Làm thế nào để phát triển các nguồn năng lượng sạch
Theo Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần có chủ trương chế tạo thiết bị cho năng lượng tái tạo để khuyến khích lĩnh vực này phát triển.
Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi chia sẻ hướng phát triển nguồn năng lượng sạch trong các năm tới.
- Trong khoảng 3 năm tới, Việt Nam phải tìm ra các nguồn điện để bổ sung sản lượng điện thiếu khoảng 100 tỷ kWh. Theo ông cần phải làm gì để bổ sung các nguồn điện thiếu hiện nay?
- Vừa qua, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã tổ chức hội thảo về phát triển thủy điện vừa và nhỏ và năng lượng tái tạo với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công Thương, các bộ ngành và lãnh đạo nhiều địa phương. Hiện nay, lưới điện Việt Nam phát triển ngày càng lớn và có tốc độ phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng tăng trưởng trung bình mỗi năm từ 11% đến 12%. Đây là áp lực rất lớn với ngành điện.
Vấn đề cần tính toán kỹ là chúng ta đã bỏ làm điện nguyên tử với công suất 4.000 MW trong bối cảnh nguyên liệu hóa thạch dần cạn kiện và chỉ còn cách là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Hiện các nguồn thủy điện công suất lớn, chúng ta đã khai thác hết. Còn những dự án thủy điện nhỏ thì có 400 dự án loại khỏi quy hoạch. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, chúng ta vẫn nên làm dự án nào có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nguồn điện cung cấp cho nguồn điện quốc gia và không gây ảnh hưởng đến môi trường rừng hay khu vực hạ du và có kế hoạch tái định cư cho người dân tốt.
Ông Trần Viết Ngãi – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
- Các dự án thủy điện nhỏ này nên cho triển khai thế nào để đáp ứng được yêu cầu an toàn, hiệu quả và bền vững?
Video đang HOT
- Trước tiên các địa phương cần lập lại danh sách các dự án có khả năng xem xét. Tuy nhiên, cần tránh làm những dự án nằm trong lõi rừng, có công suất quá nhỏ cũng như công trình chặt phá rừng nhiều.
Những dự án liên quan đến tái định cư nhiều người dân cũng cần cân nhắc không nên cho làm. Còn những công trình mang lại hiệu quả kinh tế, tỷ lệ hoàn vốn tốt, có khả năng cung ứng nguồn cho hệ thống lưới điện quốc gia hoặc có khả năng cung ứng điện cho một khu vực, địa phương thì nên cho phép làm.
Theo tính toán của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, chúng ta có thể triển khai 300-400 dự án với công suất 7-30MW mỗi dự án. Như vậy, tổng công suất đã đạt 3.000-4.000 MW, tương đương khoảng 15 tỷ kWh mỗi năm.
Thủy điện có lợi thế bởi nguồn phát chỉ là nước, khác với năng lượng gió và mặt trời vốn phụ thuộc nhiều vào gió và nắng. Trong khi đất nước vẫn còn nghèo, còn thiếu nguồn cung cấp năng lượng, việc có thêm dù chỉ 1 MW, miễn là các nguồn năng lượng sạch, không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, thì nên cho triển khai.
- Theo ông, vì sao không cho làm các dự án thủy điện trong lõi rừng?
- Vì các dự án này phải làm đường vào, phải phá rừng. Với những dự án được phép triển khai, việc giám sát trồng bù rừng cũng là việc cần thiết.
Các dự án thủy điện nhỏ muốn triển khai cần có sự giám sát chặt chẽ từ khâu tư vấn, các hồ sơ khảo sát, thiết kế, lập dự án cũng cần được duyệt một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ. Khi đó sẽ hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.
- Nhiều ý kiến cho rằng, cần thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, những loại năng lượng này giá thành lại rất cao. Vậy chúng ta cần giải quyết bài toán cân bằng thế nào?
- Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã có phân tích về việc các nguồn năng lượng điện gió, mặt trời, sinh khối có giá thành cao do tất cả các thiết bị như pin mặt trời, hệ thống điều khiển, bộ lưu điện… đều phải nhập từ nước ngoài.
Hiện ở Trung Quốc, giá bán điện mặt trời của họ chỉ còn 4-5 cent một kWh. Tại thành phố Nam Ninh, họ có vài chục cơ sở sản xuất các thiết bị, pin mặt trời. Ở Việt Nam cũng có vật liệu để sản xuất pin mặt trời, không phải nhập khẩu.
