Làm thế nào để thoát ra và ngủ lại sau cơn ác mộng
Nếu bạn đã từng thức giấc vì ác mộng, bạn sẽ biết cảm giác đó đáng sợ như thế nào. Nhưng những cơn ác mộng lại rất phổ biến và khiến bạn khó ngủ lại sau đó.
Dưới đây là lý giải về nguyên nhân của những cơn ác mộng, cách để bạn có thể thức giấc một cách an toàn và những lời khuyên giúp bạn nhanh chóng ngủ lại.
Thứ nhất, sự khác biệt giữa một giấc mơ xấu và một cơn ác mộng phần nhiều là ở cường độ.
Một giấc mơ xấu có thể nghĩa là điều gì đó bạn không thích lại xảy ra trong giấc mơ. Còn một cơn ác mộng thì cường độ mạnh hơn nhiều. Nó gây ra cảm giác sợ hãi và hoảng loạn khiến bạn thức giấc trong trạng thái hốt hoảng, sợ hãi hoặc run rẩy.
Còn về sự khác biệt giữa ác mộng và nỗi kinh hoàng ban đêm, phần lớn là ở việc bạn còn nhớ được bao nhiêu sau khi thức giấc.
Sự khác biệt chính giữa những cơn ác mộng và nỗi kinh hoàng ban đêm là trong ý thức và hồi tưởng của nạn nhân. Một cơn ác mộng thường có thể nhớ lại được một cách dễ dàng, đặc biệt là ngay sau khi thức dậy, và cũng được thừa nhận là cơn ác mộng khi thức dậy nếu không phải trong cơn ác mộng. Còn nỗi kinh hoàng ban đêm đặc trưng bởi những cơn hoảng sợ vô căn cứ mà nạn nhân không hoàn toàn tỉnh táo hoặc không ý thức được điều gì đang diễn ra.
Thông thường, trẻ em hay gặp nỗi kinh hoàng ban đêm hơn.
Cơn ác mộng thường khiến bạn thức giấc và có thể nhớ lại giấc mơ đáng sợ, trong khi nỗi kinh hoàng ban đêm thường khiến trẻ la hét và có vẻ như gặp một giấc mơ xấu mà trẻ không thức giấc hoàn toàn và có thể không nhớ lại được.
Có nhiều lý do khiến bạn có những giấc mơ xấu, và không cái nào trong số đó liên quan đến bộ phim kinh dị mà bạn quyết định xem trước khi đi ngủ.
Video đang HOT
Những cơn ác mộng có thể đến từ một số loại thuốc hoặc chất bổ sung (thậm chí là những thứ mà bạn uống để giúp ngủ ngon, chẳng hạn như melatonin), từ sress bên trong cơ thể mà bạn đã trải qua trong suốt cả ngày hoặc có thể chẳng có nguyên nhân nào cả.
Thói quen ăn vặt ban đêm của bạn cũng có thể là thủ phạm.
Nói chung những cơn ác mộng thường được tạo thành một dạng loại stress hoặc một nỗi sợ hãi mơ hồ nào đó thể hiện trong chính cơn ác mộng. Về mặt sinh học, bạn có thể gặp ác mộng nếu ăn vặt muộn vào ban đêm, khiến não hoạt động nhiều hơn trước khi đi ngủ, hoặc nếu dùng một số loại thuốc kích thích thần kinh.
Các triệu chứng thực thể của ác mộng
Giấc mơ xấu sẽ đặt cơ thể vào trạng thái thể chất tăng cao, cho dù bạn có tỉnh táo để nhận ra nó hay không.
Biểu hiện sốt và toát mồ hôi đầm đìa là hệ quả của cảm giác stress thường trực và những trải nghiệm đi kèm với ác mộng. Cơ thể phản ứng như với tình huống stress cao độ vì đó là những gì mà não bộ tin rằng nó đang trải qua. Ngoài ra, mệt mỏi nhiều là một triệu chứng của ác mộng do thiếu giấc ngủ có chất lượng mà người bị ác mộng thường gặp phải.
Cho dù những giấc mơ xấu luôn tái diễn, có nghĩa là bạn gặp chúng nhiều lần, hay nó chỉ đến một lần duy nhất và không quay trở lại, thì làm thế nào để chúng ta có thể thức dậy an toàn và bình tĩnh, mà không mất phần còn lại của một giấc ngủ ngon?
Theo các chuyên gia, bí quyết là đưa nhận thức trở lại với tư duy, cho dù bạn có cảm giác khủng khiếp thế nào tại thời điểm đó.
Chìa khóa để tỉnh dậy khỏi giấc mơ xấu là nhận ra rằng bạn đang ở trong một giấc mơ xấu. Đối với nhiều người, cơn ác mộng có vẻ hoàn toàn là thực cho tới khi họ tỉnh giấc. Nếu bạn không thể nhận ra rằng mìnhn đang mơ, bạn sẽ không thể điều khiển cơ thể để tỉnh dậy. Để nhận ra rằng mình đang mơ, bạn cần phải kiểm tra hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Điều này chỉ có thể xảy ra với những người thường xuyên nghĩ về giấc mơ khi tỉnh táo, vì sau đó họ có thể sẽ nghĩ về giấc mơ khi đang mơ, và do đó sẽ dễ nghi ngờ môi trường phi thực tế xung quanh.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thấy mình” mắc kẹt” trong một giấc mơ xấu, không thể tỉnh dậy?
“Đối với nhiều người, adrenaline và sự phấn khởi khi nhận ra rằng mình đang mơ là đủ để đánh thức họ. Tuy nhiên, nếu bạn bị “mắc kẹt” trong một giấc mơ xấu, hãy làm một cái gì đó thật bất ngờ – ví dụ như nhảy ra khỏi vách đá trong giấc mơ.
