Làm thế nào để vượt qua nỗi đau khi mất người thân?
Làm thế nào để vượt qua nỗi đau không phải là khời đầu của một cuộc trò chuyện dễ dàng. Nhưng nếu ai đó gần gũi với bạn qua đời, sự sợ hãi và mất mát có thể lấn át mọi thứ.
Các chuyên gia đã đưa ra 15 lời khuyên để giúp bạn đối phó với cơn bão cảm xúc.
1. Thừa nhận nỗi đau và chấp nhận những cảm giác mà sự mất mát mang lại
Cho phép bản thân suy sụp đôi chút nếu đó là điều bạn muốn làm và cảm thấy cần thiết. Đối với một số người, điều này có thể cảm thấy như chết đuối hoặc giống như toàn bộ màu sắc và năng lượng đã bị hút cạn ra khỏi mọi thứ.
Bất cứ điều gì bạn cảm thấy đều phù hợp với bạn. Hãy tử tế với bản thân và đừng mong đợi quá nhiều – bạn không phải là người máy. Việc vượt qua nỗi đau cần có thời gian để tập trung vào quá trình, hành trình, thay vì đích đến.
2. Cho phép bản thân đau khổ
Sự đau khổ sẽ đưa bạn thoát khỏi hiện tại và làm giảm đáng kể sự tập trung của bạn. Đừng kì vọng quá nhiều ở bản thân. Việc ăn uống và và giấc ngủ của bạn sẽ bị xáo trộn hoàn toàn và ngay cả những công việc đơn giản nhất cũng có thể trở nên khó khăn.
Nếu nó giúp ích, hãy viết mọi thứ ra. Chúng ta phải trung thực về chiều sâu của nỗi đau và với những biểu hiện của nỗi đau, bằng không chúng ta có thể mắc kẹt mãi mãi ở một nơi vô định.
Cảm giác, suy nghĩ và cảm xúc cần phải được xử lý và điều này phải bắt đầu từ bên trong. Xử lý mọi cảm giác ngay thời điểm mà bạn có nó. Nếu ai đó hỏi bạn thế nào, hãy nói với họ.
Hãy thành thật. Nói “Tôi ổn” khi bạn không thể chôn vùi nỗi đau sâu hơn.
3. Hãy suy nghĩ về nỗi đau của sự mất mát nhưng đừng để nó chiếm hữu bạn
Hãy buông bỏ nhu cầu kiểm soát quá trình chữa lành và để mọi thứ diễn ra theo dòng chảy tự nhiên của nó. Hãy lên phương án để đi qua mỗi đêm.
Trước khi đi ngủ, hãy tìm kiếm một sự lạc quan trong ngày mà bạn vừa có. Cảm ơn vì điều gì đó trong ngày đó. Sau đó lên kế hoạch cho những gì bạn muốn hoàn thành vào ngày hôm sau.
Viết nó ra nếu điều đó giúp bạn. Hãy suy nghĩ về điều này khi bạn tỉnh dậy và tập trung vào các bước bạn cần thực hiện, bất kể chúng có vẻ nhỏ bé đến mức nào.
4. Đừng cô lập bản thân
Những người đang đau khổ có xu hướng cô lập khi họ cảm thấy bị hiểu lầm. Đau buồn là một quá trình phức tạp, nhiều lớp và không phải lúc nào cũng đơn giản.
Tìm một ai đó mà bạn cảm thấy an toàn khi chia sẻ cảm giác của mình, một người sẽ chỉ lắng nghe với tấm lòng rộng mở. Giải phóng nỗi đau là trong sự diễn đạt cảm xúc bằng lời nói, vì vậy chỉ cần nói sẽ bắt đầu mang lại cảm giác giải thoát.
Đừng phân tích hoặc so sánh cảm xúc của bạn với người khác. Chúng ta không phải là những bản sao. Mỗi trải nghiệm đau buồn là duy nhất đối với chúng tôi giống như là dấu vân tay vậy.
5. Không có những bước phải đi qua khi đau khổ – bạn cảm thấy thế nào đều là quyền của bạn.
Hãy để mặc mọi thứ. Mặc dù chúng ta có thể có cảm xúc giống với những người khác, nhưng không có một thứ tự, một giai đoạn hay một khuôn mẫu chung cho cách mà chúng ta trải nghiệm chúng. Trải nghiệm đau buồn của bạn là của riêng bạn.
Quan niệm sai lầm về việc có những giai đoạn cho sự đau khổ có thể phủ nhận quyền cảm nhận nỗi đau một cách tự nhiên, theo bản năng và “bản quyền” của chính bạn và thậm chí có thể ngăn chặn biểu hiện lành mạnh của sự đau khổ – một điều phù hợp với bạn.
