Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể?
Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể là thắc mắc của nhiều người.
Bia, rượu vang, rượu mạnh là những đồ uống chứa cồn ethanol ở các nồng độ khác nhau. Bia có khoảng 5% cồn, rượu vang khoảng 9-16% cồn và rượu mạnh có thể lên 40-45% cồn. Tác dụng của bia rượu thường có hại cho sức khoẻ hơn là có lợi.
Cồn trong rượu bia tác dụng sinh năng lượng nhưng đó là năng lượng rỗng không có giá trị dinh dưỡng. Rượu cũng được dùng làm dung môi và dẫn chất cho một số bài thuốc đông y (ngâm rượu thuốc), hoặc dùng một liều nhỏ trước bữa ăn có tác dụng kích thích khai vị.
Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể?
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng, ai cũng biết bia rượu sẽ gây hại sức khỏe nếu quá lạm dụng chúng. Tuy nhiên, sử dụng liều lượng nhỏ thì lại có tác dụng kích thích khai vị, giúp thư giãn và ở trạng thái hưng phấn.
Về liều lượng, bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau. Một đơn vị rượu là 10g cồn tương đương lon bia 330 ml, 135 ml rượu vang, 30ml rượu whisky.
Khi uống cần hạn chế đối với nam 2 đơn vị cồn/ngày, nữ 1 đơn vị cồn/ngày. Bạn cần uống từ từ, chậm rãi. Rượu mạnh có thể làm loãng nồng độ nhằm giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc.
Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể? (Ảnh minh hoạ)
Bạn không nên uống rượu lúc đói vì dễ làm tăng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày.
Trước khi uống rượu, bạn nên uống nước lọc, nước quả, nước súp, nước canh và đặc biệt là ăn rau xanh có tác dụng giảm nồng độ cồn của rượu.
Bạn hãy ăn thức ăn giàu protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
Video đang HOT
Bạn không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga), rượu lẫn bia. Điều này sẽ làm quá trình rượu hấp thu cồn vào máu nhanh hơn.
Không nên uống rượu với caffeine, vì rượu là chất ức chế, caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim. Sử dụng caffeine để “tỉnh táo” sau khi uống rượu là một sai lầm.
Tác động của rượu tới cơ thể
Rượu bia vào cơ thể qua đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày, hệ thống tuần hoàn và các bộ phận trong cơ thể như não, thận, phổi và gan.
Khi rượu tới miệng, nồng độ cồn cao là chất kích ứng niêm mạc trong khoang miệng làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng.
Tác động tới dạ dày: Các phân tử rượu nhỏ bé ngấm qua niêm mạc dạ dày, khi dạ dày trống rỗng (uống khi đói), rượu đi thẳng vào máu. Nếu dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn protein, thì tỷ lệ hấp thụ rượu bị chậm lại nhưng không dừng lại.
Thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% rượu còn lại được hấp thụ vào máu từ ruột non.
Hệ tuần hoàn: Khi vào máu, rượu được vận chuyển khắp cơ thể, làm giãn mạch máu, đưa lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt, chân tay), cảm giác nóng, hạ huyết áp.
Não: Khi đến não, rượu tác động đến hệ thần kinh, khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể, sự tác động đó phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu mà đưa đến các trạng thái khác nhau: hưng phấn, kích động, mất kiểm soát hành vi. Đồng thời rượu còn là chất ức chế làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ.
Thận: Rượu bia như một loại thuốc lợi tiểu, làm tăng sự hình thành nước tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn gây mất nước và khát.
Gan: Khoảng 5% -10% rượu được bài tiết qua phổi, thận và da, còn lại 90%-95% được chuyển đến gan để “xử lý”. Ở gan, rượu được oxy hóa thành nước và carbon dioxide, nhưng gan chỉ có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho thắc mắc “Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể” rồi phải không?
5 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của mộc nhĩ
Mộc nhĩ là một loại nấm ăn được thường được sử dụng để tăng thêm kết cấu cho các món ăn trong nhiều nền ẩm thực châu Á.
