Làm thế nào để startup “sống sót” được trong năm đầu tiên?
“97% các công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong những năm đầu tiên. Chỉ 3% các startup có thể duy trì qua năm thứ 2 và thành công trong thực tế. Thị trường ngày càng khó khăn, những người khởi nghiệp quả thực có thể gọi họ là người hùng vì con đường khởi nghiệp rất chông gai, là cuộc chiến gian nan…”.
Ông Bảo Nguyễn, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp RAIF, CEO của Awareness Group chia sẻ tại Worshop “để khởi nghiệp không thất bại trong năm đầu” do Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp RAIF và học viện danh tiếng quốc tế tổ chức mới đây tại Tp.HCM.
Chỉ có sống sót được năm đầu thì mới có thể đi tiếp…
Ông Bảo cho rằng, trên thị trường khởi nghiệp hiện nay, rất ít doanh nghiệp thành công trong năm đầu tiên bởi thị trường ngày càng khó khăn, cạnh tranh khốc liệt. Chỉ có khoảng 3% các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể duy trì qua năm thứ 2 và thành công trong thực tế. Nhiều startup họ áp dụng tất cả các chiến lược đã học như tìm thị trường, quản lý tài chính, nhân sự, quảng cáo… nhưng vẫn không kỉ niệm được sinh nhật cho năm đầu tiên.
“Có 1 ý tưởng hay, nhưng trên thị trường cứ 2 giờ lại có 1 ý tưởng mới. Điều đó có nghĩa là có ý tưởng chưa chắc đã thành công. Đó là lý do mà có nhiều nhóm khởi nghiệp lên rồi mất tích”, ông Bảo nhấn mạnh.
Theo ông Bảo Nguyễn, các Startup phải làm thế nào để sống sót được qua năm đầu tiên thì mới tính tiếp được con đường đi. Ảnh: PN
Bài toán quan trọng nhất ở đây theo ông Bảo chính là làm thế nào để “sống sót” được trong năm đầu tiên khởi nghiệp. “Tôi đã từng khởi nghiệp và có những dự án thất bại, tôi học từ các doanh nghiệp và đúc rút ra: Chỉ có sống sót được năm đầu tiên thì mới có thể đi tiếp được”, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp RAIF chia sẻ.
Vị Chủ tịch này cũng chỉ ra 3 yếu tố mà startup cần phải có trong năm đầu tiên khởi nghiệp, đó là ngoài yếu tố sống sót, thì testing và thu nhập cũng rất quan trọng.
“Quan trọng nhất là nguyên lí là “phải sống sót”, “phải sống 1 ngày nữa để chiến đấu”. Ngoài ra, testing sản phẩm và gu của khách hàng có tốt không, sản phẩm của mình có hấp dẫn khách hàng không. Hầu hết các công ty khởi nghiệp chỉ thành công sau một quá trình testing sản phẩm và khách hàng của mình. Bên cạnh đó, phải có thu nhập để vận hành trong năm đầu”, ông Bảo Nguyễn nhấn mạnh.
Yếu tố nào là quan trọng nhất để tránh rủi ro khi khởi nghiệp trong năm đầu tiên?
Làm thế nào để vừa sống sót vượt qua năm đầu, vừa thu hút được khách hàng và nhà đầu tư trong thị trường có hàng trăm nghìn sản phẩm tương tự nhau? Làm thế nào để thu hút người mua dù sản phẩm của mình không phải là độc nhất? Làm thế nào bán giá cao hơn đối thủ mà vẫn khiến khách hàng vui vẻ “móc hầu bao”? Và, nếu những chiến lược doanh nghiệp mình đang áp dụng thì đối thủ cũng áp dụng, làm thế nào thắng được trong cuộc cạnh tranh?
Video đang HOT
Theo ông Bảo đó là những trăn trở mà hầu hết các startup gặp phải. Làm gì để không rủi ro trong năm đầu tiên khởi nghiệp, theo vị CEO của Awareness Group các yếu tố như thị trường, tài chính mạnh, quản lý, giá bán, kiên định với mô hình, dàn trận hoành tráng, thiên thời địa lợi, quảng cáo… đều không phải không quan trọng nhưng có một yếu tố quyết định toàn bộ các yếu tố này chính là vị thế của mô hình. Có vị thế nghĩa là nổi bật hơn đối thủ, chiếm giữ một vị trí vượt trội, có giá trị, hấp dẫn khách hàng và nhà đầu tư ngay trong năm đầu.
