Lạm thu trong trường học: Trách nhiệm thuộc về ai?
“Để xảy ra tình trạng lạm thu, trách nhiệm trước hết phải ở người đứng đầu ngành GD địa phương, cơ sở giáo dục đó”, ông Trần Tú Khánh – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GD&ĐT) nhận định.
Tại nhà trường, việc thu phí đối với hoạt động dạy bơi ngoài giờ học cũng phải theo đúng quy định. Ảnh: Đức Long
Câu chuyện “ nóng”
Chị Nguyễn Thị Nhung (29 Liễu Giai, Hà Nội) cho biết: Cả 2 con của chị học nhiều năm ở các trường tư thục danh tiếng trên địa bàn Hà Nội, tuy nhiên chị không để ý các khoản tiền thu đầu năm học khoản nào “được phép”, khoản nào “lạm thu”. Các khoản thu được nhà trường thông báo tới phụ huynh và đóng theo hình thức chuyển khoản, hoặc nộp trực tiếp tại trường. Riêng quỹ phụ huynh lớp mỗi năm nộp 2 lần, thường ít nhất 1 triệu đồng/học kỳ, chưa kể các khoản thu thêm khi lớp tổ chức sự kiện, dã ngoại, liên hoan…
“Năm ngoái, riêng với con học lớp 9 tôi đóng tổng cộng gần 4 triệu các khoản do Ban phụ huynh lớp thu. Năm nay, 2 con học THPT ở 2 trường khác nhau, quỹ phụ huynh nộp cho học kỳ 1 cũng đóng vài triệu đồng. Tất cả các khoản đóng góp này do Ban phụ huynh (Ban đại diện cha mẹ HS) lớp đưa ra số tiền, đứng ra thu và chi, chẳng phụ huynh nào trong lớp dám phản đối.
Cuối mỗi năm học, cũng tại buổi họp phụ huynh, các cha mẹ được nhận bản kê dài cả trang giấy A4 các khoản chi, trong đó phần lớn là chi thăm hỏi, phong bì, tặng quà lễ tết các thầy cô và nhà trường, phần nhỏ để trao thưởng HS khá, giỏi và chi cho hoạt động ngoại khóa của lớp” – chị Nhung kể.
Chị Nhung cũng chia sẻ, mặc dù trường tư đóng tiền học nhiều nhưng không phải phụ huynh nào cũng đồng tình thu tiền quỹ phụ huynh lớp kiểu “áp đặt” như vậy. Có điều, chuyện đóng tiền quỹ ở trường “toàn con nhà giàu”, nhiều cha mẹ cũng cố không phản ứng để tránh “mang tiếng”.
Theo ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GD&ĐT), phụ huynh và Ban đại diện cha mẹ HS do chưa biết và hiểu rõ các quy định trong điều lệ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS, nên đã “vô tình” để xảy ra hiện tượng lạm thu qua hội; chưa hiểu biết đầy đủ các quy định về quản lý và sử dụng các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT, nên chưa đồng thuận và cách triển khai chưa phù hợp, chưa giải quyết thấu đáo cho các phụ huynh khác.
Nhiều địa phương, cơ sở GD vẫn rất khó khăn, cần sự quan tâm ủng hộ của cả xã hội. Ảnh minh họa/ INT
Video đang HOT
Nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm thu
Lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Tài chính (KHTC) cũng nhận định rằng: Hiện nay, vẫn còn một số nơi, một số cơ sở GD còn làm trái, làm chưa đúng các quy định về thu – chi đầu năm học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm thu. Trong đó, đáng chú ý là việc ban hành quy định về khung mức thu, chi ngoài ngân sách của các địa phương còn chậm, hoặc chưa ban hành theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; việc chi cho hoạt động của cơ sở GD của nhiều địa phương chưa bảo đảm tỷ lệ tối thiểu theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định các địa phương phải cấp bù ngân sách cho các cơ sở GD, đảm bảo chi lương và chi chuyên môn theo tỷ lệ lần lượt là 82% và 18%.
“Người đứng đầu các cơ quan quản lý trực tiếp, người đứng đầu các cơ sở GD chưa hiểu và nghiêm túc quán triệt chỉ đạo thực hiện đúng các quy định của văn bản pháp quy về học phí và các khoản thu ngoài ngân sách cũng là một vấn đề cần xem xét” – ông Trần Tú Khánh phân tích – “Thêm nữa, người đứng đầu tổ chức, cá nhân các cơ sở GD chưa hiểu hết, hiểu đúng các quy định về học phí, tài trợ trong GD, như Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về khuyến khích xã hội hóa và các văn bản hướng dẫn của ngành, địa phương”.
“Một số người đứng đầu cơ sở GD, cá nhân liên quan đang cố tình vi phạm và làm trái các văn bản quy định của ngành, địa phương, thực hiện nhiều hoạt động biến tướng trên danh nghĩa “tự nguyện” hay “thu các khoản thu ngoài quy định của Nhà nước”, áp đặt, cào bằng mức đóng góp, gây ra những phản ứng trong dư luận…
Thực tế trong công tác quản lý, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý theo phân cấp còn chưa được quan tâm, chưa sát sao trong việc xử lý các vụ việc xảy ra, việc quán triệt, tuyên truyền phổ biến chưa kịp thời, các cuộc kiểm tra thu – chi, dạy thêm, học thêm mới tập trung vào đầu năm học, nắm được lộ trình này một số cơ sở GD, một số GV chờ thời điểm đầu năm học qua đi mới thực hiện lạm thu hay tổ chức dạy thêm học thêm”- lãnh đạo Vụ KHTC nêu.
Làm rõ trách nhiệm
Để xảy ra tình trạng lạm thu tại một số cơ sở GD, một số địa phương, theo ông Trần Tú Khánh, trách nhiệm trước hết phải do người đứng đầu ngành GD địa phương, cơ sở GD đó chưa quán triệt đầy đủ các quy định hiện hành, chưa chỉ đạo và theo dõi giám sát các quy định về thu chi đầu năm học được thực hiện ra sao.
“Đặc biệt, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm tại một số địa phương cũng chưa được làm tới nơi tới chốn. Địa phương nào để xảy ra tình trạng lạm thu, gây bức xúc trong nhân dân thì tùy theo mức độ sai phạm người đứng đầu ngành GD, người đứng đầu địa phương đó cũng phải chịu hình thức kỷ luật tương ứng để làm gương. Trách nhiệm sau đó phải kể đến tập thể đơn vị và cá nhân để xảy ra sai phạm về lạm thu” – ông Trần Tú Khánh nhấn mạnh.
Ngoài các nguyên nhân trên, một vấn đề khác cũng cần được xem xét, đó là sự quan tâm, ưu tiên và khả năng bố trí ngân sách cho GD-ĐT ở nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí chưa thực hiện 20% tổng chi. Nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí tỷ lệ chi lương (82%)và chi chuyên môn (18%) theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