Sau khi thức dậy khỏi cơn ác mộng, bạn có thể khó ngủ yên trở lại.
Các chuyên gia có những lời khuyên khác nhau về việc đưa cơ thể trở lại giấc ngủ bình yên. Không sử dụng điện thoại, vì càng nhận được nhiều kích thích tinh thần, thì càng khó thư giãn vào một giấc ngủ lành mạnh.
Tập trung nằm yên và thư giãn một nhóm cơ hoặc một phần cơ thể cũng là một bí quyết. Việc trằn trọc và trở mình chỉ khiến bạn càng phân tâm và khó ngủ – nên nằm nguyên một vị trí và thư giãn trong tư thế đó, bạn sẽ dễ ngủ hơn.
Một cách nữa là bạn nên đi tắm. Nếu cơn ác mộng của bạn đặc biệt đáng sợ và bạn rất khó ngủ lại, việc đi vệ sinh và có thể làm giảm stress và khiến cơ thể nghĩ rằng đã đến giờ ngủ, vì hầu hết mọi người thường sử dụng nhà vệ sinh trước khi đi ngủ buổi tối.
Làm thế nào để ngăn những cơn ác mộng trong tương lai?
Các chuyên gia nhấn mạnh các phương pháp thư giãn thông thường và thiền trước khi đi ngủ, cộng với vệ sinh giấc ngủ tốt.
Kiệt sức, mệt mỏi, stress không đặc hiệu và bị quá sức đều là những nguyên nhân tiềm ẩn của những giấc mơ xấu. Bằng cách điều tiết thời gian ngủ và tìm cách giảm thiểu stress trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ khó chạm trán với những cơn ác mộng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể muốn lưu ý đến mô hình giấc ngủ của mình. Mọi người có thể ít nhiều dễ gặp ác mộng trong những khoảng thời gian cụ thể. Hãy ghi lại thời điểm giấc mơ xấu xảy ra – ví dụ nếu bạn gặp ác mộng khi ngủ trưa thứ bảy, hãy thử ngủ trưa vào một thời điểm khác!”
Cuối cùng, bạn nên giải quyết vấn đề gặp phải trong cơn ác mộng. Nếu giấc mơ xấu là về một trải nghiệm, nỗi sợ hay một người nào đó, giải quyết vấn đề đó trong cuộc sống thực là cách tốt nhất để đảm bảo bạn ngừng mơ về nó. Đôi khi tất cả những gì cần làm là đặt trải nghiệm gây lo lắng sắp tới vào một tấm gương chiếu hậu – ví dụ nếu bạn hay mơ về kỳ thi hoặc kỳ đánh giá thi đua sắp tới.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Hoảng hốt vì chồng làm "chuyện ấy" khi ngủ
Tôi mới lấy chồng được 3 tháng. Tôi thật sự hoảng hốt khi chồng tôi làm "chuyện ấy" một cách rất vô thức trong lúc ngủ, đôi khi thô bạo không cần biết đến cảm xúc của tôi như thế nào.
Hôm sau tôi nói lại chuyện này thì anh ấy lại xin lỗi với thái độ rất thành khẩn, nhưng rồi vẫn lặp lại (trong khi bình thường rất ít khi chủ động làm "chuyện ấy" mà toàn phải để tôi gợi ý). Không biết chồng tôi có bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì có chữa được không?
Hồ Thanh Hằng (Nam Định)
Rất có thể ông xã bạn đã mắc phải hội chứng rối loạn tình dục trong giấc ngủ, hay còn gọi là "dâm miên", tức là một thể của mộng du. Đặc điểm phổ biến của hội chứng này là muốn làm tình và có các hoạt động tình dục tự động (cương cứng dương vật, xuất tinh và khoái cảm y như làm tình thật). Đây là rối loạn giấc ngủ liên quan đến hành vi tình dục bất thường. Nếu trong gia đình nhà chồng bạn có cha mẹ, ông, bà hay anh chị em mắc chứng mộng du thì chồng bạn có nhiều nguy cơ mắc bởi tính chất của bệnh mang tính di truyền.
Khi trong trạng thái "dâm miên", chồng bạn làm "chuyện ấy" trong tình trạng vô thức, vô cảm, bởi vậy anh ấy mới hành động một cách rất thô bạo và không để ý gì đến cảm xúc của bạn.
Qua nhiều khảo sát, các bác sĩ tâm thần thấy những người mắc hội chứng như chồng bạn luôn có cảm giác sợ hãi, không muốn làm "chuyện ấy" khi tỉnh táo. Bởi trong đầu họ luôn tồn tại cảm giác tội lỗi (tại sao mình lại làm vợ đau như vậy...). Tiếp đến họ rơi vào hoang tưởng tự buộc tội, nếu không được chữa trị đến nơi đến chốn rất dễ dẫn đến tự tử. Vì vậy, bạn nên nói chuyện nghiêm túc với chồng về vấn đề của anh ấy để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả xấu xảy ra. Chồng bạn có thể sẽ phải uống một số loại thuốc an thần trấn kinh nhưng đó sẽ là giải pháp cắt đứt tình trạng ngấu nghiến đè vợ ra trong lúc ngủ để đưa anh ấy trở về trạng thái tình dục bình thường.
Chúc hai bạn thành công!
Nguồn Internet
Cảnh giác với tình yêu Trước khi cháu lên Hà Nội học mẹ đã dặn dò: "Không được yêu đương, không được tin tưởng ai quá, nhất là đàn ông, họ chỉ lợi dụng mình thôi, có được rồi thì họ chẳng coi ra gì đâu, rồi mình lại thiệt thòi, mang tiếng. Cố gắng học tập..." Cô Thanh Tâm kính mến! Cháu 19 tuổi, đang là sinh...