Người đang đau khổ vì mất người thân nên chấp nhận nỗi đau và cảm giác mất mát mà nó mang lại
6. Nhận thức những cơ chế đối phó nào có thể gây hại
Để bảo vệ bản thân khỏi bị chìm đắm, thiên nhiên có thể chuyển chúng ta sang chế độ “lái tự động”, cho phép chúng ta hoạt động và đối phó với những thực tiễn ban đầu sau cái chết của người thân.
Tuyến phòng thủ đối phó tự động được kích hoạt có thể không phải lúc nào cũng tốt. Hãy thừa nhận nếu bạn đang uống rượu hoặc hút thuốc nhiều hơn bình thường hoặc lao đầu vào công việc để trốn tránh nỗi đau.
Chỉ khi chúng ta biết và xác định được những thói quen không tốt thì chúng ta mới có thể thực hiện các bước để thay thế chúng bằng những điều tốt đẹp. Khi làm điều này, chúng ta có thể đạt được cảm giác mạnh mẽ về thành tích sẽ thúc đẩy bản thân.
7. Hãy để những người xung quanh bạn biết rằng bạn đang đau khổ
Nói về người mà chúng ta yêu thương và đã mất sẽ nhắc nhở rằng họ đã từng sống và tầm quan trọng của họ đối với chúng ta và điều này tự nó có thể là một phương thuốc để chữa lành.
Điều quan trọng là khám phá tất cả các con đường giúp chúng ta chữa lành, để chấp nhận rằng một kết thúc đã diễn ra và để giữ cho mình sẵn sàng đón nhận những cơ hội đi kèm với những khởi đầu mới.
Cuộc sống là một loạt trải nghiệm cảm xúc diễn ra không ngừng và chúng ta phải cho phép bản thân thích nghi với những con đường mới để sống và tồn tại.
8. Hình dung sự tiến bộ của bản thân
Tạo ra những điều thay thế cho thói quen xấu và lên kế hoạch từ trước cho sự thay thế đó. Ví dụ, nếu bạn đang dành quá nhiều thời gian để ngủ, hãy lên kế hoạch đi bộ một vòng trước khi ngủ.
Cũng có thể làm điều tương tự khi bạn cảm thấy sự thôi thúc phải châm một điếu thuốc lá. Tìm sự thay thế tích cực cho mỗi thói quen xấu và sau đó cố gắng hết sức.
Quan trọng nhất là đừng tự trách mình mỗi khi bạn bị sai đường. Hãy nhớ rằng – sẽ cần có thời gian, sự kiên nhẫn và quyết tâm để thay đổi thói quen xấu, nhưng bạn có thể thành công.
9. Tìm một lối thoát sáng tạo để thể hiện cảm xúc
Mỗi sự kiện cảm xúc trong cuộc sống chúng ta đều cần phải hoàn thành thông qua một quá trình. Chúng tôi có các quy trình mang tính nghi thức cho mọi thứ – sinh nhật, tốt nghiệp, đám cưới và nghỉ hưu, để đặt tên cho một số ít.
Nghi thức tang lễ cũng quan trọng như vậy. ở khía cạnh tích cực, đây là nghi lễ mang tính cộng đồng, đem đến cơ hội chia sẻ kỷ niệm và cho người khác biết chúng ta yêu thương và kính trọng người đã khuất như thế nào.
Tham gia vào lễ tang có thể giúp xoa dịu phần nào nỗi đau.
Video đang HOT
Chúng ta không chỉ đau buồn khi mất người thân mà còn khi chúng ta bước vào những giai đoạn mới và những cột mốc quan trọng trong đời. Tạo ra những nghi thức gia đình mới có thể giúp định hướng những mốc quan trọng này. Hãy tìm ra điều gì có tác dụng với bạn.
10. Bắt đầu ghi lại mối quan hệ của bạn với người đã khuất
Hãy mở cuốn nhật ký của bạn và để cho từ ngữ tuôn trào. Khi nhìn lại mối quan hệ, bạn có thể tìm ra những điểm mà bạn ước gì mọi thứ đã khác.
Chỉ đơn thuần xác định điều này có thể giúp chữa lành. Cuốn nhật ký có thể trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời khi bạn cần những khoảnh khắc đáng nhớ đó.