Vì vậy, chúng ta cần có chủ trương cho chế tạo các thiết bị, vật liệu, phụ kiện cho năng lượng tái tạo, thông qua thành lập một loạt các khu công nghiệp chế tạo các sản phẩm phụ trợ liên quan. Khi đó giá thành sẽ giảm rất nhiều.
Hiện đã có hơn 17.000 MW điện mặt trời được các nhà đầu tư đăng ký làm ở Việt Nam. Với cơ chế chính sách phù hợp, Việt Nam có thể sản xuất các thiết bị cho năng lượng sạch để phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Một nhà máy nhiệt điện công suất 1.200 MW có vốn đầu tư lên tới hơn một tỷ USD. Vì vậy việc phát triển hài hòa, tận dụng phát triển được thủy điện vừa và nhỏ và năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm gánh nặng đầu tư cho đất nước.
Nhà máy thủy điện Trị An.
- Theo ông cần phải làm gì để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam?
- Thứ nhất, chúng ta cần sớm tổ chức lập quy hoạch về phát triển năng lượng tái tạo với sự tham gia của các nhà tư vấn, các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu. Cơ quan tư vấn này sẽ hỗ trợ lập quy hoạch, đo gió, đo bức xạ mặt trời, tính toán năng lượng sinh khối.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có chủ trương xây dựng một đến hai khu công nghệ cao sản xuất chế tạo thiết bị công nghiệp và các thiết bị năng lượng, đặc biệt là thiết bị về năng lượng tái tạo.
Việc hỗ trợ nguồn vốn để hình thành các khu công nghệ cao này là cần thiết vì khi chúng ta tự sản xuất được vật tư, thiết bị với quy mô đủ lớn sẽ giúp chủ động về vật tư, thiết bị đồng thời giảm giá thành suất đầu tư. Khi đó, giá thành điện của năng lượng tái tạo sẽ giảm.
Việc hỗ trợ quỹ đất cho các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ về thuế, có thể miễn hoặc giảm những năm đầu, và điều chỉnh giá điện gió, điện sinh khối, sẽ giúp có thêm nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này, giúp nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong các năm tới.
Theo VNE
Trung Quốc đình chỉ các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện mới
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn thông tin từ Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) ngày 14.8 cho biết, chính phủ nước này đã đình chỉ các dự án xây mới nhà máy nhiệt điện nhằm phòng tránh các nguy cơ về dư thừa năng lượng sản xuất và thúc đẩy gia tăng tỷ trọng năng lượng sạch trong cơ cấu năng lượng tổng thể.
Trung Quốc đình chỉ các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện mới (ảnh minh họa).
Trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 13, giai đoạn 2016 - 2020, Trung Quốc sẽ cắt giảm hoặc đình chỉ 150 triệu KW tổng công suất phát điện từ than đá. Các dự án xây mới nhà máy nhiệt điện sẽ được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, đồng thời các cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ áp dụng những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm trong quá trình lập dự án, phê duyệt và vận hành, tất cả các dự án nhiệt điện phi pháp sẽ bị huỷ bỏ.
Bên cạnh đó, hơn 20 triệu KW tổng công suất phát điện từ các nhà máy nhiệt điện có công nghệ lạc hậu cũng sẽ bị cắt giảm, và gần 1 tỷ KW khác sẽ được nâng cấp bằng các công nghệ có khả năng phát thải ô nhiễm ít hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và phối hợp hài hoà hơn với sự phát triển năng lượng mới. Chính phủ Trung Quốc dự định sẽ duy trì sản lượng điện than của nước này ở mức dưới 1,1 tỷ KW vào năm 2020.
Tới nay, Trung Quốc đã đạt được nhiều bước tiến vững chắc trong chính sách cắt giảm dần tỷ lệ phát điện bằng than đá trong cơ cấu năng lượng tổng thể quốc gia để giành không gian cho các loại nhiên liệu sạch như khí đốt, năng lượng Mặt trời, thuỷ điện... Than đá sẽ chiếm dưới 58% tỷ trọng tiêu thụ năng lượng vào năm 2020, thấp hơn so với mức trên 60% như hiện nay.
Theo Theo Tin Tức (TTXVN)1
Vì sao Thủ tướng muốn bỏ nhiệt điện than ở Bạc Liêu? Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương phát triển điện gió trên địa bàn Bạc Liêu thay nhiệt điện than để bổ sung vào Quy hoạch Tổng sơ đồ điện VII. Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương ngày 20/9 vừa qua, lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Bạc Liêu đã...