Làm thế nào xây dựng “tủ quần áo hạnh phúc” chỉ với 7 thiết kế cơ bản?
7 món đồ cơ bản như áo sơmi, quần jeans… có thể tạo nên tủ quần áo tinh giản mà dễ ứng dụng cho mọi trường hợp, bạn tin không?
Sau 11 năm cống hiến cho thương hiệu Anne Klein, NTK Donna Karan ra mắt thương hiệu cùng tên (Donna Karan New York) và trình làng BST Seven Easy Pieces đầu tiên vào năm 1985. Chỉ với 7 thiết kế, BST hoàn toàn chinh phục những người yêu thời trang tại Mỹ vì giúp phụ nữ xây dựng tủ quần áo tối giản, dễ ứng dụng. Từ đó, BST nhanh chóng trở thành hiện tượng mới của làng mốt đương thời.
(Ảnh: WWD)
(Ảnh: Instyle)
Trả lời báo chí về BST, Donna Karan cho biết: “Phụ nữ luôn gặp khó khăn trong việc lựa chọn và kết hợp trang phục cùng nhau. Họ là những người nội trợ tuyệt vời nhưng lại không biết cách xử lý tủ quần áo của mình”.
BST được phác họa dựa trên ý tưởng chỉ với những điều cơ bản nhất, phụ nữ có thể đạt được mọi thứ họ mong muốn. Vì vậy, những thiết kế nằm trong Seven Easy Pieces thu hút sự chú ý của đông đảo tín đồ sành mốt và đánh trúng tâm lý của phụ nữ Mỹ khi họ nỗ lực vượt qua những định kiến xã hội đương thời.
(Ảnh: WWD)
Từ 7 thiết kế trang phục, phụ nữ có thể tạo nên cả một tủ quần áo đậm chất thời thượng và mang tính ứng dụng cao. Cảm hứng sáng tạo trong BST đầu tiên của Donna Karan vẫn có giá trị cho đến ngày nay khi NTK gạo cội tiếp tục cách tân các thiết kế dựa trên sự rung cảm dành cho vẻ đẹp cơ thể và chính bản thân người phụ nữ.
Cùng với thương hiệu DKNY và Seven Esay Pieces, NTK Donna Karan đã truyền cảm hứng mặc đẹp cho hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới. Vào năm 2015, Karan tuyên bố từ chức và trao quyền quản lý công ty Donna Karan International (DKI) cho tập đoàn LVMH. Tuy nhiên, giá trị nguyên bản của Seven Easy Pieces và di sản thời trang của Donna Karan vẫn vẹn nguyên trong lòng giới mộ điệu.
(Ảnh: ELLE)
Về cơ bản, ý tưởng Seven Easy Pieces (tạm dịch: 7 thiết kế cơ bản) được hình thành từ 7 trang phục khác nhau. Nguyên tắc “nằm lòng” của Seven Easy Pieces chính là tạo ra nhiều bản phối đa dạng từ 7 thiết kế chủ đạo này cùng các trang phục bổ trợ khác.
Trong BST đầu tiên của NTK Donna Karan năm 1985, dàn mẫu đã mở màn cùng những bộ bodysuit đen và quần tất quyến rũ. Sau đó, loạt trang phục trong BST được tạo nên bằng cách kết hợp bodysuit cùng các thiết kế đa dạng, từ chân váy, quần, jacket cho đến sweater và áo sơmi trắng.
(Ảnh: WWD)
(Ảnh: WWD)
Qua mỗi năm, “vedette” của BST lại thay đổi, từ đầm wrap dress, khăn choàng cho đến đầm đen và áo khoác thuộc da. Với Seven Easy Pieces, Donna Karan đã thay đổi tư duy thời trang của phái đẹp cho đến tận ngày nay. Theo quan niệm của Karan, để mặc đẹp và tỏa sáng, phụ nữ chỉ cần 7 thiết kế hoàn hảo nhất dành riêng cho họ.
