.

Tuệ Khanh

Theo_VnMedia

“Đã đến lúc thủy điện chia sẻ lợi ích với người dân”

Trong lúc thời sự đang sôi sục về chuyện các công trình thủy điện khu vực miền Trung đua nhau xả lũ gây thiệt hại cho người dân, một cuộc hội thảo với chủ đề "Thủy điện miền Trung và sự tham gia của người dân" được tổ chức tại TP Hội An (Quảng Nam).

Hội thảo diên ra ngày 3/10 do Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) và Liên Hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam (QNAUSTA) tổ chức nhằm tìm tiếng nói chung về việc chia sẻ lợi ích cũng như các vấn đề liên quan đến công tác bồi thường, tái định cư... giữa các chủ đầu tư dự án thủy điện, người dân trong vùng ảnh hưởng, các nhà quản lý và khoa học.

Đã đến lúc thủy điện chia sẻ lợi ích với người dân - Hình 1

Hội thảo "Thủy điện miền Trung và sự tham gia của người dân" do Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) và Liên Hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam (QNAUSTA) tổ chức

Ông Đặng Phong - nguyên Chủ tịch huyện Bắc Trà My (hiện là Phó Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam) - nơi có thủy điện Sông Tranh 2 "nổi tiếng" vì liên quan đến động đất, cho rằng, làm thủy điện chỉ có "xấu xí" với môi trường mà thôi. Ông phát biểu: "Việc đền bù cho người dân trong vùng dự án là những tài sản hữu hình; nhưng tài sản vô hình là văn hóa, là phong tục tập quán của đồng bào dân tộc mất đi không bao giờ thấy được và lấy lại được".

Ông Phong đề nghị: "Người dân đã hy sinh quá nhiều vì thủy điện nên đã đến lúc thủy điện phải chia sẻ lợi ích cho người dân nhưng không phải lấy từ thuế mà từ nguồn thu của thủy điện".

Hội thảo cũng đã mời nhiều người dân trong vùng ảnh hưởng của các dự án thủy điện lớn như A Lưới (TT-Huế), Sông Tranh 2 (Quảng Nam) và người dân vùng hạ du chịu ảnh hưởng của thủy điện.

Bà Trần Thị Kim Hoa (trú xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) - nơi hứng chịu nhiều ảnh hưởng của các dự án thủy điện trên thượng nguồn của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn cho rằng từ khi các công trình thủy điện xây dựng và đưa vào sử dụng, dòng sông nơi bà ở khô cạn vào mùa nắng và lũ dữ vào mùa mưa. Chưa hết, khi lũ rút đi nhiều diện tích đất sản xuất của người dân bị cát bồi lấp khiến người dân không thể sản xuất được. Trái với trước đây khi chưa có thủy điện, lũ về chỉ mang phù sa đến cho ruộng đồng.

Bà Hoa kể câu chuyện thời sự nóng hổi ở địa phương bà khi vào chiều ngày 2/10, người dân có tin đồn vỡ đ.ập thủy điện, hàng ngàn người dân trong xã và các xã lân cận hoảng loạn mua lương thực, thực phẩm rồi dắt trâu, bò, heo, gà cùng nhau... chạy lũ. Thực tế chỉ là việc thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ do mưa lớn ở thượng nguồn nhưng thông tin đến người dân thì lại là... vỡ đ.ập.

Đã đến lúc thủy điện chia sẻ lợi ích với người dân - Hình 2

Bà Trần Thị Kim Hoa - người dân nơi rốn lũ huyện Đại Lộc (Quảng Nam).

Bà Phan Thị Qua, người bị ảnh hưởng của hồ thủy điện, thủy lợi Tả Trạch ở Thừa Thiên - Huế liệt kê tơi 2 trang giấy về những vấn đề mà bà cùng người dân tai đinh cư (TĐC) bức xúc.

Bà cho biết đời sống người dân TĐC bị xáo trộn, văn hóa cộng đồng, lao động sản xuất, nghề nghiệp bị thay đổi... Bên cạnh đó là vấn đề tâm linh khi vẫn còn nhiều ngôi mộ của người dân chưa kịp di dời đến nơi khác...

