Làm thế nào để tạo một phân vùng dữ liệu riêng biệt trong Windows?
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tạo 1 phân vùng dữ liệu riêng biệt trong và sau khi cài đặt Windows lên máy tính.
Windows thường chỉ có thể được cài đặt trên một phân vùng ổ đĩa riêng biệt. Tuy nhiên, bạn có thể chia ổ cứng trong máy tính ra thành nhiều phân vùng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho việc bạn muốn cài đặt Windows trên 1 phân vùng &’sạch’ hoàn toàn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tạo 1 phân vùng dữ liệu riêng biệt trong và sau khi cài đặt Windows lên máy tính.
Trong quá trình cài đặt Windows
Trong quá trình cài đặt Windows 7 hoặc Windows 8, chúng ta sẽ lựa chọn thiết lập Custom trong lần lựa chọn “Which type of installation do you want?”
Tiếp theo là nhấn chọn &’ Drive options (advanced)’
Tại tùy chọn tiếp theo, bạn nhấn &’New’ và tiến hành tạo cho mình 1 hay nhiều phân vùng ổ đĩa với dung lượng tùy mục đích sử dụng. Sau đó bạn nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt Windows
Video đang HOT
Phương pháp này sẽ cho bạn cách thức làm việc khá nhanh, tuy nhiên đôi lúc sẽ gây mất mát dữ liệu nếu sơ ý.
Sau khi đã cài đặt xong Windows
Bản thân Windows đã được cung cấp sẳn công cụ giúp người dùng quản lí các phân vùng ổ đĩa trên máy tính, được gọi là Disk Management tool.
Người dùng Windows 8 có thể tìm và gọi công cụ Disk Management bằng cách nhấn tổ hợp phím Win X và chọn Disk Management
Trong giao diện Disk Management, bạn nhấn phải chuột vào tên ổ đĩa cần “cắt” dung lượng để tạo ra 1 phân vùng mới và chọn Shrink Volume
Cửa sổ thiết lập dung lượng cho phân vùng xuất hiện, ở đây đơn vị được tính là MB, vì thế nếu bạn muốn có một phân vùng 100GB, bạn hãy nhập 102400 vào ô MB và nhấn Shrink
Tất nhiên là bạn nên chú ý đến dung lượng còn lại của phân vùng mình sẽ Shrink để tính toán dung lượng cho phân vùng mới.
Sau khi quá trình Shrink kết thúc, bạn sẽ thấy được 1 phân vùng mới xuất hiện với tên gọi Unallocated. Bây giờ bạn hãy nhấn phải chuột vào phân vùng này và chọn New Simple Volume để tiến hành tạo mới
Một cửa sổ thiết lập sẽ xuất hiện, bạn hãy thiết lập kí tự tên cho phân vùng mới này
Phương pháp này thực hiện khá rờm rà nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên bạn cũng nên sao lưu lại dữ liệu trên phân vùng mình sẽ Shrink để tránh gây mất hoặc hư hỏng dữ liệu
Thay đổi vị trí lưu mặc định của thư mục hệ thống
Trong Windows, bạn có thể dễ dàng thay đổi vi trí lưu của các thư mục mặc định của hệ thống như Documents, Downloads, Music, Pictures, và Videos theo đường dẫn phân vùng mà mình muốn bằng cách thay đổi đường dẫn ở tab Location.
Nói chung có nhiều phương pháp cho việc tạo phân vùng dữ liệu riêng biệt trong Windows, như việc sử dụng phần mềm hoặc như phương pháp trên. Ngoài ra, hiện nay cũng có một số các phần mềm có thể chạy ngay trong phân vùng cài đặt riêng biệt mà không cần cài đặt lại từ đầu, ngay cả khi bạn đã cài lại Windows. Vì thế, bạn có thể tạo riêng một phân vùng riêng biệt để cài đặt phần mềm và sử dụng ngay sau khi cài ại Windows mà không cần cài đặt lại chúng để tiết kiệm thời gian.
