Làm thế nào để tránh ngủ với hoàng đế trong kỳ kinh nguyệt? Các phi tần phải sử dụng cách này…
Thời cổ đại, hàng 3 nghìn mỹ nữ trong cung sống để phụ vụ hoàng đế, mong được hoàng để sủng ái, nếu mang thai rồng con thì quả là vinh hạnh tột bậc, không chỉ hoàng đế để mắt, mà còn phục vụ giường chiếu bất cứ lúc nào hoàng đế muốn, thế nhưng hàng tháng phụ nữ gặp rắc rối nhất là “ kỳ kinh nguyệt”.
Thông thường tình huống này rất ít khi xuất hiện, bởi từ thời nhà Hán đã có quy định cho trường hợp này. Nếu như phi tử nào cơ thể “không tiện”, họ sẽ chấm lên trán một nốt mực màu đỏ. Điều này giúp các thái giám quản lý phi tần của hoàng đế hiểu được tình trạng của họ, qua đó có thể giúp hoàng đế không chọn nhầm phi tần để thị tẩm.
Các phi tần trong hậu cung đều muốn được để mắt, hóa thành phượng hoàng.
Nếu phi tần xảy ra kinh nguyệt, họ sẽ đánh dấu đỏ lên mặt để cho người của hoàng đế hiểu rằng, họ sẽ không thể ‘phục vụ’ hoàng đế. Ngoài ra còn có cách khác như buộc một sợi dây màu đỏ vào tay, hoặc treo một chiếc đèn lồng đỏ, để ám chỉ rằng không tiện ‘quan hệ’.
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, “ phòng ngự y” được thiết kế đặc biệt để quản lý công việc của các phi tần trong hậu cung, nếu sắp đến kỳ kinh nguyệt của thê thiếp, thái giám sẽ được cử đến thông báo trước và sẽ hạ chiếu hiệu của thê thiếp để tránh hoàng đế lựa chọn vào.
Video đang HOT
Thời phong kiến, việc đến kỳ kinh nguyệt là một chuyện hết sức riêng tư và ngại ngùng đối với mỗi người phụ nữ. Chuyện này không thể trực tiếp nói cho người ngoài cũng như hoàng đế biết, vậy nên các phi tần luôn phải nghĩ đủ phương pháp để có thể ngầm truyền đạt sự việc, tránh việc khó xử lúc lâm hạnh. Chẳng may hoàng đế trong lúc mất hứng, phi tần có thể bị giáng tội khi quân, tống vào lãnh cung hay thậm chí là mất mạng.
Tuy nhiên, vào thời Đường, chuyện này diễn ra dưới dạng tấu sớ. Nếu thân thể phi tần không được thoải mái, có thể viết mật tấu gửi lên hoàng thượng. Trải qua nhiều triều đại khác nhau, phương pháp đơn giản mà thẳng thắn này dần được biến hóa, thay đổi để phù hợp với sự nhu mỳ tế nhị hơn của người phụ nữ, như buộc dây đỏ, đeo nhẫn, hoặc treo đèn trước tẩm cung,…
Hồ chứa xả nước làm lộ ra ngôi mộ thời nhà Thanh, chuyên gia ngỡ ngàng: 2 nam 1 nữ, những người này là ai?
Lẽ nào pháp luật thời nhà Thanh lại "thoáng" tới mức cho phụ nữ lấy 2 chồng rồi để 3 người họ hợp táng cùng nhau?
Chế độ lễ giáo khắt khe trong thời phong kiến Trung Quốc nổi tiếng là bất công với phụ nữ. Đàn ông dẫu "năm thê bảy thiếp" vẫn là chuyện thường tình nhưng phụ nữ tuyệt nhiên không được có người đàn ông khác, kể cả khi chồng chết cũng phải góa bụa thờ chồng, nếu làm trái sẽ phải chịu những hình phạt tàn nhẫn như thả trôi sông.
Vậy liệu lịch sử liệu có trường hợp cá biệt nào?
Mùa hè năm 2016, hồ chứa nước thuộc thành phố Chương Châu, Phúc Kiến tiến hành xả nước để chuẩn bị cho đợt mưa sắp tới. Khi nước trong hồ từ từ rút xuống, người ta đã nhận ra bên dưới đáy hồ tới 30 ngôi mộ lớn nhỏ khác nhau.
30 ngôi mộ từ thời nhà Thanh đến thời Trung Hoa Dân Quốc được phát hiện dưới đáy hồ chứa. Ảnh: Kknews
Đội khảo cổ nhanh chóng có mặt tại hiện trường, khoanh vùng 30 ngôi mộ trong diện tích 300 mét vuông dưới chân một ngọn núi. Những ngôi mộ cổ nhất có niên đại từ thời Khang Hy của nhà Thanh, mới nhất vào thời Trung Hoa Dân Quốc.
Qua thăm hỏi người dân địa phương, các chuyên gia khảo cổ được biết đây từng là vùng bảo địa phong thủy nên nhiều nhân vật lỗi lạc trong triều đình nhà Thanh cũng được an táng tại đây.
Xem xét bia mộ các lăng này, các nhà khảo cổ phát hiện một ngôi mộ rất kỳ lạ. Mộ có diện tích lớn, thời gian chôn cất vào thời Khang Hy nhà Thanh. Điều đáng nói là trên bia mộ có tên 3 người, 2 nam và 1 nữ được hợp táng cùng nhau. Vai vế của các chủ nhân lăng cũng chỉ được ghi là "ông tổ", "bà tổ" chứ không rõ ràng.
Bia mộ nhiều phần đã bị mờ, bên trên chỉ ghi vai vế 3 người là "tằng tổ" (tức ông tổ, bà tổ). Ảnh: Sohu
Việc hợp táng 3 người trong một lăng không phải hiếm nhưng đó thường là mộ chung 1 nam 2 nữ, khi người chồng được mai táng cùng các bà vợ cả, vợ lẽ. Trường hợp chôn cất đặc biệt tại Chương Châu đặt ra câu hỏi lớn về mối quan hệ giữa 3 người trong lăng.
Nhiều người suy đoán rằng ngôi mộ này là nơi an nghỉ của một cặp vợ chồng và người con trai. Song theo phân tích của các chuyên gia lịch sử, phong tục tang lễ tại Phúc Kiến thường ghi nhận việc chôn chung vợ và chồng, rất hiếm khi hợp táng con cái, anh em với nhau, việc chôn cất vợ chồng cùng con trai lại càng hiếm hơn.
Điều này khiến thân phận của 3 nhân vật trong lăng mộ càng thêm bí ẩn, đến nay giới khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa tìm ra lời giải thỏa đáng.
Thanh gỗ lạ trên đầu giường hoàng đế khiến các phi tần hàng đêm run rẩy khiếp sợ Vị hoàng đế này có thói quen đặt một thanh gỗ trên đầu giường thì mới an tâm ngủ được, thế nhưng nó lại khiến các phi tần hầu hạ ông, cùng những thái giám và cung nữ vô cùng sợ hãi. Trong xã hội phong kiến, hoàng đế chính là biểu tượng tiêu biểu nhất của xã hội, là người nắm trong...