Trong đó, tạo vị thế được cho doanh nghiệp của mình mới hấp dẫn được nhà đầu tư và khách hàng
“Hầu hết các startup hiện nay gặp khó khăn và ít thành công là do không có vị thế. Có đội ngũ làm nhưng lại không tạo ra được vị thế khiến việc kinh doanh chỉ là hên – xui. Nếu mô hình không có vị thế cũng giống như một cô gái đẹp ở trong nhà, không ai biết đến. Nhất đinh, làm startup phải có vị thế trong lĩnh vực mình làm”, ông Bảo nhấn mạnh.
Để có được vị thể thì startup phải có chiến lược để tạo ra vị thế. Ông Bảo Nguyễn chỉ ra các cách thức để tạo ra vị thế của mô hình khởi nghiệp trên thị trường ngay năm đầu tiên:
Thứ nhất, tiếp thị danh tiếng cho doanh nghiệp/startup của mình: Doanh nghiệp nếu có chiến lược tiếp thị sẽ đưa sản phẩm của mình hấp dẫn trên thị trường, bất chấp đối thủ ra trước. Khi đã có vị thế thì sẽ xác định được con đường tương lai của doanh nghiệp mình.
Cụ thể, phải dựng mô hình kinh doanh của mình thành một biểu tượng trong lĩnh vực đó; hỏi câu hỏi doanh nghiệp của bạn đại diện cho điều gì; doanh nghiệp tôi bán gì? hiện thân của điều gì đó ở trong lĩnh vực đó. Chẳng hạn, Nike bán gì? Chúng ta thường hay nói là họ bán giày thể thao nhưng thực chất họ định vị vị thế của họ là “doanh nghiệp thành tích về thể thao”, nghĩa là bất cứ sản phẩm nào mà họ bán ra đều hướng đến đạt thành tích cao.
“Chúng ta hay tả về doanh nghiệp của chúng ta hơn là tả về giá trị mang lại. Đó chính là cách tạo ra vị thế bằng tiếp thị danh tiếng. Nhưng nếu định vị thế không khéo, không tốt thì dễ bị đối thủ dập và không có thị trường”, ông Bảo nhấn mạnh và cho biết, hiện nay có 3 giá trị phổ biến nhất mà doanh nghiệp startup nên hướng vào đó là: Sức khỏe, mối quan hệ và làm giàu.
Thứ hai, lợi thế bán hàng độc nhất: ông Bảo Nguyễn nhắc lại, tất cả các mô hình khởi nghiệp hiện nay phải hướng vào yếu tố giá trị chứ không phải cung cấp cách bán hàng. Mô hình khởi nghiệp nào thành công được là đều là mô hình hướng đến giá trị. Trong đó, tập trung vào mang lại giá trị cho khách hàng rõ ràng nhất. Khách hàng bây giờ cực kì lười, lười suy nghĩ, lười giao tiếp…cho nên nhiệm vụ của các CEO là đưa đến tận nơi cho họ, làm cho họ hài lòng.
“Lợi thế bán hàng độc nhất của doanh nghiệp căn bản là giá trị (mang lại kết quả gì cho khách hàng) và tất cả những sản phẩm cố gắng đơn giản nhất cho người dùng. Nhanh hơn, rẻ hơn, không phức tạp xem như mình đã có lợi thế.
Cũng theo ông Bảo Nguyễn, “97% các công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong những năm đầu tiên. Chỉ 3% các startup có thể duy trì qua năm thứ 2 và thành công trong thực tế
Thứ ba, thị trường có đủ sẵn sàng trả tiền? Theo ông Bảo, có những startup có y tưởng xuất sắc nhưng vẫn thất bại bởi vì khởi nghiệp ở thị trường không đủ lớn và khách hàng không sẵn sàng trả tiền. Do đó, các startup nên tập trung vào các thị trường khát khao nhất. Chẳng hạn, làm sản phẩm về thức ăn thì ở thị trường Tp.HCM khao khát nhất là sản phẩm sạch. Khi mình thỏa mãn nhu cầu khát khao đó, thì khách hàng sẵn sàng trả tiền. Còn nếu họ không khát khao thì rất khó để bán hàng.
Thứ tư, tạo ra được thị trường ngách: đi vô thị trường ngách nghĩa là bán đúng cái người ta cần. Khi đó, bán dễ hơn, thành công nhanh hơn. Ngoài ra, lợi thế của thị trường này là sở hữu lượng khách hàng đúng mục tiêu; tạo sự khác biệt so với thị trường.