Người đang đau buồn nên truyền đạt cảm xúc của mình, chứ đừng chỉ nói “tôi ổn”
11. Lắng nghe cơ thể
Nghỉ ngơi khi cần, nuôi dưỡng nó bằng thức ăn ngon, tập thể dục nhẹ nhàng, ra ngoài hít thở không khí trong lành. Sự đau khổ ảnh hưởng đến chúng ta trên mọi cấp độ – tình cảm, thể chất, tâm linh và tinh thần.
Chúng ta phải học cách đối xử tốt với chính mình khi phải chịu đựng những chấn thương của sự mất mát.
12. Chấp nhận rằng người đã ra đi sẽ luôn là một phần của bạn
Hãy tự nhủ rằng sẽ luôn có những giây phút buồn bã. Cho phép mình được nhớ lại mà không để bị dằn vặt vì đau buồn.
Sẽ có những lúc bạn bị cuộc sống cuốn đi và buông bỏ những kí ức đó. Rồi sau đó bạn sẽ nhớ lại và sẽ lại đau khổ.
Điều này là bình thường. Đó là cuộc sống sau mỗi mất mát. Cường độ sẽ thay đổi và sẽ thay đổi trên suốt chặng đường.
13. Đón nhận những thay đổi tâm hồn
Không ai biết bạn đang ở đâu về mặt cảm xúc và ý kiến của người khác không bao giờ ngăn cản bạn tiến lên phía trước thông qua trải nghiệm cảm xúc của bạn. Mọi mất mát chúng ta trải qua sẽ làm chúng ta thay đổi.
Một “cái tôi” mới của bạn sẽ xuất hiện. Đau khổ luôn đưa chúng ta từ vật chất đến tâm linh. Hãy cố gắng cởi mở và tiếp nhận ý nghĩa và mục đích mới trong cuộc sống của bạn.
14. Nuôi dưỡng các mối quan hệ
Rút ra bài học nâng cao của cuộc sống về giao tiếp tích cực để nếu có một sự mất mát hoặc chia lìa đột ngột, những khoảnh khắc cuối cùng của bạn bên nhau sẽ được yêu thương.
Những người có trí huệ và tài sản tốt có thể giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ của mình trước khi mất mát xảy ra thường thấy đây là một nguồn an ủi lớn khi đau khổ.
Tha thứ và tha thứ thường xuyên, với tất cả trái tim của bạn mỗi ngày, với tất cả mọi người.
15. Chấp nhận rằng bất cứ điều gì bạn cảm thấy – kể cả sự tức giận – đều là bình thường
Đau khổ là một thách thức và bạn có thể đấu tranh để đối phó với những tác động của sự mất mát, chẳng hạn như cảm giác cô đơn, tức giận và không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác.
Biết rằng những cảm xúc này không nằm ngoài những gì bình thường – và có nhiều cách để đối phó với những suy nghĩ và cảm xúc khi tái diễn.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Những tư thế yoga hoàn hảo cho ngày mới tràn đầy năng lượng
Bắt đầu ngày mới với một vài tư thế yoga này sẽ giúp cơ thể bạn sản sinh nhiều năng lượng phục vụ cho công việc sắp tới.
Các bài tập yoga có thể cải thiện sức khỏe và tăng cường sự tập trung. Mọi người nên bắt đầu buổi sáng với những bài tập nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể, khởi động cơ bắp và tăng cường khả năng lưu thông máu. Sau đó, bạn có thể thực hiện các tư thế và kĩ thuật hô hấp để giải tỏa tâm trí, lấy lại sự bình tĩnh và tập trung.
Margaret Ragni, giáo sư y khoa tại Đại học Pittsburgh kiêm giám đốc Trung tâm y tế Western Pennsylvania cho biết, tập yoga vào mỗi buổi sáng còn đem lại lợi ích không nhỏ đối với quá trình tiêu hóa do các tư thế này giúp massage nhiều bộ phận và cơ ở bụng. Do đó, lựa chọn và kết hợp các tư thế yoga này sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất lẫn tinh thần cho một ngày mới.
Dưới đây là một số tư thế yoga cần thiết cho cơ thể vào buổi sáng:
Tư thế gập đầu gối về ngực (Apanasana)
Mọi người nên thực hiện bài tập này khi vừa mới tỉnh dậy, trước khi rời khỏi giường. Các chuyển động trong bài tập yoga này giúp kéo giãn cột sống và vai. Chúng còn có thể massage phần lưng và các cơ quan ở bụng, từ đó làm giảm những cơn đau lưng, cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường kích cỡ vòng mông.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Nằm ngửa, co hai đầu gối về phía ngực. Nhẹ nhàng đung đưa chân từ bên này sang bên kia.
