Làm thủy điện để… phá rừng?
Mặc dù liên tục bị phản đối, nhưng gần đây nhiều dự án thủy điện nhỏ lại đang được đề xuất xây dựng. Hiệu quả kinh tế của các dự án này còn chưa biết nhưng việc tàn phá môi trường, chiếm dụng vườn quốc gia… đã không còn là cảnh báo.
“Cố đấm ăn xôi”…
Sau Dự án Thủy điện Ea K’Tuor ở tỉnh Đăk Lăk đe dọa Vườn quốc gia Chư Yang Sin thì mới đây lại đến lượt Vườn quốc gia Yok Đôn bị đe dọa bởi Dự án Thủy điện Đrăng Phốk. Đáng nói, các dự án thủy điện này đều có công suất rất nhỏ chỉ 5MW và 26MW. Ông Trần Viết Ngãi – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN cho biết, hiện nhiều chủ đầu tư đang còn phải “tháo chạy” khỏi các dự án thủy điện, không biết việc tiếp tục đề xuất xây dựng các dự án thủy điện nhỏ này để làm gì?
Theo ông Ngãi, việc tư nhân đầu tư khai thác thủy điện bây giờ không thể có hiệu quả bởi những dự án lớn, đem lại lãi (các dự án trên 30MW) thì Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã đầu tư hết. Các dự án thủy điện nhỏ hiện nay nếu tiếp tục đầu tư chỉ có lỗ, chưa kể điện làm ra sẽ không ai mua hoặc bị mua với giá rẻ. “Có thể, các doanh nghiệp đang “cố đấm ăn xôi” hoặc có mục đích nào đó thì mới tiếp tục xin đầu tư thủy điện nhỏ vì năm 2017, theo quy hoạch điện 7 sẽ kết thúc tất cả các dự án thủy điện, chỉ còn các dự án điện lớn, hiệu quả mới được triển khai xây dựng”- ông Ngãi nói.
Trên thực tế, nhiều dự án thủy điện nhỏ đã được cấp phép đầu tư tràn lan không mang mục đích sản xuất điện. Thời gian qua, số lượng thủy điện nhỏ được quy hoạch rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao; phần lớn các thủy điện này có công suất dưới 10MW nhưng diện tích chiếm đất rừng lớn (trên 14ha/MW điện). Suất đầu tư cao từ 16-20 tỷ đồng/MW điện, lại ở những vùng sâu, xa chi phí đầu tư cho truyền tải lớn…
Ruộng rẫy đều chìm dưới lòng hồ Thủy điện Buôn Tuasrah, người dân phải phát rẫy tại khu vực đệm Rừng đặc dụng Nam Ka, Đăk Lăk (một thanh niên đang dò sóng điện thoại di động)
Ông Ngãi nói thẳng: “Có thể nói, mục đích chính của nhiều chủ đầu tư là thông qua dự án thủy điện để khai thác lâm sản, khi đã khai thác hết gỗ thì không cần tiếp tục dự án thủy điện nữa”. Báo cáo của Bộ NNPTNT gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng thủy điện trong giai đoạn 2006-2012 cũng cho thấy: Để triển khai được 160 dự án thủy điện, chúng ta đã mất đi gần 20.000ha đất rừng tự nhiên, trung bình mất đi 125 ha/dự án. Thậm chí, con số này có thể lớn hơn, bởi sẽ phải bố trí mới đất tái định cư, đất sản xuất cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Cùng với đó là những tai họa ẩn giấu về sự cố đập, lũ lụt…
Video đang HOT
Nhân danh thuỷ điện để phá rừng
Bộ Công Thương thừa nhận có nhiều dự án thủy điện mà chủ đầu tư chậm trồng rừng bù lại diện tích bị mất, không thực hiện theo cam kết tiến độ đã đề ra, gây nhiều hệ lụy về kinh tế – xã hội… Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ loại bỏ 338 dự án và không đưa vào quy hoạch 169 vị trí tiềm năng thủy điện.
GS-TS Nguyễn Hoàng Trí-thành viên Ủy ban Quốc gia UNESCO VN cũng cho rằng, phải có người được hưởng lợi thì các dự án thủy điện nhỏ, kém hiệu quả, xâm hại rừng, môi trường mới được đầu tư xây dựng. Còn theo GS-TS Nguyễn Ngọc Lung-Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, nhân danh đầu tư thủy điện thì chủ đầu tư được khai thác gỗ hợp pháp, dù không ai nhận mình làm vậy. Con số thống kê công bố về diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện là những số thống kê được trong thiết kế, hồ sơ dự án, còn phần rừng mất đi sau đó thì không ai thống kê được. Đáng lẽ làm thủy điện phải trồng lại rừng, nhưng hầu hết các chủ đầu tư đã không làm.