Mộc nhĩ còn có tên gọi khác là nấm đen, nấm mèo, nấm tai thạch, tên khoa học là Auricularia auricula-judae.
100g mộc nhĩ thô chứa khoảng 25 calo, 7g carbohydrate, 0,5g chất đạm, 0,5mg đồng (56% giá trị dinh dưỡng hàng ngày), 2mg axit pantothenic (40%)... Ngoài ra, nó còn có selen, riboflavin, thiamine, magie, kẽm, vitamin B6, folate, mangan...
Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, mặc dù trước đây chỉ được sử dụng trong các dạng thuốc truyền thống nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu khẳng định những lợi ích tuyệt vời của nấm.
Mộc nhĩ còn có tên gọi khác là nấm đen, nấm mèo, nấm tai thạch, tên khoa học là Auricularia auricula-judae. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Mộc nhĩ rất giàu chất xơ, giúp cải thiện trình trạng táo bón. Đặc biệt, prebiotics là loại chất xơ có trong mộc nhĩ giúp nuôi các vi khuẩn tốt trong đường ruột. Nấm mộc nhĩ còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh có thể giúp xua đuổi một số chủng vi khuẩn. Do đó ăn nhiều mộc nhĩ sẽ giúp vi khuẩn đường ruột sản xuất chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Chất keo nhầy trong mộc nhĩ có thể kết dính những tạp chất trong hệ tiêu hóa và đẩy chúng ra ngoài cơ thể, làm sạch ruột và dạ dày.
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2015 trên Tạp chí quốc tế về nấm dược liệu cho thấy nấm mộc nhĩ có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của Escherichia coli và Staphylococcus aureus, hai loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở người.
Tốt cho tim mạch
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấm mộc nhĩ có thể có đặc tính hạ đường huyết mạnh mẽ, có thể giúp kiểm soát mức cholesterol và bảo vệ chống lại bệnh tim mạch.
Theo một nghiên cứu trên động vật được công bố trên Mycobiology, việc sử dụng chiết xuất nấm mộc nhĩ cho chuột đã làm giảm đáng kể mức chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và cholesterol LDL xấu. Mộc nhĩ còn giàu vitamin K và các chất khoáng như canxi, magie, làm giảm chỉ số xơ vữa động mạch xuống 40%, đây là thước đo dùng để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim và tích tụ mảng bám trong động mạch.
Bảo vệ gan
Mộc nhĩ còn có công dụng bảo vệ gan khỏi một số chất độc hại. Trộn bột mộc nhĩ với nước giúp đảo ngược và bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do dùng quá liều acetaminophen (một loại hóa chất được sử dụng để điều trị sốt).
Ngăn ngừa bệnh mãn tính
Mộc nhĩ chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và bảo vệ tế bào, chống lại các tổn thương do oxy hóa. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, viêm khớp dạng thấp và bệnh tim.
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do Đại học Quốc gia Kyungpook ở Hàn Quốc thực hiện cho thấy chiết xuất nấm mộc nhĩ có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào khối u ở phổi, xương và dạ dày.
Làm đẹp, chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy mộc nhĩ chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenol. Điều đó có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe tổng thể.
Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp chống lại sự hình thành gốc tự do và bảo vệ tế bào chống lại tổn thương oxy hóa. Chất chống oxy hóa cũng đóng vai trò trung tâm đối với sức khỏe và bệnh tật.
Ngoài ra, protein và vitamin E có trong mộc nhĩ giúp da tươi sáng, mịn màng. Vì vậy bổ sung mộc nhĩ vào bữa ăn hằng ngày sẽ góp phần cải thiện tình trạng lão hóa da sớm.
"Tuy nhiên, mộc nhĩ có thể gây dị ứng thực phẩm và dẫn đến buồn nôn, nổi mề đay, sưng tấy và ngứa. Phải luôn nấu chín mộc nhĩ để tiêu diệt vi khuẩn trước khi ăn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ", TS Giang khuyến cáo.
Tác hại của khoai lang tím ít ai ngờ tới Khoai lang tím có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng với một số người đây là loại thực phẩm đại kỵ, vậy tác hại của khoai lang tím là gì? Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là tác hại của khoai lang tím....