“Tôi khuyên các startup là: Đừng follow theo đối thủ, hãy tìm chỗ trống, suy nghĩ đối thủ đang bán gì, thiếu gì, bổ sung cái đối thủ thiếu đó vào là mình đã có sản phẩm khác biệt rồi”, ông Bảo Nguyễn nhắn nhủ.
Mà để tạo ra thị trường ngách theo ông Bảo, startup phải xác định được mảng nào là mảng chuyên môn của mình? ai là nười hứng thú về nó? kết quả mang lại cho nhóm khách hàng này là gì? Đặc biệt, phải xác định được mình muốn bán sản phẩm này cho ai nhất thay vì bán tùm lum như các đối thủ khác trên thị trường.
Phương Nga
Theo Trí thức trẻ
CEO VinaCapital: Startup Việt Nam rất liều lĩnh, táo bạo nhưng khó đi xa
"Mặc dù có ý tưởng hay, táo bạo, liều lĩnh và rất sáng tạo trong khởi nghiệp nhưng startup Việt Nam lại thiếu môi trường để thực tiễn. Do đó nhiều ý tưởng tốt nhưng vẫn thất bại khi gọi vốn", ông Don Lam, CEO VinaCapital nhìn nhận.
Startup Việt còn nhiều hạn chế nên chưa thể vươn xa
Là đối tác tham gia sáng lập chương trình hỗ trợ tăng tốc khởi nghiệp Zone Startups Việt Nam, ông Don Lam, Tổng Giám Đốc VinaCapital đã có những nhận định về các startup Việt sau một năm chứng kiến nhiều công ty khởi nghiệp trưởng thành từ chương trình này.
Theo ông Don Lam, TGĐ VinaCapital, Startup Việt có một sức sáng tạo không giới hạn. Đa số các nhà khởi nghiệp đều là các bạn trẻ nên nắm bắt rất nhanh các xu hướng phát triển trên thế giới và hầu như các startup đều lấy công nghệ làm nền tảng để xây dựng và phát triển sản phẩm startup của mình. Sự năng động và ý chí tiến thủ đã giúp các startup Việt tìm kiếm các cơ hội đầu tư và không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức rất nhanh để thay đổi hoàn thiện sản phẩm.
Theo ông Don Lam, CEO VinaCapital, các startup nên tìm hiểu kỹ thị trường và có một nhà cố vấn ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp các bạn đi đúng hướng, đón được những cơ hội đầu tư hấp dẫn và quan trọng là tạo được vị trí trên thị trường cho hành trình khởi nghiệp của mình
Tuy nhiên, ông Don Lam nhận xét startup Việt còn tồn tại nhiều điểm yếu cần khắc phục. Ví dụ như khả năng tìm kiếm và kêu gọi vốn đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế. Các bạn bị thiếu môi trường thực hành thực tiễn trước khi đưa ra thị trường. Chính vì vậy đã có nhiều trường hợp dù sản phẩm rất hay nhưng vẫn không được cộng đồng đón nhận.
"Để giải quyết được những vấn đề này theo tôi các startup nên tìm hiểu kỹ thị trường và có một nhà cố vấn ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp các bạn đi đúng hướng, đón được những cơ hội đầu tư hấp dẫn và quan trọng là tạo được vị trí trên thị trường cho hành trình khởi nghiệp của mình. Riêng về VinaCapital, một năm qua chúng tôi cũng đã rất tâm huyết với dự án Zone Startups Việt Nam. Tôi tin chương trình này sẽ là cánh tay nối dài của Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital ventures để tiếp cận startup sớm hơn và nhanh chóng tìm ra các hạt giống tiềm năng cho vườn ươm khởi nghiệp", ông Don Lam nói.
Trong khi đó, bà Quỹnh Võ, Giám đốc phát triển Zone Startups Việt Nam lại cho rằng Việt Nam còn rất thiếu những "vườn ươm" để giúp startup hoàn thành ước mơ của họ. Theo bà Quỳnh Võ, tại Việt Nam, sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp nhanh đến mức khó tin, các startup ra đời đặc biệt startup công nghệ với các giải pháp hữu ích cho xã hội. Tuy nhiên, để những dự án thú vị đó đi xa hơn thì rất cần có sự đồng hành của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
"Thời gian qua, tôi nhận thấy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ, đây là nền tảng và là bệ phóng quan trọng để các bạn được phát huy hết năng lực, sức sáng tạo cho các sản phẩm khởi nghiệp của mình. Nhưng để các startup phải vừa xây dựng ý tưởng, vừa gồng mình nuôi team thì sẽ không hiệu quả. Do đó, những chương trình hỗ trợ startup là rất cần thiết vào thời điểm này", bà Quỳnh Võ bộc bạch.
