Lạm thu và nhắc nhở, phê bình, rút kinh nghiệm
Trước bức xúc của phụ huynh, chính quyền địa phương đã yêu cầu nhà trường phải hoàn trả lại số tiền đã thu, đồng thời phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Nhiều ý kiến cho rằng, cách xử lý trách nhiệm cá nhân tại các trường để xảy ra lạm thu hiện nay là chưa thoả đáng và chưa đủ sức răn đe.
Yêu cầu trả lại tiền đã lạm thu
Liên quan đến những phản ánh của phụ huynh về các khoản thu không đúng quy định xảy ra tại Trường tiểu học Lê Lợi (thành phố Huế) thì ông Trương Đình Hạnh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế đã có công văn phản hồi dư luận, báo chí.
Nhiều khoản thu tại Trường tiểu học Lê Lợi không đúng quy định nhưng chỉ mới dừng lại ở mức “phê bình, nhắc nhở”. Ảnh: TA
Trong đó, ông Hạnh cho biết, chính quyền địa phương đã có công văn nhắc nhở, phê bình trường tiểu học Lê Lợi chưa thực hiện nghiêm túc công văn của thành phố về việc thực hiện các khoản thu đầu năm học 2020-2021.
Đồng thời, yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường không được thu tiền quỹ an ninh trật tự trong năm học 2020-2021 (50.000 đồng/học sinh/năm).
Những phụ huynh nào đã nộp tiền, yêu cầu hoàn trả cho phụ huynh. Đồng thời, nhà trường cần làm việc với lãnh đạo phường, Công an phường để được hỗ trợ tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trước cổng trường vào giờ cao điểm và thực hiện tốt mô hình “xếp hàng đón con”.
Chính quyền địa phương cũng yêu cầu không được tiếp tục thu tiền để thực hiện quỹ điều hòa dự phòng đối với học sinh khối 1 năm học 2020-2021(500.000 đồng/học sinh/5 năm học).
Video đang HOT
Những phụ huynh nào đã nộp tiền, yêu cầu hoàn trả cho phụ huynh. Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ thực hiện việc huy động kinh phí để thay thế máy điều hòa do hư hỏng không sữa chữa được hoặc cháy khi đã có dự toán chi tiết.
Có sự thống nhất của Ban Giám hiệu nhà trường và thực hiện việc huy động xã hội hóa theo đúng quy định.
Ngoài ra, trong công văn gửi trường tiểu học Lê Lợi, chính quyền địa phương cũng chỉ ra những thiếu sót, sai phạm của nhà trường về nguồn tăng cường cơ sở vật chất bán trú.
Yêu cầu Hiệu trưởng rà soát lại các nội dung chi, chỉ thực hiện những nội dung chi cần thiết phục vụ cho công tác bán trú của trường. Cân đối lại để giảm tiền đối với phụ huynh.
Các nguồn thu thỏa thuận với phụ huynh, yêu cầu nhà trường thực hiện nguyên tắc thu đủ, chi đủ theo quy định, không để số dư cuối năm quá lớn chuyển năm sau.
Trường hợp cuối năm số dư còn lớn không sử dụng hết, nhà trường cần tính toán lại và hoàn trả cho phụ huynh.
Cũng với cách xử lý trên thì vụ việc thu sai nhiều khoản thu tại Trường mẫu giáo Ea Wy (xã Ea Wy, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) thì cơ quan chức năng đã yêu cầu Hiệu trưởng phải hoàn trả lại số tiền đã thu của người dân.
Chủ yếu vẫn là rút kinh nghiệm
Sai phạm trong thu-chi tài chính đầu năm học đã được chính quyền địa phương xác minh, làm rõ và yêu cầu hoàn trả lại tiền nhưng còn cách xử lý các cá nhân sai phạm thì sao?
Hầu hết các vụ việc đều dừng lại ở việc nhắc nhở, kiểm điểm, rút kinh nghiệm và hoàn trả lại tiền cho phụ huynh. Kể cả có những trường có sai phạm từ năm nay sang năm khác về thu – chi nhưng mức xử lý cá nhân vẫn là “nhắc nhở, phê bình”.
Trong các năm học trước, tại trường tiểu học Lê Lợi (thành phố Huế) thì phụ huynh có con học trái tuyến vào lớp 1 phải “ủng hộ” tiền xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường từ 3-5 triệu đồng và được thu trên cơ sở “tự nguyện”.
Liên quan đến khoản thu tự nguyện hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, chính quyền thành phố Huế xác định, từ năm học 2014-2015 đến 31/12/2019, nhà trường đã huy động nguồn xã hội hóa để xây dựng công trình nói trên, kể cả tiền lãi gửi ngân hàng với số tiền: 2,28 tỷ đồng.
Với số tiền trên, trường tiểu học Lê Lợi đã có văn bản xin chủ trương dùng nguồn tiền này để xây dựng, nâng cấp khối nhà bếp và thư viện của trường và được đồng ý.
Tổng dự toán công trình là 2,84 tỷ đồng. Sau khi cân đối tổng dự toán công trình so với kinh phí đã huy động được (2,84 – 2,28) thì kinh phí cần phải huy động tiếp là: 561,816 triệu đồng đồng.
Số kinh phí này được nhà trường huy động trong nguồn tăng cường cơ sở vật chất bán trú năm học 2020-2021 là không phù hợp thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Dù chỉ rõ nhiều sai phạm như vậy nhưng trong công văn của Ủy ban nhân dân thành phố Huế thì mức xử lý sai phạm này là: “nhắc nhở, phê bình”.
(Còn nữa).
Đắk Lắk: 8X quyết chặt cà phê, bỏ chanh dây trồng vườn sâm tốt bời bời, củ rất to
Ở giữa vùng đất có thế mạnh về cây công nghiệp và cây ăn trái, nhưng anh Võ Trí (thôn 2, xã Ea Wy, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) không làm nông nghiệp theo lối mòn mà có suy nghĩ, cách làm khác biệt, mới mẻ.
Anh Võ Trí thêm một lần khiến người ta ngạc nhiên khi phá bỏ vườn chanh dây, đưa vào trồng sâm bố chính
Sinh năm 1985, gắn bó với rẫy nương từ nhỏ, Trí hiểu rất rõ thực tế là người nông dân rất vất vả, nhưng thu nhập thấp do chỉ quen với cách làm cũ và những loại cây trồng quen thuộc. Năm 2017, sau khi lập gia đình, anh được bố mẹ để lại 3 ha rẫy cà phê để làm ăn.
Vườn sâm Bố Chính của anh Võ Trí.
Công việc đầu tiên của anh là chặt hết cà phê đang cho thu hoạch rồi để đất trống trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Té ra, anh cho đất nghỉ ngơi sau thời gian dài canh tác liên tục. Sau khi đất hồi phục, anh đem giống chanh dây về trồng toàn bộ diện tích vườn.
Đây là cách làm hoàn toàn khác với nông dân địa phương, bởi chanh dây thường chỉ được trồng xen trong các vườn cây dài ngày do thị trường tiêu thụ không ổn định, phụ thuộc thị trường Trung Quốc nên thu nhập bấp bênh.
Giải pháp của anh Trí là liên kết với doanh nghiệp trồng chanh dây theo phương pháp hữu cơ để xuất sang thị trường châu Âu. Với cách làm này, vườn cây của anh cho năng suất cao, trái to, đồng đều nên giá bán cao hơn nhiều so với thị trường, mỗi năm thu nhập khoảng 500 triệu đồng.
Vườn sâm Bố Chính của anh Võ Trí.
Sau khi thắng lớn từ việc trồng chanh dây và loại cây này cũng bắt đầu xuống giá, cuối năm 2019, anh Võ Trí thêm một lần khiến người ta ngạc nhiên khi phá bỏ vườn chanh dây, đưa vào trồng sâm bố chính - loại cây trên địa bàn tỉnh gần như chưa có ai trồng. Anh cho biết, qua tìm hiểu ở các tỉnh khác được biết, đây là loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao nhưng còn lạ lẫm tại địa phương nên quyết định đưa giống sâm này về trồng trên vùng đất đỏ. Bên cạnh tìm hiểu thông tin trên internet và thực tế nhiều nơi để nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, anh còn tìm cách kết nối với các doanh nghiệp dược liệu bao tiêu đầu ra rồi mới bắt tay vào trồng. Cuối năm 2019, anh tiến hành cải tạo vườn, đầu tư hệ thống tưới tự động và xuống giống 4 ha sâm Bố Chính. Theo anh, loại cây này gieo hạt từ đầu mùa mưa và thu hoạch vào cuối mùa khô năm sau; tuy chăm sóc không khó nhưng đất phải bảo đảm tơi xốp, đủ sáng, mùa khô tưới 2 ngày/lần nên đòi hỏi nguồn nước tưới ổn định. Bên cạnh đó, đất phải xử lý, rải vôi bột để diệt mầm bệnh kỹ lưỡng, việc phòng trị bệnh thực hiện bằng phương pháp sinh học hữu cơ. Ngoài ra, nhà thu mua sẽ kiểm định gắt gao về chất lượng vì sản phẩm này chủ yếu dùng cho mục đích làm dược liệu, thực phẩm, nên quá trình canh tác tuyệt đối không được sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Hiện vườn sâm của anh đã chuẩn bị bước vào thời điểm thu hoạch, năng suất đạt khoảng 5 - 6 tấn/ha, phần lớn sản lượng được doanh nghiệp bao tiêu với giá từ 60.000 - 90.000 đồng/kg, số còn lại bán lẻ với giá cao hơn, tính ra mỗi ha dược liệu thu lãi 250 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Từ thành công của vụ sâm Bố Chính đầu tiên, anh Trí cho biết, mùa mưa sắp tới sẽ xuống giống thêm 2 ha cây dược liệu này. Bên cạnh đó, anh cũng đã đưa vào trồng một số loại cây mới lạ khác tại địa phương như: cà gai leo (2 ha), dưa lưới (1 sào) và đang tìm hiểu trồng thêm các giống cây ăn trái mới giá trị kinh tế cao. Theo anh, phần lớn người dân địa phương chủ yếu trồng tiêu, cà phê, cao su, nhưng thời gian gần đây, các loại nông sản này xuống giá, bị sâu bệnh, hạn hán khiến nhiều người bỏ vườn nên anh sẵn sàng hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật, kết nối đơn vị cung cấp nguồn giống và tiêu thụ sản phẩm, qua đó giúp người dân nâng cao thu nhập. Có thể nói, tinh thần dám nghĩ, dám làm, cùng mong muốn mang một luồng gió mới cho nông nghiệp của chàng thanh niên này đáng để người dân học tập, nhất là những bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Chiến sĩ công an hơn 30 lần hiến máu cứu người Mới 31 tuổi nhưng Thượng úy Nguyễn Thành Công (Trung đội Cảnh sát đặc nhiệm, Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động - Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đắk Lắk) đã có hơn 30 lần hiến máu cứu người. Nghĩa cử cao đẹp này của anh đã được Bộ trưởng Bộ Công an gửi thư tuyên dương, khen ngợi... Thượng úy...