Làm thế nào hạn chế tác dụng phụ của gây tê tủy sống?
Gây tê tủy sống giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn nhưng cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn. Vậy làm thế nào giảm bớt tác dụng phụ của gây tê tủy sống?
Gây tê tủy sống được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây tê vào vùng dịch não tủy. So với gây mê, gây tê tủy sống là phương pháp có lợi hơn cho cả sản phụ và thai nhi. Gây tê giúp người mẹ vẫn tỉnh táo, nhịp tim và huyết áp điều hòa trong quá trình mổ bắt con đồng thời xác suất nguy hiểm cho bé giảm xuống thấp nhất có thể.
Gây tê tủy sống thường áp dụng cho các sản phụ sinh mổ. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, các thuốc sử dụng trong phương pháp này cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn khá nguy hiểm. Vậy làm thế nào giảm bớt tác dụng phụ của gây tê tủy sống?
Theo DS.Nguyễn Thị Hà, Bệnh viện E Trung ương chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống, nguyên tắc điều trị ngộ độc thuốc tê: chống co giật bằng thiopental hoặc diazepam, kích thích tuần hoàn bằng các thuốc co mạch như ephedrin nếu thất bại thay bằng thuốc vận mạch adrenalin.
Video đang HOT
Đặt nội khí quản thở máy kiểm soát hô hấp. Sử dụng atropin khi xuất hiện chậm nhịp tim,… Trong trường hợp ngộ độc bupivacain có thể chỉ định dung dịch lipid truyền tĩnh mạch. Trong GTTS, hạ huyết áp là tác dụng phụ hay gặp do thuốc phong bế mạnh hệ giao cảm.
Ngoài các tác dụng phụ trên, đau đầu là tác dụng phụ xuất hiện phổ biến trong GTTS, đặc biệt ở người trẻ tuổi và nữ giới. Đau đầu xuất hiện sau gây tê và có thể kéo dài hàng tuần. Nguyên nhân gây đau đầu được giải thích là do sự rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác, giãn mạch máu não và tăng áp lực não – tủy.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về các biện pháp hạn chế đau đầu sau GTTS như: cải tiến đầu kim tiêm tủy sống, sử dụng caffeine, theophylline, sumatriptan, cosyntropin (hormon vỏ thượng thận),…
Cải tiến đầu kim tiêm tủy sống làm giảm sự xuất hiện đau đầu do hạn chế sự rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng. Việc chỉ định caffeine được cho là điều trị an toàn trong đau đầu do GTTS. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về chỉ định này của caffein.
Cơ chế tác dụng giảm đau đầu sau GTTS của caffeine là làm giảm áp lực trong não và co mạch máu não. Trên lâm sàng để hạn chế tác dụng phụ này, thường sử dụng kim gây tê đầu nhỏ 25 – 27 G, uống coca và khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế thay đổi tư thế.
Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Sở Y tế Đà Nẵng nói gì về vụ 2 sản phụ nguy kịch ở bệnh viện Phụ nữ
Sau khi chẩn đoán, Sở Y tế Đà Năng kết luận chưa loại trừ nguyên nhân do chất lượng thuốc tê, theo dõi ngộ độc và niêm phong toàn bộ lô thuốc chờ ý kiến.
Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng, nơi xảy ra liên tiếp 2 vụ sản phụ tử vong và nguy kịch chỉ trong 1 ngày
Sáng 20/11, Sở Y tế Đà Nẵng đã có báo cáo liên quan đến vụ việc 2 sản phụ tử vong và nguy kịch sau khi dùng thuốc gây tê để mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng trong ngày 17/11/2019 vừa qua.
Cụ thể, trường hợp thứ nhất là sản phụ V.T.N.S (SN 1986, trú Cẩm Lệ, Đà Nẵng). Bệnh nhân nhập viện vào lúc 8h sáng ngày 7/11 với chẩn đoán thai lần 3, 38 tuần 3 ngày, chuyển dạ, vết mổ cũ thai to. Đến 11h20 cùng ngày, sản phụ được phẫu thuật lấy thai nhi.
Tuy nhiên, sau gây tê tủy sống, sản phụ có biểu hiện khó chịu vùng mông, bức rứt khó chịu, đau, chuyển mê nội khí quản. Đến cuối cuộc mổ, lúc chuẩn bị rút ống nội khí quản thấy bệnh nhân biểu hiện duỗi thẳng hai chi dưới từng cơn, mạch tăng nhanh. Đến 20h00 cùng ngày, bệnh nhân đã tử vong. Tình trạng trẻ sau sinh ổn định, nặng 4,3 kg.
Trường hợp thứ hai là sản phụ Ng.T.H (SN 1986, trú quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Bệnh nhân nhập viện lúc 10h50 ngày 17/11 trong tình trạng đau bụng hạ vị từng cơn; chẩn đoán thai lần II, 37 tuần 1 ngày, chuyển dạ vết mổ cũ. Đến 15h05, bệnh nhân được chỉ định mổ và sau gây tê tủy sống, bệnh nhân có biểu hiện tê, đau vùng mông phải, đau vùng cùng cụt, bệnh nhân khó chịu bức rứt.
Nhận thấy triệu chứng bệnh nhân H. giống triệu chứng của bệnh nhân N.S. trước đó vừa chuyển viện, nên hội chẩn chuyển bệnh nhân sang bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán chuyển viện theo dõi ngộ độc thuốc tê, chưa loại trừ do chất lượng thuốc. Sau khi chuyển sang bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được mổ lấy thai, cháu bé ổn định, được ekip nhi sơ sinh bệnh viện Phụ sản nhi chăm sóc. Sau mổ tình trạng sản phụ H. diễn tiến nặng dần, bệnh viện Đà Nẵng đang tiếp tục huy động lực lượng xử lý.
Sau khi tiếp nhận thông liên vụ việc, Sở Y tế Đà Nẵng đã làm việc với bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng, kết quả đánh giá chẩn đoán ban đầu chưa loại trừ nguyên nhân do chất lượng thuốc, tiếp tục theo dõi ngộ độc thuốc tê.
Sở Y tế yêu cầu niêm phong toàn bộ thuốc gây tê và gây mê tại bệnh viện Phụ nữ, chờ quyết định từ Sở Y tế. Các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Phụ nữ tạm thời chuyển qua bệnh viện phụ Sản nhi. Trong trường hợp tối khẩn cấp, cần phải mổ gấp thì sử dụng thuốc gây mê, không sử dụng thuốc gây tê.
Được biết, hiện Sở Y tế Đà Nẵng đang tiến hành các bước để rà soát toàn bộ quy chế, tìm nguyên nhân và xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Theo viettimes
Bỏ thai bằng thuốc: Những hệ lụy đáng sợ mà chị em sẽ phải đối mặt Nhiều người chỉ vì chủ quan mà lựa chọn việc bỏ thai bằng thuốc. Câu trả lời của chuyên gia dưới đây có thể sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Dưới đây là một số tin tức về phá thai mà bạn có thể đã bỏ lỡ: Tỷ lệ phá thai ở Mỹ đạt mức thấp nhất mọi thời đại trong năm...