Bà Qua cũng kê ra hàng loạt khó khăn khác như khu TĐC xa trung tâm xã, không có chợ, giao lưu kinh tế vì thế khó khăn, thiếu đất sản xuất, không có đất sản xuất lúa nước nên không chủ động được nguồn lương thực, trình độ dân trí thấp nên không thể làm công nhân, t.rẻ e.m bỏ học giữa chừng...

Anh Hồ Văn Lớp (khu TĐC thủy điện A Lưới, TT-Huế) than thở, đất khu TĐC cằn cỗi, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, đường đi khó khăn, đền bù cho người dân không thỏa đáng...

Đó là những người dân trong vùng dự án, còn những người dân ở ngoài vùng dự án cũng bị ảnh hưởng bởi thủy điện thì sao? Ông Lê Văn Tuấn - Chánh văn phòng huyện Bắc Trà My dẫn chứng tại địa phương ông, nơi có thủy điện Sông Tranh 2.

Đã đến lúc thủy điện chia sẻ lợi ích với người dân - Hình 3

Khu TĐC thủy điện Sông Tranh 2 bỏ hoang vì không hợp với cuộc sống của người dân bản địa

Ông cho biết, người dân ở thị trấn Bắc Trà My không nằm trong vùng dự án nhưng với những gì mà thủy điện Sông Tranh 2 gây ra động đất cũng làm cho người dân mất ăn mất ngủ, rồi cán bộ huyện phải tốn nhiều thời gian để giải quyết những ý kiến của người dân do động đất gây ra thì có được "đền bù" không?

Nói về vấn đề "được và mất" của thủy điện, đại diện Sở NN-PTNT QuảngNam - ông Nguyễn Minh Tuấn - cho rằng bên cạnh những mặt được của thủy điện ai cũng thấy như bổ sung nguồn điện quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách, điều tiết nước các hồ chứa... thì những tác động tiêu cực của thủy điện cũng rất lớn.

Theo ông Tuấn, các khu TĐC quy hoạch chưa hợp lý như bố trí TĐC vào các khu vực rừng phòng hộ, không bố trí đủ đất sản xuất cho người dân tái định cư; ngoài việc phải mất rừng để xây dựng các khu tái định cư thì việc người dân phải chuyển đến nơi ở mới thiếu đất sản xuất, đất đai xấu hơn, sản xuất không ổn định, xây dựng chuồng trại chăn nuôi... dẫn đến việc rừng tiếp tục bị xâm hại.

Đã đến lúc thủy điện chia sẻ lợi ích với người dân - Hình 4

Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ ngày 2/10 khiến người dân vùng hạ du thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) hoảng hốt vì tương vỡ đ.ập

Tại một số dự án thủy điện, việc xây dựng nhà TĐC chất lượng không đảm bảo, không phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương nên người dân ít sử dụng nhà mà phải khai thác gỗ xây dựng lại nhà cửa mới để ở, gây lãng phí và mất rừng rất nhiều.

Công tác phối hợp giữa chủ đầu tư với các ban, ngành có chức năng lập quy hoạch, bố trí đất sản xuất cho người dân mất đất để xây dựng công trình chưa chặt chẽ và hợp lý.

Phần lớn người bị thu hồi đất có trình độ học vấn thấp, hoặc đã lớn t.uổi nên việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn; kể cả việc tuyển dụng vào làm tại các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do trình độ lao động không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn nhiều nan giải, thiếu tính đa dạng, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và tập quán của người dân.

Bên cạnh đó, tính công khai, dân chủ trong tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại một số địa phương chưa đảm bảo theo quy trình, quy định. Chưa tổ chức được nhiều cuộc đối thoại trực tiếp với nhân dân trong vùng dự án để kịp thời xử lý những vướng mắc, giải quyết tâm tư và bức xúc của nhân dân trong vùng thực hiện dự án.

PGS.TS. Lê Anh Tuấn - cố vấn VRN cũng trình bày những cái "được" của thủy điện như tạo ra nguồn điện để phát triển công nghiệp và dân dụng, kiểm soát lũ, tạo nguồn cung cấp nước và nuôi cá lòng hồ, có thể giảm phát thải surfur và nitrogen oxides (nếu phải dùng nhiệt điện)...