Video đang HOT
(Ảnh: WWD)
(Ảnh: WWD)
(Ảnh: WWD)
(Ảnh: Imaxtree)
Dựa trên những ý niệm mang tính cách mạng mà NTK Donna Karan đã tạo ra, các tín đồ sành mốt trên khắp thế giới dần đến gần hơn với sự tối giản trong thời trang. Đó cũng là lí do nhiều người tìm thấy sự tương đồng thú vị giữa Seven Easy Pieces và tủ quần áo con nhộng. Không quá nhiều, không quá ít, chỉ cần vừa đủ, bạn vẫn có thể tạo nên diện mạo sành điệu nhất.
(Ảnh: blogspot)
(Ảnh: Karla Lopes)
Đối với mỗi phụ nữ, Seven Easy Pieces sẽ thay đổi tùy theo cá tính và phong cách thời trang. Đó có thể là áo sơmi trắng, jumpsuit, chiếc quần âu hay blazer thanh lịch. Dù khác biệt thế nào, chúng đều có chung mục đích là tối giản hóa tủ quần áo và giúp bạn cảm thấy hạnh phúc với mọi thứ mình đang có.
(Ảnh: Style Du Monde)
Với những thiết kế cơ bản nhất trong tủ quần áo, bạn có thể tạo ra nhiều bản phối ấn tượng. (Ảnh: Collage Vintage)
(Ảnh: Style Du Monde)
Đẹp trong mọi khoảnh khắc và hạnh phúc với những trang phục yêu thích chính là tuyên ngôn mà Seven Easy Pieces và Donna Karan muốn lan tỏa đến phái đẹp.
Theo elle.vn
Gợi ý 6 gam màu "chuẩn không cần chỉnh" cho trang phục phỏng vấn
Để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, một bộ trang phục chỉn chu thôi chưa đủ. Màu sắc hài hòa và phù hợp với môi trường công ty cũng có thể giúp bạn "ghi thêm điểm".
Ấn tượng đầu tiên trong buổi phỏng vấn vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc đem đủ hồ sơ cần thiết, bạn cần chú ý đến trang phục phỏng vấn, phụ kiện, mùi nước hoa cho đến ngôn ngữ hình thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn chọn được màu sắc phù hợp, tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
TÌM HIỂU TRƯỚC MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
Hãy tìm hiểu về môi trường làm việc của công ty bạn ứng tuyển trước khi đi phỏng vấn. Sau đó, bạn nên chọn màu sắc phù hợp với văn hóa công ty. Nếu môi trường làm việc có xu hướng ăn mặc hơi truyền thống, bạn nên chọn những gam màu đơn sắc, màu trung tính.
Ngược lại, trong những môi trường làm việc có phong cách ăn mặc ít trịnh trọng, chẳng hạn như những công ty start-up hoặc các tổ chức phi lợi nhuận, công ty truyền thông... bạn có thể chọn những trang phục có màu sắc tươi sáng hơn như tông màu pastel. Nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí ở lĩnh vực thời trang, bạn có thể tự do hơn trong việc chọn và kết hợp trang phục để thể hiện phong cách riêng.
(Ảnh: HJI)
Trong trường hợp bạn không chắc chắn về văn hoá công ty mình ứng tuyển, cách an toàn nhất là mặc trang trọng, lịch sự với những gam màu cơ bản như trắng, đen hay be.
CHỌN TRANG PHỤC ĐƠN SẮC THAY VÌ HOẠ TIẾT
Trang phục phỏng vấn quan trọng để tạo ấn tượng ban đầu nhưng đó không phải là tất cả những gì nhà tuyển dụng cần ở bạn. Bạn nên chọn trang phục có màu cơ bản, ít họa tiết hay những đường cut-out quá hở. Vì bên cạnh sự chỉn chu về ngoại hình, nhà tuyển dụng vẫn cần xem xét đến kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn của bạn.
(Ảnh: Instagram @shortstoriesandskirts)
Xanh navy, xám đậm và những bộ đầm hoặc suit màu đen sẽ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn mà không phân tán sự chú ý của người nhìn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chỉ có thể bám vào những màu trơn một cách cứng nhắc. Những hoạ tiết nhỏ như kẻ ô, họa tiết hoa nhỏ sẽ giúp bạn trông ấn tượng hơn nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch và tinh tế.
