Làm thế nào để ngày đèn đỏ nhanh hết? kinh nghiệm cho chị em
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em, gây nên cảm giác vô cùng khó chịu nên ai cũng muốn rút ngắn lại.
Vậy làm thế nào để ngày đèn đỏ nhanh hết? Hãy cùng Viknews Việt Nam đi tìm giải pháp cho vấn đề trên nhé!
Kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý rất bình thường của chị em. Kinh nguyệt xảy ra khi bắt đầu tuổi dậy thì và kéo dài cho đến lúc mãn kinh. Thông thường, chị em sẽ có cảm giác khó chịu mỗi tháng khi kinh nguyệt đến. Nên rất nhiều người muốn tìm cách làm thế nào để ngày đèn đỏ nhanh hết.
Kinh nguyệt ở những bé gái thường bắt đầu khá sớm. Bình thường thì độ tuổi khoảng 12, 13 tuổi sẽ có kinh. Một số trường hợp, có nhiều em chỉ mới 8, 9 tuổi đã có kinh nguyệt, thậm chí sớm hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em
Với chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ lặp lại theo tháng, sau một số ngày tương đối bằng nhau, khoảng từ 28 – 32 ngày, chuẩn nhất là 28 ngày. Số ngày bị hành kinh sẽ dao động từ 3 – 7 ngày.
Không phải chị em phụ nữ nào cũng có chu kỳ kinh nguyệt chuẩn, có nhiều trường hợp kinh nguyệt đến sớm hơn (dưới 28 ngày) hay muộn hơn (trên 28 ngày). Có trường hợp lại nhiều tháng liền không có kinh hoặc bị rối loạn kinh nguyệt – lúc chậm, không thể xác định được chu kỳ kinh nguyệt.
Lượng máu kinh cũng tùy vào từng người, từng tháng, dao động từ 5ml – 25ml. Như vậy, chị em có kỳ kinh nguyệt chỉ diễn ra trong 1, 2 ngày, hoặc kéo dài hơn 1 tuần thì nên đi khám phụ khoa để biết được nguyên nhân và có hướng khắc phục sớm.
Làm thế nào để ngày đèn đỏ nhanh hết?
Nhiều chị em luôn bị những cơn đau bụng, đau lưng, mệt mỏi… hành hạ trong những ngày hành kinh thì luôn mong muốn làm thế nào để ngày đèn đỏ nhanh hết.
Có rất nhiều cách làm hết kinh nguyệt nhanh hết mà hầu như khồn gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một cách cho chị em tham khảo:
Làm thế nào để ngày đèn đỏ nhanh hết?Tích cực ăn những loại thực phẩm giúp kinh nguyệt nhanh ra
Gừng
Gừng là thực phẩm rất lành tính, dễ kiếm và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đây là thực phẩm tuyệt vời, có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị chứng kinh nguyệt kéo dài hiệu quả.
Chị em chỉ cần đập dập miếng gừng, cho vào cốc nước ấm uống dần hoặc nướng 1 miếng gừng và ngậm trong miệng.
Cần tây
Cần tây giúp kinh nguyệt nhanh ra và hết sớm hơn. Do chất apiol có trong cần tây có công dụng kích thích cổ tử cung co thắt, đẩy kinh nguyệt ra ngoài một cách dễ dàng. Ngoài ra, phytochemical – chất có khả năng làm dịu cơn nóng trong cơ thể cũng được tìm thấy trong cần tây.
Trước khi có kinh 2 ngày, chị em có cần tây trong khẩu phần ăn của mình.
Đu đủ
Enzyme papain trong đu đủ sẽ làm thành tử cung mềm hơn và kinh nguyệt loãng ra, không vón cục, dòng chảy kinh nguyệt ra ngoài được dễ dàng hơn, không gây đau bụng, khó chịu. Vì thế, nếu muốn sạch kinh sớm, đơn giản nhất là ăn nhiều đu đủ mỗi ngày, vừa tốt cho sức khỏe, đẹp da mà còn mau hết kinh.
Video đang HOT
Uống nước dừa là cách làm hết kinh nguyệt nhanh vô cùng dễ dàng. Nước dừa giúp đào thải lượng máu ứ đọng trong cơ thể, làm dịu các cơn đau gây ra do kinh nguyệt. Bên cạnh đó, nước dừa còn giúp điều hòa chứng táo bón kinh nguyệt.
Trước kinh nguyệt, từ 3 đến 5 ngày, bạn nên uống nước dừa và ăn cơm đều đặn. Nên nhớ, không uống ước dừa lạnh, không được uống quá nhiều, tránh uống nước dừa vào buổi tối để khỏi bị đi tiểu đêm.