Đã đến lúc thủy điện chia sẻ lợi ích với người dân - Hình 5

Một cánh đồng màu mỡ thành cánh đồng cát tại xã Đại Hồng (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) sau trận "đại hồng thủy" năm 2009

Tuy nhiên, hệ quả của thủy điện cũng không phải là ít như mất nhiều diện tích rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học khu vực, nguy cơ vỡ đ.ập và trở thành thảm họa hủy diệt nhiều nhân mạng và tài sản, làm giảm nguồn cá di cư và nguồn cung cấp các chất vi dinh dưỡng cho cá, tạo vấn đề di dân và gia tăng các bất công xã hội, ngăn cản giao thông thủy và hạn chế vận tải hàng hóa...

Giải pháp nào để tạo sự phát triển năng lượng cho quốc gia, đồng thời hạn chế tối đa các tác hại đến môi trường và sinh kế cho người dân? Trả lời câu hỏi này, PGS.TS. Lê Anh Tuấn cho rằng cần tạo một chiến lược đồng thuận trong hợp tác phát triển năng lượng và tài nguyên nước bền vững.

"Cần tạo điều kiện để các nhà khoa học và cộng đồng địa phương được tham gia phản biện trong quá trình ra quyết định", PGS.TS. Lê Anh Tuấn phát biểu.

Công Bính

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
13:10:28 21/09/2024
Tìm thấy t.hi t.hể b.é t.rai ở Làng Nủ sau 12 ngày xảy ra lũ quét
13:24:31 22/09/2024
3 mẹ con ở Nghệ An bị lũ cuốn: Tìm thấy t.hi t.hể người mẹ
12:08:22 21/09/2024
Hơn 20 đặc công lặn tìm du khách rơi xuống biển trong lúc chụp ảnh
07:01:38 22/09/2024
Chục nghìn con bị c.hết do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới
11:57:01 21/09/2024
3 học sinh ở Nghệ An bị nước cuốn khi qua cầu tràn, 1 em mất tích
08:42:40 22/09/2024
Bình Phước: Mưa lớn gây hư cầu dân sinh, một người dân mất tích
12:12:37 21/09/2024
Hoả hoạn tại chùa Vạn Phật, Công an tỉnh Gia Lai cùng người dân nỗ lực dập lửa
17:57:36 22/09/2024

Tin đang nóng

Rủ chồng tương lai đi đám cưới đồng nghiệp, tôi vô tình phá tan tành cuộc hôn nhân của người ta
07:20:45 23/09/2024
Nữ ca sĩ đắt show nhất ở cả hải ngoại lẫn Việt Nam: Hát hay, nói duyên, giỏi cả xin t.iền khán giả
06:30:27 23/09/2024
Chồng cũ Diệp Lâm Anh chi 120 triệu đồng đấu giá tranh của vợ
06:37:02 23/09/2024
Sao Việt 23/9: Bảo Anh vui đùa bên con gái, chồng cũ mua tranh của Diệp Lâm Anh
06:48:46 23/09/2024
Ngày con trai tôi bán nhà, con rể hùng hổ lao đến trách tôi không chịu nghe lời khuyên để rồi về già làm khổ con gái
07:52:36 23/09/2024
Một nữ ca sĩ nổi tiếng viết status gần 1000 chữ nói về Hà Anh Tuấn
06:53:07 23/09/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Chị Đẹp Đạp Gió mùa 2 mà khán giả đòi "bỏ show"?
06:43:16 23/09/2024
Em gái chồng thường xuyên vay tôi t.iền nhưng không trả
07:27:13 23/09/2024

Tin mới nhất

Áp thấp nhiệt đới, bão tiếp nối trên Biển Đông

06:33:37 23/09/2024
Khả năng áp thấp nhiệt đới và bão tiếp nối xuất hiện trên Biển Đông trong những ngày tới gây thời tiết xấu kéo dài trên đất liền kèm theo các hiện tượng cực đoan như mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, ngập úng.