GS Vũ Trọng Hồng-Chủ tịch Hội Thủy lợi VN cũng đặt câu hỏi: Tại sao VN lại cho phát triển ồ ạt thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên-nơi mà rừng là nguồn sống của người dân địa phương và các con sông đều ngắn, dốc? Việc phá hủy hàng chục ha rừng, trong đó phần lớn là do xây dựng thủy điện có hợp lý không khi mà ngày nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu thì việc làm thủy điện dẫn đến phá rừng ồ ạt sẽ gây hậu quả xấu nhiều hơn? TS Đào Trọng Tứ – nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong VN cũng nhấn mạnh rằng, việc hoàn trả rừng với một dự án thủy điện chỉ là “bánh vẽ”. Trong khi đầu tư thủy điện lại tàn phá nhiều diện tích rừng là điều quá đau xót. “Thủy điện cuối cùng không mang lại lợi ích nhiều như người ta tưởng”- ông Tứ nhấn mạnh.
Theo Mai Hương (Dân Việt)
Hàng trăm hộ được đền bù tiền tỷ vẫn nguy cơ đói nghèo
Dù nhận đền bù tiền tỷ, song hàng trăm hộ dân vùng dự án thủy điện Đăkđrinh, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) có nguy cơ đối mặt đói nghèo vì tiêu xài phung phí, trả nợ... mà không quan tâm đầu tư làm kinh tế.
Những căn nhà trị giá hơn nửa tỷ đồng sừng sững mọc lên giữa khu tái định cư dự án thủy điện Đăkđrinh giữa núi rừng Sơn Tây. Ảnh: Trí Tín.
Trên nền đất đỏ quạch vừa mới san ủi, những căn nhà trị giá hơn nửa tỷ đồng san sát, sừng sững trên những khu tái định cư thủy điện Đăkrinh. Rời đến ở trong căn nhà mới trống hoác, anh Đinh Văn Thái cầm lon bia cụng lách cách, hô hào 4 trai làng cùng uống mừng cho ngày gia đình mình đặt chân đến vùng đất mới.
Thái thật thà liệt kê, ngoài căn nhà trị giá hơn 500 triệu đồng, gia đình anh còn nhận tiền đền bù đất đai, hoa màu khoảng 450 triệu nữa. Tuy nhiên khoản tiền này đã dùng đóng bàn ghế, giường, tủ, mua chăn nệm cho căn nhà mới hết 120 triệu, mua 1 chiếc xe máy, giàn karaoke, cặp loa cùng tivi hết gần 50 triệu. Số còn lại trả nợ cho "con buôn", chủ hàng tạp hóa các khoản tiền đã mua lương thực, rượu, heo, gà suốt hai năm qua. "Sau khi chi tiêu hết tiền đền bù rồi thì vợ chồng mình tính đi làm thuê, vào rừng tìm nơi phát nương, làm rẫy kiếm sống thôi", anh Thái nói.
Gần sát căn nhà của Thái, cơ ngơi của Đinh Văn Bay ở thôn Nước Vương, xã Sơn Liên cũng khang trang không kém. Bay bảo, Nhà nước hỗ trợ khoảng 300 triệu đồng, mình thêm vào hơn 200 triệu nữa làm căn nhà ở khu tái định cư này. Tiền đền bù còn lại khoảng hơn 600 triệu đồng, Bay gửi ngân hàng 200 triệu, số còn lại mua hai xe máy và trả tiền lương thực, thực phẩm, rượu, bia hơn một năm qua đã nợ các chủ hàng tạp hóa.
"Trước đây nơi ở cũ có ruộng lúa nước, có nhiều rẫy sản xuất, giờ nhường hết cho thủy điện, dời về khu này thì không còn đất đai như trước nữa. Tiền Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sau khi nhận về cũng mang đi trả nợ hết rồi. Những ngày tới hai vợ chồng chưa biết phải làm gì sống để nuôi con", Bay phân trần.
Nhường hết đất đai cho dự án thủy điện, khoản tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp thì mang đi trả nợ, nhiều hộ dân vùng tái định cư xã Sơn Liên chưa biết làm gì để nuôi sống gia đình những ngày tới. Ảnh: Trí Tín.
Trước đó, ngày 25/6, sau khi chi trả 45 tỷ đồng đền bù cho người dân, một số hộ vừa rời khỏi trụ sở ủy ban xã Sơn Liên đã bị các chủ hàng tạp hóa giật tiền trên tay.Lực lượng công an kịp thời can thiệp vụ tranh chấp gần 1,9 tỷ đồng giữa ông Đinh Văn Dơ và Đinh Văn Lát với các "con buôn" mua bán đất đai vùng dự án (không có giấy tờ) trước đó. Xã Sơn Liên đang tạm giữ hai sổ tiết kiệm tổng trị giá 1,2 tỷ đồng và gần 640 triệu đồng tiền mặt của ông Dơ và Lát chờ công an huyện điều tra, xử lý trường hợp tranh chấp này.
Thượng tá Đinh Quang Ven, Trưởng công an huyện Sơn Tây xác nhận, nhiều hộ dân sau khi nhận tiền đền bù về không đủ để trả nợ. Còn khoản tiền chuyển đổi nghề nghiệp, họ mang về mua xe máy, điện thoại cho con cái hoặc vật dụng cho căn nhà mới là hết sạch. "Con buôn tìm mọi cách khoét tiền đền bù đất đai, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của đồng bào bằng cách cho sử dụng trước phương tiện đi lại, điện thoại hoặc bán thiếu heo, gà sau đó lấy tiền với giá cao hơn nhiều lần so với giá thị trường. Tuy nhiên những trường hợp này chỉ có thể xử lý hành chính vì đồng bào tự nguyện mua nợ của các chủ tạp hóa trước đó", thượng tá Ven nói.
Thống kê của UBND huyện Sơn Tây, từ cuối năm 2012 đến nay, Ban đền bù của dự án thủy điện Đăkđrinh đã chi trả tiền đất đai, hoa màu, nhà cửa khoảng 81 tỷ đồng. Dự kiến đến tháng 8 tới sẽ đền bù thêm 180 tỷ đồng cho hơn 200 hộ dân trong vùng ảnh hưởng của dự án.
Sau khi nhận tiền đền bù, chuyển đến khu tái định cư, anh Đinh Văn Thái ở xã Sơn Liên đã mua ngay giàn karaoke, cặp loa, tivi hết gần 10 triệu đồng. Trong khi đó, vợ và ba con nhỏ nheo nhóc quần áo cũ nhàu, chịu nhiều thiếu thốn.Ảnh: Trí Tín.
Ông Đinh Kà Để, Bí thư huyện ủy Sơn Tây lo lắng, tập tục của đồng bào thiểu số nơi đây là họ ít lo xa, chỉ cần có nhà, đám rẫy và con trâu là mãn nguyện rồi. Bây giờ họ nhận cùng lúc nhiều tiền nên thích tiêu xài phung phí và trả nợ nần.
Để tránh xảy ra tình trạng "giật nợ" tiền đền bù tái diễn thời gian tới, huyện ủy Sơn Tây chỉ đạo công an huyện điều tra, xử lý dứt điểm các khoản nợ giữa người dân với các "con buôn", chủ tạp hóa; ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng sự thiếu hiểu biết của dân, lừa phỉnh chiếm đoạt tiền đền bù. Để giúp cho người dân thoát nghèo, có cuộc sống ổn định khi đến ở các khu tái định cư, huyện Sơn Tây khảo sát bố trí đất tái định canh, phát triển chăn nuôi trâu, bò, trồng keo, bời lời, xà cừ... nhất là tăng cường trồng rừng.
Theo kế hoạch, đến 31/8, Ban quản lý dự án thủy điện Đăkđrinh dâng nước lên đến 410m nên hiện tại hàng nghìn người dân ở huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) và huyện Konplong (Kon Tum) vùng lòng hồ đang gấp rút di dời đến vùng an toàn.
Thủy điện Đăkđring khởi công vào tháng 1/2011, dự án nằm ở các xã Sơn Long, Sơn Liên và Sơn Dung, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) và huyện KongPlong tỉnh Kon Tum. Nhà máy có công suất 125MW, tổng mức đầu tư 3.423 tỷ đồng. Theo kế hoạch, tổ máy 1 sẽ phát điện vào tháng 9/2013 và đến tháng 12/2013 sẽ phát điện tổ máy 2.
Theo Khampha
Chơi sang như dân xóm Nghèo Có tiền đền bù, hỗ trợ từ Dự án Thủy điện Đăkrinh, nhiều gia đình nghèo huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) bỗng chốc đổi đời: Xây nhà lầu, tậu xe hơi và ăn chơi nhậu nhẹt liên miên. Nhiều năm qua, dân xóm Nghèo, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, hết sức chật vật, khó khăn. Mọi việc đổi khác khi Dự án...