Đối với những chị em bị chứng rối loạn kinh nguyệt thì nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu sắt như xà lách, súp lơ, rau chân vịt, táo…không chỉ giúp làm sạch kinh sớm và còn giúp bổ sung sắt cho cơ thể.
Chườm nước nóng giúp giảm cơn đau và mau hết kinh
Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ có một số thay đổi gây mệt và các cơn đau bụng tùy theo thể trạng từng người. Vì thế, chị em có thể dùng nước ấm để tắm kết hợp với chườm ấm bụng sẽ giãn nở các mạch máu, giúp kinh nguyệt ra nhanh hơn và cơ thể được thư giãn, thoải mái.
Massage vùng bụng hay tập thể dục nhẹ nhàng là cách vô cùng hữu hiệu giúp lưu thông khí huyết. Vài bài tập thể dục đơn giản kết hợp với hít thở sâu sẽ giúp kinh nguyệt ra rất nhanh và cơ thể cũng đỡ bị nhức mỏi.
Tránh không chạy bộ hay vận động quá mạnh vì sẽ gây mất sức, giảm sức đề kháng và có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản về sau.
Trên thị trường có một số loại thuốc làm giảm đau bụng cũng được nhiều chị em sử dụng. Một số loại thuốc có chức năng làm giảm lượng máu kinh chỉ còn một nửa so với bình thường. Nhưng các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc về kinh nguyệt trong thời gian dài.
Trên đây là một số cách đơn giản, hiệu quả để giúp chị em trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để ngày đèn đỏ nhanh hết. Hi vọng với những cách làm này, những ngày đèn đỏ sẽ trở nên dễ chịu hơn.
Theo Viknews
10 tin đồn về ngày đèn đỏ có thể khiến bạn lầm tưởng
Khá nhiều tin đồn về ngày đèn đỏ khiến phụ nữ dễ lầm tưởng là đúng nhưng thật ra lại không chính xác. Hãy cùng kiểm tra xem liệu bạn có hiểu biết đúng về chu kỳ kinh nguyệt của mình không nhé!
Trung bình một người phụ nữ có khoảng 450 kỳ kinh nguyệt suốt cuộc đời và mất khoảng 60ml máu trong mỗi kỳ hành kinh. Không những thế, các nàng còn phải chi trả không ít cho các sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Đó là những sự thật không thể chối cãi. Tuy nhiên, có khá nhiều lầm tưởng liên quan đến kỳ đèn đỏ mà nhiều người vẫn tin là đúng.
Dưới đây là 10 tin đồn về đèn đỏ phổ biến nhất bạn nên tìm hiểu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
1. Bạn không được tắm bồn lúc ra kinh
Một số phụ nữ thường tránh ngâm bồn tắm trong kỳ hành kinh, vì nghĩ rằng điều này khiến máu chảy nhiều hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, đừng lầm tưởng nó là một vết thương chảy máu mà chỉ là do nội mạc tử cung tách khỏi thành tử cung mà thôi.
Thói quen ngâm bồn khi tắm hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, trái lại, ngâm nước ấm hoàn toàn có lợi cho kỳ kinh nguyệt của bạn. Điều này sẽ giúp cải thiện hoạt động của mạch máu, thư giãn cơ trơn, giảm đau bụng kinh và làm cơ thể bạn thấy thoải mái hơn.
Bạn hãy nhớ vệ sinh bồn tắm sạch sẽ trước khi ngâm bồn. Nếu vẫn còn lo lắng thì bạn có thể sử dụng tampon.
2. Bạn không nên đi hồ bơi trong ngày đèn đỏ
Nhiều người cho rằng đi tắm hồ bơi sẽ không tốt cho sức khỏe, nhưng đây thực sự là lầm tưởng nghiêm trọng. Bạn chỉ cần sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san trước khi xuống bể bơi. Sau đó, bạn hãy thoải mái bơi lội vì các động tác vận động dưới nước có thể giúp bạn giảm đau đấy.
Ngoài ra, bạn cũng đừng lo lắng vì khả năng xảy ra nhiễm trùng rất ít khi xảy ra. Theo thống kê, tắm hồ bơi chỉ có nguy cơ khiến bạn mắc các bệnh về đường tiêu hóa, viêm kết mạc hoặc da liễu, hoàn toàn không liên quan đến kinh nguyệt.
Nhiều kết quả thống kê cho thấy việc tắm hồ bơi hoàn toàn không khiến bạn gặp vấn đề gì về kinh nguyệt. Tuy nhiên, để tránh kích ứng da sau khi bơi, hãy tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ.