Zone Startup hoạt động thế nào sau 1 năm ra mắt tại thị trường Việt Nam?
Zone Starup Việt Nam (ZSV) là chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, tạo cơ hội cho các startup tham gia gọi vốn, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Chương trình bắt đầu từ tháng 8/2018 với sự hợp tác đồng hành của Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures thuộc tập đoàn VinaCapital, UniBrands và các nhà đầu tư độc lập là ông Nguyễn Trung Tín, Tổng Giám đốc tập đoàn Trung Thủy và bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc TalentNet.
Đây là một chương trình mới của tập đoàn Ryerson Futures (RF) và Zone Startups quốc tế nhằm hỗ trợ thúc đẩy các startups tại Việt Nam. Zone Startups Việt Nam chú trọng vào các hoạt động thâm nhập thị trường và đầu tư tìm kiếm những dự án startup trong lĩnh vực công nghệ, những ý tưởng phần mềm sáng tạo, có tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam, khu vực và thế giới.
Để những dự án thú vị đó đi xa hơn thì rất cần có sự đồng hành của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm
Khi được chấp nhận tham gia chương trình, đơn vị khởi nghiệp sẽ có cơ hội làm việc với các cố vấn giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực quan trọng, được kết nối vào mạng lưới đối tác rộng lớn, được hỗ trợ nâng cấp các chiến lược gọi vốn đầu tư và tiếp cận các cơ hội mở rộng kinh doanh.
Theo báo cáo số liệu từ ZSV, sau một năm hoạt động chương trình đã có 15 công ty trong portfolio, thực hiện nhiều hoạt động training cho các founders, tham gia các công tác xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp như như Crowdpitch, Vietchallenge... và mới nhất là sự kiện Investment day diễn ra hôm 25/9/2019.
Tại sự kiện này, 10 startup tiềm năng đã được giới thiệu đến các nhà đầu tư và cộng đồng khởi nghiệp như: VDES - Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho các giải pháp công nghệ sự kiện; GESO - Giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng EPR cho các doanh nghiệp SME; PAPAYA - Hỗ trợ quản lý phúc lợi nhân viên dành cho các tập đoàn lớn; GOSTREAM - Nền tảng livestream, cho phép chuyển bất kỳ video nào thành phát trực tiếp; PHYPASS - Nhận diện khuôn mặt, công nghệ nhà máy thông minh, tối ưu hóa cửa hàng; LIBERAL ISCHOOL - Nền tảng hỗ trợ nhà trường tương tác với phụ huynh, học sinh, ứng dụng theo dõi xe đưa đón trường học; FUNDIIN - Nền tảng hỗ trợ tài chính dành cho cho sinh viên; CLOUDWATER - Ứng dụng công nghệ nhằm phát triển và quản lý hệ thống cấp nước Việt Nam; EDU2REVIEW - Nền tảng đánh giá và đề xuất các chương trình giáo dục tại Việt Nam. MEDIHUB - Truyền thông tiếp thị tập trung ngành chăm sóc Y tế - Sức khỏe thông qua nền tảng kỹ thuật số và công nghệ. Đây đều là những dự án đã qua nhiều vòng tuyển chọn gắt gao và được đánh giá là rất có giá trị cho cộng đồng.
Cũng trong tháng 9 vừa qua, 4 startup là GoStream, Cloudwater, Medihub và Edu2review đã gọi vốn thành công từ Zone startup và nhận được đầu tư ở vòng seeding từ VinaCapital Ventures.
"Zone Startup Việt Nam ra đời là để tiếp thêm nguồn vốn, hỗ trợ mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài nước, tư vấn xây dựng chiến lược phù hợp với tình hình thị trường để các startup đi nhanh hơn, chắc chắn hơn, chúng tôi chỉ đứng sau hỗ trợ khi các bạn cần tư vấn và cần môi trường thực tiễn để đi đến thành công", Giám đốc phát triển ZSV chia sẻ.
Phương Nga
Theo Trí thức trẻ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Nguồn lực không "thua em, kém chị", nhưng chỉ số sẵn sàng cho 4.0 của Việt Nam còn thấp" Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cần phải đổi mới mạnh mẽ về cơ chế khuyến khích về lợi ích để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới cơ chế quản lý tài chính chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Ngày 17/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự...