Làm thế nào để tận hưởng chuyện ấy sau khi điều trị ung thư?
Những tác dụng phụ của điều trị ung thư có thể khiến bạn mệt mỏi nên không còn nhiều cảm xúc hay ham muốn mỗi khi ở bên bạn đời nữa. Làm sao để bạn có thể tận hưởng chuyện ấy sau khi điều trị ung thư?
Những tác dụng phụ của việc điều trị ung thư như rụng tóc, cắt bỏ một phần ngực, giảm cân hay uể oải có thể làm giảm ham muốn hoặc làm quá trình quan hệ không suôn sẻ. Ví dụ như sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt, nam giới gặp nhiều khó khăn khi cương cứng và giữ cương cứng. Phụ nữ trải qua xạ trị hoặc điều trị bằng liệu pháp hormone có thể rơi vào tình trạng khô hạn âm đạo gây đau khi quan hệ.
Một số ảnh hưởng của điều trị ung thư đối với chuyện ấy có thể được cải thiện nhanh chóng, một số ảnh hưởng khác có thể dai dẳng nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, bạn vẫn cần vượt qua khó khăn để duy trì chuyện ấy sau khi điều trị ung thư để được gần gũi người bạn đời mà bạn yêu thương, gắn bó. Bạn hãy tham khảo những bí quyết dưới đây khi gần gũi bạn đời nhé.
1. Dùng sản phẩm cải thiện chuyện ấy
Nếu bị đau hoặc khô âm đạo khi quan hệ, phụ nữ có thể thử chất bôi trơn dạng lỏng hoặc silicon để giúp chuyện ấy dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể nhờ bác sĩ kê thuốc bổ sung estrogen để cải thiện tình hình.
Nam giới cũng có thể gặp vấn đề về sự cương cứng sau điều trị ung thư. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như sildenafil (Viagra) và tadalafil (Cialis) để tăng cường lưu thông máu tới dương vật, giúp bạn có thể cương cứng dễ dàng hơn và giữ cương cứng lâu hơn.
2. Thử trải nghiệm cách gần gũi mới
Video đang HOT
Nếu những tư thế và cử chỉ âu yếm trước đây không còn gây hứng thú cho bạn thì cả hai hãy thử nghiệm những cách kích thích khác. Bạn hãy cùng người ấy đầu tư vào màn dạo đầu lãng mạn hay thử những tư thế quan hệ mới mẻ.
Kể cả khi không có ham muốn chuyện ấy sau khi điều trị ung thư, bạn và bạn đời vẫn có thể nắm tay, hôn, âu yếm hay mát xa cho nhau. Bạn nên cởi mở chia sẻ những cử chỉ âu yếm nào làm bạn thích và không thích với người ấy.
3. Yêu thương cơ thể của chính bạn
Sau điều trị ung thư, bạn hãy dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân và yêu thương cơ thể mình như đi mua quần áo mới, đi spa, đi chơi cùng bạn bè… Bạn càng yêu quý bản thân thì sẽ càng tự tin, dễ thư giãn và tận hưởng chuyện ấy hơn.
4. Chia sẻ khó khăn với người bạn đời
Sau khi điều trị ung thư, bạn có thể đã phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một phần của cơ thể hay thậm chí phải mang túi đựng chất thải nếu bạn điều trị ung thư trực tràng. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy chia sẻ những cảm xúc của mình về việc phẫu thuật này với bạn đời.
Bạn cũng nên cho bạn đời biết bạn có muốn được chạm vào chỗ phẫu thuật hay không. Khi người ấy thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh mới của bạn, bạn sẽ có thể thư giãn khi gần gũi và tận hưởng chuyện ấy dễ dàng hơn. Ví dụ trong trường hợp bạn phải đeo túi đựng chất thải, bạn có thể dùng một chiếc áo che túi đi khi quan hệ.
5. Tham khảo lời khuyên từ bác sĩ
Bên cạnh việc chia sẻ với bạn đời, bạn cũng nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ. Bác sĩ có thể đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích về nhiều cách giúp tận hưởng chuyện ấy sau điều trị ung thư mà bạn có thể vẫn chưa thử đấy. Bạn có thể đi nghe tư vấn với bạn đời của mình để cả hai cùng tìm được giải pháp.
Dù chuyện ấy sau khi điều trị ung thư tuy có khá nhiều thay đổi nhưng vẫn là một trải nghiệm đáng quý để duy trì mối quan hệ. Khi bạn có thể chấp nhận cơ thể của mình và chia sẻ cảm xúc với bạn đời, cả hai sẽ tìm được cách để hòa hợp với nhau một cách thoải mái nhất.
Theo hellobacsi.com
Bộ Y tế không cấp phép 'thuốc Trung Quốc làm từ thịt người' lưu hành ở Việt Nam
Cục Quản lý Dược khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành "thuốc Trung Quốc làm từ thịt người".
Ảnh minh họa
Tổ chức Tiêu chuẩn Nigeria xác nhận có dược phẩm của Trung Quốc lưu hành trên thị trường Nigeria chứa thành phần thịt người.
Các thuốc này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh giai đoạn cuối.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, chiều 9/11 khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các thuốc "Trung Quốc làm từ thịt người" tại Việt Nam.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu phát hiện thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh phối hợp với các cơ quan như hải quan, quản lý thị trường, công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm nêu trên. Tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
Trước đó, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIA) Nigeria công bố kết quả điều tra "các viên thuốc xuất xứ từ Trung Quốc chứa đầy bột thịt lấy từ những đứa trẻ đã chết". NIA cho rằng các thi hài này đã bị cắt thành từng miếng nhỏ và sấy khô trên bếp trước khi được chế biến thành bột ở đông bắc Trung Quốc.
NIA cũng thông báo, Hải quan Hàn Quốc ngày 30/9 tiết lộ đã tịch thu 2.751 thuốc Trung Quốc chứa thịt người và thịt thai nhi, trẻ sơ sinh. "Số thuốc được nhập khẩu vào Hàn Quốc bởi một số công dân Trung Quốc", NIA viết trong tuyên bố. Cũng theo NIA, Bộ Thực phẩm và An toàn Thuốc Hàn Quốc nói rằng 18,7 tỷ virus, bao gồm virus viêm gan B, được tìm thấy trong các viên thuốc.
NIA nhấn mạnh việc chế tạo thuốc làm từ thịt người và tiêu thụ chúng là "tội ác bất nhân", có thể dẫn đến những mối nguy nghiêm trọng về sức khỏe.
Đây không phải là lần đầu tiên các loại thuốc từ bào thai và thịt người được bán ra thị trường. Năm 2011, các quan chức Trung Quốc đã điều tra việc sản xuất các loại thuốc làm từ bào thai chết. Hàng nghìn loại thuốc tương tự xuất xứ từ Trung Quốc đã bị tịch thu tại Hàn Quốc vào năm 2012.
Lê Nga
Theo VNE
Liệu pháp tăng thân nhiệt tiêu diệt tế bào ung thư Tăng thân nhiệt để gây độc tế bào ung thư được triển khai nhiều tại Mỹ, hiện Việt Nam chưa ứng dụng. Chia sẻ về ung thư tại hội thảo ở Bệnh viện Gia An 115 (TP HCM) ngày 6/11, giáo sư Zeljko Vujaskovic, Giám đốc Trung tâm Xạ trị và Proton, Bệnh viện Đại học Y khoa Maryland (Mỹ), cho biết liệu...