Sức cùng lực kiệt sau bão dữ, chủ lồng oằn vai 'gánh' nợ nghìn tỷ

06:27:50 23/09/2024
Bão lũ đi qua, không chỉ vợ chồng anh Ba, nhiều nông dân khác mất trắng tài sản, còn gánh trên vai khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng.

Thanh Hóa: Cố băng qua đ.ập tràn, ô tô 7 chỗ mắc kẹt giữa dòng nước lũ

06:24:49 23/09/2024
Cố tình băng qua dòng nước lũ, ô tô 7 chỗ ở Thanh Hóa bị nước cuốn trôi, tài xế may mắn được lực lượng chức năng ứng cứu kịp thời.

Người dân Yên Bái mang cờ, hoa ra cảm ơn, chào tạm biệt các chú bộ đội

06:20:51 23/09/2024
Sáng nay, người dân ở huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái cầm cờ, hoa đứng dọc hai bên đường vẫy chào, cảm ơn các chú bộ đội đã giúp bà con khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Nguyên nhân người dân TPHCM phản ứng với trạm BOT Phú Hữu

06:08:12 23/09/2024
Gia đình tôi đặt taxi, tài xế đến đường Nguyễn Thị Tư, thấy trạm thu phí liền gọi điện thoại báo gia đình trả thêm phí BOT mới vào đón, nếu không sẽ hủy chuyến , bà Lê Thị Nhung kể.

Sơn La: Hai ô tô đi trên quốc lộ 6 bị tảng đá lớn đè trúng

06:07:53 23/09/2024
Chiều 22/9, Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, khoảng 14h cùng ngày, tại km201+900 quốc lộ 6, địa phận huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) xảy ra vụ sạt lở, đất đá lăn từ trên núi xuống đè trúng 2 ô tô.

Sắp đổi cách tính lương hưu công chức, viên chức, quyền lợi thế nào?

06:03:21 23/09/2024
Hiện nay, đối với khu vực Nhà nước, mức bình quân t.iền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính trong khoảng thời gian 5 đến 20 tháng cuối trước khi nghỉ hưu, tuỳ từng thời điểm tham gia.

Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam xả lũ, cảnh báo ngập ở TPHCM và 2 tỉnh

05:58:29 23/09/2024
Lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về lòng hồ Trị An đạt cao trình 60,5m nên Công ty Thủy điện Trị An sẽ xả lũ qua đ.ập tràn với lưu lượng 150-300m3/s.

Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ

21:05:52 22/09/2024
Một nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) giúp đỡ nhiều người đi qua đoạn đường ngập nước và kịp thời ứng cứu 2 n.ạn n.hân bị lũ cuốn trôi.

Vụ 2 n.ữ s.inh bị lũ cuốn trôi: Tìm thấy n.ạn n.hân cách hiện trường 40m

21:02:25 22/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Đô Lương (Nghệ An) đã tìm thấy t.hi t.hể n.ữ s.inh bị lũ cuốn, cách hiện trường gặp nạn khoảng 40m.

Đi xe máy qua cầu tràn, 2 người bị nước cuốn mất tích

18:43:54 22/09/2024
Đến trưa 22/9, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy 2 n.ạn n.hân bị nước cuốn khi đi xe máy qua cầu tràn tại khu vực thuộc bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La).

Người Việt Nam tại châu Âu tiếp tục quyên góp hỗ trợ đồng bào bị bão lũ

10:40:01 22/09/2024
Trước đó, tập thể cán bộ, nhân viên và phu nhân, phu quân Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia đã ủng hộ mỗi người một ngày lương với tổng số t.iền 8 triệu VNĐ.

Có thể bạn quan tâm

Con trai bỏ học, tập hút thuốc và hành động g.ây s.ốc của người cha

Thế giới

09:24:53 23/09/2024
Một người đàn ông ở Trung Quốc gây tranh cãi vì di chuyển quãng đường 1.000km về nhà để trói con trai đưa tới đồn cảnh sát.