- Giữ chân phải vẫn co về phía ngực, duỗi chân trái song song với mặt đất, hướng mũi bàn chân trái về phía thân.
- Giữ trong 10 nhịp thở, sau đó đổi bên.
Tư thế ngồi thiền (Sukhasana)
Sukhasana là tư thế có thể tạo nên cảm giác thư giãn thoải mái cho tâm trí. Tư thế này giúp kéo giãn và cải thiện sức khỏe xương sống, mang lại cho bạn sự bình tĩnh để chống chọi với căng thẳng, bận rộn của một ngày mới.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Ngồi thẳng, hai chân bắt chéo để mắt cá chân bên này thẳng với bên kia.
- Tay đặt lên đầu gối, giữ khoảng trống giữa xương chậu và bàn chân.
- Mở rộng vai và kéo giãn xương sống.
- Thả lỏng cơ mặt đến khi cảm nhận được lưỡi và miệng ở tư thế thoải mái nhất.
- Từ từ hít vào và thở ra chậm rãi trong 10 nhịp thở.
Bài tập hít thở Pranayama
Phương pháp kiểm soát hơi thở này có thể giúp bạn giải tỏa tâm trí, tăng cường khả năng hô hấp và sự tập trung. Mọi người nên thực hiện bài tập hít thở Pranayama trước khi chuyển sang những tư thế tiếp theo.
Cân bằng tỉ lệ thở: Mọi người nên cân bằng tỉ lệ thở trong khoảng 3 phút, đếm đến 3 mỗi lần hít vào thở ra. Sau đó, từ từ tăng dần số đếm để đạt được tỉ lệ hít thở phù hợp nhất. Khi thực hiện kĩ thuật này, bạn cần giữ duy trì cơ thể ở tư thế thoải mái, tránh gò bó ép buộc gây đau đớn. Những người mới tập nên hít vào ít và thở ra nhiều để làm quen với kĩ thuật này.
Thở luân phiên (Nadi Shodhana): Phương pháp thở này giúp loại bỏ bất kì chướng ngại vật nào gây cản trở quá trình lưu thông năng lượng trong cơ thể. Do đó, chúng cũng giúp lấy lại sự bình tĩnh, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Ngồi bắt chéo chân trên một tấm thảm và thư giãn.
- Nhắm mắt lại và thư giãn các cơ bắp.
- Dùng ngón tay cái của bàn tay phải ấn vào lỗ mũi bên phải và hít vào qua lỗ mũi trái. Giữ hơi thở và đếm đến 5, sau đó thở ra.
- Sau đó bịt lỗ mũi bên trái của bạn bằng ngón đeo nhẫn của bàn tay phải và thở bằng lỗ mũi bên phải. Giữ hơi thở và đếm đến 5, sau đó thở ra.
- Lặp lại 10-15 vòng như vậy.
Bài tập này nên được thực hiện trong không khí trong lành trước khi ăn sáng của bạn. Tuy nhiên nếu bạn đang có kinh nguyệt hoặc mang thai thì không nên tập.
Tư thế quả núi (Tadasana)
Giống với các bài tập hít thở, tadasana cũng giúp tăng cường sự tập trung và hỗ trợ thực hiện các tư thế yoga khác.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Đứng thẳng với 2 bàn chân sát nhau, gót chân 2 hơi tách ra. Lưng thẳng hoàn toàn, 2 tay giơ cao qua đầu, đan vào nhau.
- Duỗi thẳng 2 tay để dọc bên hông lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Tiếp tục giữ thẳng tay, đồng thời hít sâu, duỗi lưng thẳng ra càng nhiều càng tốt.
- Nếu tập quen bạn có thể nhón gót để đứng bằng mũi bàn chân, mặt hướng lên trần hoặc đứng thẳng bình thường.
- Hít thở sâu và đều, giữ yên tư thế trong 20-30 giây.
- Thở ra từ từ và hạ tay xuống vị trí ban đầu. Thực hiện động tác này 10 lần, thư giãn 10 giây trong mỗi lần thực hiện.
Mọi người cũng có thể thực hiện tư thế quả núi dưới đây:
- Bắt đầu với tư thế quả núi, hít vào khi đưa hai tay qua đầu.
- Trong khi các ngón tay đan vào nhau, duỗi tay để lòng bàn tay hướng lên trần nhà.
- Uốn cong cơ thể sang phải để cảm nhận các cơ đang được kéo căng.
- Tránh để mất thăng bằng bằng cách ép chặt bàn chân xuống sàn.