“Hiện nay, có nhiều địa phương, cơ sở GD vẫn rất khó khăn, cần sự quan tâm ủng hộ của cả xã hội và mọi người dân. Nhiều nguồn lực khác nhau hỗ trợ cho GD thì mới giải quyết triệt để vấn đề này”- ông Trần Tú Khánh khẳng định.
Một số người đứng đầu cơ sở GD, cá nhân liên quan đang cố tình vi phạm và làm trái các văn bản quy định của ngành, địa phương, thực hiện nhiều hoạt động biến tướng trên danh nghĩa “tự nguyện” hay “thu các khoản thu ngoài quy định của Nhà nước”, áp đặt, cào bằng mức đóng góp, gây ra những phản ứng trong dư luận. - Ông Trần Tú Khánh
An Nhiên
Theo GDTĐ
Nghịch lý từ các khoản đóng góp ở nhà trường
Có trường thu được nhiều quỹ từ các Mạnh Thường Quân khá dồi dào nhưng năm học nào cũng nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh, kêu gọi phụ huynh đóng nhiều khoản.
Qua theo dõi thông tin phản ánh trên báo, đài về tình trạng lạm thu các khoản đóng góp đầu năm diễn ra ở nhiều trường nhiều năm gần đây, tôi nhận thấy rõ sự nghịch lý của vấn nạn này.
Ở những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... hầu hết hệ thống trường phổ thông công lập được Nhà nước, địa phương đầu tư, xây dựng khá khang trang và nguồn kinh phí mua sắm, chi tiêu hằng năm cũng tương đối thoải mái.
Thế nhưng ở những nơi này lại thường xảy ra chuyện lạm thu, với hàng loạt khoản thu trên trời, khoản thu vô lý, chủ yếu bắt buộc phụ huynh phải nộp đúng, nộp đủ, không tuân thủ nguyên tắc tự nguyện theo quy định của cấp trên.
Vấn nạn lạm thu trong trường học (Ảnh minh họa: baoquangninh.com.vn).
Trong khi đó, các địa phương, điều kiện kinh tế còn khó khăn, chậm phát triển ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhiều điểm trường còn tạm bợ, tranh tre, nứa lá, lễ khai giảng của thầy và trò trông thật thảm hại-đến nhói lòng (hình ảnh ở một điểm trường thuộc xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng), nước sạch, nhà vệ sinh (gọi là) cho học sinh và giáo viên tại hàng chục điểm trường thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cũng trở nên xa vời bao nhiêu năm nay... bấy lâu cũng hiếm có chuyện phụ huynh bức xúc, phẫn nộ về nhà trường lạm thu các khoản đóng góp đầu năm.
Nơi trường lớp khó khăn, thiếu thốn trăm bề thì thực hiện nghiêm túc quy định về thu, chi tài chính của Nhà nước.
Nơi phố thị văn minh, trường lớp tương đối đủ đầy, khang trang thì lại thi nhau vẽ ra đủ "chiêu" để lạm thu tiền bạc của phụ huynh học sinh.
Phụ huynh ở các thành phố, vùng kinh tế phát triển đã quá chán ngán và chóng vánh đầu óc mỗi khi tham dự họp phụ huynh học sinh đầu năm, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thông báo đủ loại khoản tiền nộp, từng có trường đưa ra con số trên chục triệu đồng.
Nhà trường ở nơi kinh tế phát triển, đâu có biết rằng, trong một lớp học, bên cạnh nhiều phụ huynh có điều kiện tốt thì vẫn còn không ít phụ huynh khó khăn, lao động chân tay vất vả, chạy gạo từng bữa, nuôi cả gia đình giữa thời vật giá đắt đỏ.Nhiều phụ huynh ở các vùng nông thôn, miền núi... vẫn còn cái cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi đi họp phụ huynh, vì nhà trường chỉ thu những khoản theo quy định bắt buộc của Nhà nước và vì lẽ khác, nhà trường quá thấu hiểu nỗi khổ, cái nghèo của nhiều phụ huynh ở đây.
Đối với họ, số tiền đóng góp một lúc lên đến hàng triệu đồng quả là quá sức chịu đựng để kham nổi.
Tôi được biết những trường phổ thông, nhất là bậc trung học phổ thông (tập trung ở các thành phố tỉnh lẻ, thành phố lớn) có truyền thống, bề dày thành tích, nhiều thế hệ học trò thành đạt trên mọi lĩnh vực, hàng năm, nhân những sự kiện thành lập trường, các khối, lớp... thường đóng góp, hỗ trợ hàng trăm, hàng tỉ đồng cho ngôi trường mà mình từng học tập.
Quỹ này được huy động để làm quỹ học bổng, để nhà trường xây dựng, mua sắm thiết bị mới, sửa chữa, cải tạo phòng ốc, cơ sở vật chất đã hư hỏng, xuống cấp. Có nhà trường đã quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ này.
Tuy nhiên, có nhà trường, có Hiệu trưởng lại mập mờ, thiếu minh bạch trong chi, tiêu. Điều đáng nói, có nhà trường tích lũy và sử dụng được khoản Mạnh Thường Quân này khá dồi dào nhưng năm học nào cũng nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh, kêu gọi phụ huynh từng lớp đóng góp đủ khoản... khiến phụ huynh và các cựu học sinh bức xúc và hoài nghi...
Đầu năm học sau, Hiệu trưởng gọi điện vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng gợi mở, nhắc đóng góp quỹ trường, một số cựu học sinh từng tích cực, nhiệt thành đã lựa lời từ chối khéo và chuyển sang hình thức hỗ trợ, trao học bổng trực tiếp cho con em trong khối, lớp gặp khó khăn - học giỏi.
Thêm một góc khuất nữa được tiết lộ để giúp bạn đọc, các phụ huynh hiểu rõ hơn về bức tranh thu - chi tiền bạc từ các khoản đóng góp của phụ huynh, cựu học sinh... ở một số nhà trường phổ thông hiện nay.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Lạm thu, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu ngành Giáo dục địa phương Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD&ĐT) khẳng định, dù đã có những quy định nhưng vẫn xảy ra tình trạng lạm thu trong các nhà trường. Khi xảy ra sai phạm, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu ngành Giáo dục và hiệu trưởng các trường. Ông Trần Tú Khánh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Người dân cung cấp clip ô tô chạy ngược chiều trên đèo cho cảnh sát xử lý

Chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức từ ngày 3/5

Tối nay tổng duyệt trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TPHCM

Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Vụ cháy nhà 3 người chết ở Hà Nội: Ám ảnh tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm

Xe khách mất lái, nạn nhân nằm la liệt

Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn

Hà Nội: 3 người tử vong trong vụ cháy nhà tại ngõ nhỏ phố Định Công Hạ

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng
Có thể bạn quan tâm

Nuôi người yêu ăn học suốt 8 năm trời để rồi nhận về sự bội bạc, thế nhưng khi anh tôi đang yên bề gia thất thì cô ta lại muốn nối lại tình xưa
Góc tâm tình
19:44:38 28/04/2025
Cặp vợ chồng "ém" hàng loạt trăn, rắn hổ mang chúa để bán kiếm lời
Pháp luật
19:39:31 28/04/2025
Bạn gái HIEUTHUHAI bất ngờ khoá MXH: Chuyện gì đây?
Sao việt
19:37:18 28/04/2025
Bức ảnh phòng the hủy hoại sự nghiệp nam diễn viên gen Z có gia thế khủng nhất showbiz
Sao châu á
19:32:42 28/04/2025
Trải nghiệm Volkswagen Viloran: Khi mọi thiết kế đều hướng tới sự hưởng thụ
Ôtô
19:31:31 28/04/2025
Khám phá trận địa pháo tồn tại hơn 100 năm ở thành phố biển nổi tiếng
Du lịch
19:02:36 28/04/2025
Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk
Thế giới
18:54:23 28/04/2025
Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín
Ẩm thực
18:24:26 28/04/2025
Lâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốc
Netizen
17:51:03 28/04/2025
Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025