Tiết lợn luộc ngon, bổ nhưng đại kỵ với nhóm người này

Sức khỏe

09:23:49 23/09/2024
Theo chuyên gia, trong 100gram tiết lợn chứa 16gram đạm, giàu gấp 4 lần phần thịt lợn. Tiết còn giàu lecithin, sắt, kali, đồng và các yếu tố vi lượng khác, tác dụng bổ m.áu, tăng cường miễn dịch.

Sao Kpop 23/9: Song Hye Kyo kiếm 4,5 triệu USD; Lee Jong Suk xóa tin chia tay

Sao châu á

09:15:29 23/09/2024
Song Hye Kyo kiếm 4,5 triệu USD dù không làm gì, Lee Jong Suk dập tắt tin đồn chia tay khi đến dự concert của IU.

Khám phá 'Gành đá đĩa' trên núi

Du lịch

09:08:30 23/09/2024
Đứng trước những trụ đá thẳng đứng, xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên nhưng đầy nghệ thuật, du khách không khỏi trầm trồ trước sức mạnh sáng tạo của thiên nhiên.

Độc đạo - Tập 10: Lê Toàn đồng ý bắt tay với Quân già

Phim việt

08:57:08 23/09/2024
Cuộc gặp gỡ với Quân già buộc Lê Toàn không thể né tránh mãi dù ông không muốn. Lê Toàn đồng ý cung cấp cho Quân già một chuyến xe để vận chuyển hàng .

Tử vi tuần mới từ ngày 23/9 - 29/9/2024 của 12 cung hoàng đạo

Trắc nghiệm

08:53:39 23/09/2024
Tử vi tuần mới. Tham khảo tử vi tuần mới từ 23/9 - 29/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo, Bạch Dương, Kim Ngưu, Sư Tử, Song Tử, Xử Nữ, Cự Giải,

Hot girl phố núi 'gieo thương nhớ' cho cánh mày râu nhờ nhan sắc tuyệt đỉnh

Người đẹp

08:43:09 23/09/2024
Đào Thu Hằng là hotface đến từ Gia Lai hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Đào Thu Hằng sinh năm 2001. Cô được biết đến với vai trò là một KOLs và người mẫu ảnh tự do.

Bã cà phê có tác dụng gì với làn da?

Làm đẹp

08:30:06 23/09/2024
Caffeine làm co da tạm thời, khiến da trông săn chắc và căng hơn, cải thiện vẻ ngoài của da. Hiệu ứng làm săn chắc này có thể giúp chống lại bọng mắt, làm cho tình trạng da sần vỏ cam giảm đi.

"Cô gái cầm lược hát" oanh tạc MXH 2 năm trước: Nhan sắc hiện tại gây choáng, đang cực nổi vì 1 lý do!

Netizen

08:24:05 23/09/2024
Rap Việt mùa 4 đã lên sóng với nhiều thí sinh được đ.ánh giá tiềm năng đã xuất hiện ngay trong tập 1. Trong đó phải kể đến cô gái có rap name Shayda khiến các huấn luyện viên phải dùng hết tuyệt chiêu để mời về đội.

Nhà cấp 4 cho bố mẹ ở Đà Nẵng khiến dân tình nức nở: Điều ai cũng muốn có khi nghỉ hưu là đây!

Sáng tạo

08:13:44 23/09/2024
Mới đây trên 1 diễn đàn khoe nhà đẹp, chủ tài khoản Dung Nguyễn đã có cơ hội flex thành quả thiết kế nhà cửa cho 1 tổ ấm ở Đà Nẵng. Được biết, đây là căn nhà vợ chồng chị Dung Nguyễn lên ý tưởng thiết kế

Em chồng khoe lương 40 triệu/tháng, tôi cười mỉa chỉ vào chiếc máy giặt trong góc nhà mà em xấu hổ cúi gằm mặt

Góc tâm tình

08:12:46 23/09/2024
Mỗi lần tôi đến nhà chơi, em chồng lại khoe mình làm lương cao, chê bai tôi lương thấp. Em chồng tôi có tính khinh người. Lúc nào em cũng cho rằng mình tài giỏi hơn người khác, chưa bao giờ em chịu thua ai.