ƯU TIÊN GAM MÀU TRUNG TÍNH
Xanh navy, xám, đen và nâu là những màu trung tính rất thích hợp cho một buổi phỏng vấn xin việc. Trắng cũng là lựa chọn khá tốt nếu bạn mặc áo blouse hoặc áo sơmi. Một chút điểm nhấn sẽ làm tổng thể trở nên hài hòa, ấn tượng hơn. Ví dụ, bạn có thể mặc áo blazer màu xanh bên ngoài áo sơmi trắng và quần ống rộng. Lựa chọn một món phụ kiện có màu sáng sáng hoặc đậm như khăn quàng cổ, giày cao gót sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn nếu ứng tuyển vị trí quản lý.
(Ảnh: Instagram @shortstoriesandskirts)
Ý NGHĨA CỦA 6 GAM MÀU TRANG PHỤC PHỎNG VẤN PHỔ BIẾN
Trắng, đen, xám, xanh navy là những gam màu "an toàn" cho trang phục phỏng vấn. Bạn nên chọn màu sắc vừa phù hợp với cá tính, vừa không "lệch pha" với văn hóa công ty nơi bạn ứng tuyển.
MÀU ĐEN
(Ảnh: Harper and Harley)
Những bộ suit hay đầm suông màu đen phổ biến trong các buổi phỏng vấn vì thể hiện sự quyền lực và mạnh mẽ. Đây là màu sắc rất phù hợp với môi trường làm việc mang tính truyền thống. Chẳng hạn như văn phòng luật hoặc những vị trí hành pháp. Tuy nhiên, màu đen có thể sẽ hơi "quá" đối với một môi trường công sở thoải mái, trẻ trung và có thể khiến bạn trông hơi khó gần.
MÀU TRẮNG
(Ảnh: With Love From Kat)
Thanh lịch và sạch sẽ, trắng là màu sắc tuyệt vời cho những chiếc áo thun, áo sơmi và áo blouse. Màu sắc này thể hiện sự thuần khiết, giản dị và giúp vẻ ngoài của trông tươi sáng hơn mà không quá cầu kỳ.
MÀU XÁM
(Ảnh: Kirstin Sinclair)
Xám cũng là một màu trung tính thích hợp cho trang phục phỏng vấn. Những bộ suit và đầm màu xám không những thể hiện sự tinh tế mà còn giúp người mặc trông thanh lịch, cổ điển nhưng không quá trịnh trọng như màu đen.
MÀU NÂU
(Ảnh: The Art Gorgeous)
Sắc nâu tạo cảm giác thân thiện, dễ gần với người đối diện. Bạn có thể kết hợp với nhiều màu trung tính khác như trắng, đen, xám, vừa chỉn chu vừa thời trang mà không quá nổi bật. Tạo điểm nhấn với phụ kiện ánh vàng, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nhờ sự kết hợp tinh tế.
MÀU ĐỎ
(Ảnh: Brooklyn Blonde)
Đối với những cô nàng cá tính, màu đỏ thể hiện sự quyết tâm, nhiệt huyết và niềm hăng say trong công việc. Bạn có thể lựa chọn các tông đỏ khác nhau như đỏ burgandy, đỏ nhạt hơn nếu như không muốn trông quá nổi bật trong ngày đầu phỏng vấn.
MÀU XANH DƯƠNG
(Ảnh: Glam Radar)
Xanh dương, đặc biệt là xanh navy, là lựa chọn hoàn hảo cho trang phục đi phỏng vấn. Màu xanh dương tạo cảm giác điềm tĩnh, đáng tin cậy và thân thiện, những yếu tố cần thiết cho người ứng tuyển. Sắc xanh navy cũng được nhiều thành viên Hoàng gia Anh lựa chọn trong các sự kiện quan trọng vì những lý do này.
Theo elle.vn
Alexander Wang mang đến show diễn xuân hè 2020 đậm chất Mỹ, với không gian mở cho tất cả khán giả Khi Tuần lễ Thời trang New York còn chưa rục rịch thì NTK Alexander Wang đã cho ra mắt BST Xuân Hè 2020 trước sự chứng kiến của giới mộ điệu và hàng trăm người đi đường phía ngoài tòa nhà Rockefeller ở trung tâm Manhattan, New York. Show diễn Xuân Hè 2020 của Alexander Wang được tổ chức ngay bên ngoài tòa...