Theo VNE
Phục hồi dữ liệu xóa nhầm với iCare Format Recovery Pro
iCare Format Recovery có thể phục hồi dữ liệu trên phân vùng định dạng hay ghost nhầm, ỗ đĩa (USB, thẻ nhớ,...) bị lỗi yêu cầu phải format khi truy cập.
Trong quá trình sử dụng máy, không ít lần bạn sẽ vô tình format phân vùng ổ đĩa, hay thường gặp hơn là USB, thẻ nhớ hay ổ cứng di động, khiến toàn bộ dữ liệu, hình ảnh trên đó biến mất theo. Đối với những dữ liệu như thế này mất đi là một điều đáng tiếc nhưng để bỏ ra khoảng tiền lớn để nhờ đến các dịch vụ phục hồi dữ liệu bên ngoài thì có vẻ hơi phí. iCare Format Recovery sẽ là "vị cứu tinh" trong trường hợp này
iCare Format Recovery có thể phục hồi dữ liệu trên phân vùng định dạng hay ghost nhầm, ỗ đĩa (USB, thẻ nhớ,...). Thậm chí, Phần mềm còn cho phép khôi phục dữ liệu trong trường hợp phân vùng ổ đĩa bị lỗi nào đó (có thể do virus phá hại), khiến người dùng phải format lại phân vùng ổ đĩa để sử dụng bình thường.
Sau khi tải về và cài đặt bình thường như các ứng dụng phổ thông khác. Từ giao diện chính sẽ liệt kê đầy đủ các phân vùng ổ đĩa đang có trên hệ thống. Tại đây, bạn chọn phân vùng mà mình đã vô tình format để khôi phục lại dữ liệu có trên đó, sau đó nhấn nút Recorver.
Phần mềm sẽ thực hiện quá trình quét và tìm kiếm những dữ liệu có thể khôi phục được từ phân vùng này. Thời gian diễn ra quá trình nhanh hay chậm phụ thuộc vào lượng dữ liệu có thể khôi phục cũng như dung lượng của phân vùng. Sau khi quá trình quét kết thúc, phần mềm sẽ liệt kê những định file hệ thống mà trước khi phân vùng bị format. Dựa vào thông số "Suggestion" (Đề xuất), bạn nên chọn phân vùng nào có thông số Suggestion cao nhất để có khả năng khôi phục được file lớn nhất.
Đánh dấu chọn 1 trong các phân vùng được liệt kê, sau đó nhấn nút Show Files. Danh sách những file có thể khôi phục được sẽ liệt kê dưới dạng các nhóm theo từng thư mục (file media, file ảnh, file nén...). Bạn có thể kích đôi vào từng file ở khung bên phải để xem nội dung trước khi quyết định có khôi phục file đó hay không. Sau khi đã tìm đúng file cần khôi phục, bạn đánh dấu vào file đó (có thể đánh dấu đồng thời nhiều file hoặc đánh dấu chọn toàn bộ), sau đó nhấn nút Save files.
Hộp thoại hiện ra cho phép bạn chọn thư mục để lưu lại những file cần khôi phục. Quá trình khôi phục diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào dung lượng và số lượng file cần khôi phục. Sau khi quá trình hoàn tất, một thư mục hiện ra trong thư mục bạn đã chọn để lưu file, bên trong có chứa những file đã chọn để khôi phục. Bây giờ, bạn đã lại có thể sử dụng những dữ liệu đã bị mất này.
Chúc bạn thành công!
Theo VNE
Làm thế nào để có thể mã hóa và bảo vệ tập tin hoặc thư mục? Một số gợi ý cho việc mã hóa bảo vệ dữ liệu. Dù bạn lưu trữ dữ liệu dưới bất kì hình thức nào, trên USB, email hoặc trực tiếp trên ô cứng máy tính, bạn cũng cần phải thiết lập thêm 1 hay nhiều lớp bảo vệ cho tập tin hoặc thư mục để bảo đảm an toàn. Và việc thiết lập...