- Hít thở 5 lần trước khi hạ tay xuống để trở lại tư thế ban đầu.
- Lặp lại động tác này đối với bên còn lại.
Tư thế con mèo-bò (Chakravakasana)
Tư thế này có khả năng massage các cơ quan ở bụng, lưng và giúp tăng cường sức khỏe xương cột sống. Ngoài ra, chúng còn làm săn chắc cơ bụng, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng khả năng tuần hoàn máu và thư giãn tâm trí.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế quỳ, đầu gối và hai tay ép lên sàn.
- Nâng mông qua đầu gối, vai qua cổ tay.
- Khi hít vào, uốn cong lưng và nâng xương chậu cùng ngực để tạo thành tư thế con bò.
- Khi thở ra, cong lưng cùng với cằm và xương chậu để tạp thành tư thế con mèo.
Tư thế Knee-To-Nose (Janu Naasika Adho Mukha Svanasana)
Bắt đầu tư thế này với tư thế chó úp mặt (Adho Mukha Svanasana). Tư thế yoga này làm kéo giãn tay, vai, bắp chân và đùi. Ngoài ra, nó cũng giúp tiếp thêm năng lượng, giảm mệt mỏi, nhức đầu, đau lưng, hạn chế mất ngủ và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Do đó, tư thế Knee-To-Nose là lựa chọn tuyệt vời để khởi động cho một ngày mới.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Ở tư thế chó úp mặt, chống bàn tay và chân xuống sàn, co đầu gối lên khỏi mặt sàn và hướng mông lên trên.
- Nâng chân phải, xoay cột sống và co một đầu gối lên gần tới ngực.
- Nâng bắp đùi lên tới ngực để đầu gối tiếp xúc gần với mũi.
- Ép tay xuống sàn nhà đến khi trở lại tư thế chó úp mặt.
- Lặp lại động tác đối với chân còn lại.
Tư thế tấm ván (Kumbhakasana)
Đây là tư thế yoga có độ khó cao với người mới tập nên bạn cần phải suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện. Tư thế tấm ván giúp săn chắc cơ bụng và kéo giãn xương sống, tay và cổ tay.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế chó úp mặt. Trước khi hít vào và hướng thân trên về phía trước, cánh tay cần vuông góc với sàn nhà.
- Thân trên song song với mặt đất, vai vươn qua cổ tay.
- Xương vai và xương đòn cần kéo giãn, tránh tiếp xúc gần với xương sống và xương ức.
- Mắt nhìn hướng xuống sàn.
- Duy trì tư thế từ 30 giây đến 1 phút.
Tư thế mặt phẳng nghiêng (Vasisthasana)
Tư thế này giúp tạo nên sức mạnh tiềm tàng trong cơ thể.
Dưới đây là cách thực hiện:
Từ tư thế tấm ván, lật mình về một bên để đưa cơ thể sang phải, trọng lượng dồn lên tay phải và mép ngoài của bàn chân.
- Để chân trái sát với chân phải.
- Ép chân và tay xuống sàn khi nâng mông lên.
- Đưa cánh tay trái lên trên thẳng hướng trần nhà trước khi trở về tư thế tấm ván.
- Lặp lại động tác với bên còn lại. Nếu gặp khó khăn khi nâng cánh tay, mọi người có thể để đầu gối chạm sàn nhà khi thực hiện tư thế này.
Tư thế thư giãn (Savasana)
Tư thế thư giãn sẽ giúp bạn kết thúc các bài tập yoga trong trạng thái thoải mái nhất. Ngoài tác dụng thư giãn, tư thế này cũng có khả năng làm giảm lo âu căng thẳng, hạ huyết áp và lấy lại sự bình tĩnh.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên một tấm thảm hoặc bề mặt thoải mái. Tay nghiêng một góc 45 độ so với cơ thể, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Để vai thả lỏng hết sức có thể.
- Tập trung vào các bộ phận trên cơ thể và từ từ thả lỏng chúng. Bắt đầu với bàn chân và ngón chân, kết thúc ở đầu.
- Bạn có thể nhắm mắt khi thực hiện tư thế này.
(Nguồn: Curejoy)
Theo Helino
3 loại đồ uống cần tránh sử dụng trong mùa thi nếu muốn đạt kết quả cao Đang trong mùa thi cao điểm mà cứ vô tư uống những loại nước này thì các sĩ tử đang tự làm hại sức khỏe của mình lúc nào không hay. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần được bổ sung từ 2 - 2,5 lít nước. Bởi nước không chỉ hỗ trợ giúp thanh lọc cơ thể hay làm đẹp da mà...