3. Phụ nữ sống chung sẽ có kỳ kinh giống nhau
Vấn đề này lần đầu tiên được đề cập đến trong Tạp chí Nature vào năm 1971 bởi tác giả Martha McClintock. Theo mô tả của cô, khi phụ nữ sống chung với bạn bè hay người thân thì chu kỳ kinh nguyệt của họ gần như giống nhau đến 100%. Hiện tượng này là do cơ thể họ trao đổi một phần hormone pheromone tiết ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sau đã bác bỏ giả thuyết này.
Cho đến nay, việc có chu kỳ kinh nguyệt giống nhau ở những phụ nữ sống chung với nhau vẫn chưa được chứng minh là có tồn tại và vẫn chỉ đơn thuần là một giả thuyết mà thôi.
4. Bạn không được nhuộm tóc trong ngày đèn đỏ
Nếu nhuộm tóc trong khi hành kinh, màu tóc của bạn sẽ trông không đồng đều, và tóc cũng trở nên xơ xác hơn. Nhiều người cho rằng điều này xảy ra là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong ngày đèn đỏ.
Các nhà khoa học xác nhận rằng, mái tóc của bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn trong kỳ kinh nguyệt nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc sản xuất bã nhờn. Theo nghiên cứu, nguyên nhân khiến tóc khó vào nếp hoặc không hấp thụ màu nhuộm là do thói quen chăm sóc tóc kém hoặc do yếu tố di truyền.
Việc nhuộm tóc khi có kinh không hề gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của tóc và bạn có thể nhuộm màu bất cứ khi nào mình muốn.
5. Thức uống có cồn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ uống rượu quá nhiều có xu hướng kinh nguyệt không đều, không rụng trứng và mất kinh. Không những thế, việc lạm dụng rượu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể nói chung.
Tuy nhiên, nếu uống một ly rượu vang hoặc một vài ly cocktail trong kỳ kinh nguyệt thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Các nghiên cứu cho thấy uống rượu vừa phải sẽ không tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe của bạn.
Lời đồn cho rằng các thức uống có cồn sẽ ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn đúng, nhưng bạn nên uống ở mức độ phù hợp.
6. Bạn không nên thực hiện dịch vụ thẩm mỹ
Một số nghệ nhân thực hiện phun xăm không khuyến khích xăm hình trong kỳ đèn đỏ vì hình xăm có thể bị mờ nhòe. Không những thế, các chuyên gia thẩm mỹ cũng thường khuyên khách hàng không nên tiêm botox hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết kết quả đều phụ thuộc vào người thực hiện mà không liên quan đến kinh nguyệt.
Bạn vẫn có thể thực hiện các quy trình làm đẹp lúc đang trong kỳ đèn đỏ nhưng hãy nhớ lựa chọn những cơ sở uy tín và những người thợ có tay nghề cao.
7. Ai cũng trải qua cơn đau bụng kinh dữ dội
Hầu hết chị em phụ nữ đều sẽ phải trải qua cơn đau bụng kinh, nhưng cường độ đau ở mỗi người là không giống nhau. Có khoảng 45 - 93% phụ nữ đau bụng kinh, trong đó có khoảng từ 3 - 33% chị em trải qua cơn đau cực kỳ nghiêm trọng.
Cơn đau bụng kinh dữ dội có thể đi kèm nhiệt độ cơ thể cao, nôn mửa, chóng mặt và nhiều triệu chứng khác gây mệt mỏi trong 1 - 3 ngày. Nếu đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn, tốt nhất là nên đến bác sĩ phụ khoa để điều trị thích hợp.
Việc điều trị đau bụng kinh thường kéo dài trong khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt và hiệu quả trong 2 - 4 tháng. Sau đó, cơn đau có thể tái diễn nhưng sẽ ít nghiêm trọng hơn.
8. Quan hệ trong kỳ kinh sẽ không mang thai
Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất. Trên thực thế, khả năng thụ thai khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt khá thấp và cao nhất là trong 12 - 16 ngày trước chu kỳ tiếp theo.
Tuy nhiên, đừng quên rằng ở một số phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt chỉ có 21 ngày, không phải 28 ngày và thậm chí còn không đều. Bên cạnh đó, tinh trùng có thể sống bên trong đường sinh dục tối đa 5 - 7 ngày.
Nếu tinh trùng ở đủ lâu để trùng với quá trình rụng trứng và gặp điều kiện thuận lợi thụ tinh với trứng thì bạn vẫn có thể mang thai.
9. Chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến chu kỳ mặt trăng
Chu kỳ mặt trăng kéo dài trong 29,5 ngày, trong khi chu kỳ kinh nguyệt trung bình có thể thay đổi trong khoảng 21 - 35 ngày. Độ dài của một chu kỳ có thể thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi phụ nữ. Chu kỳ của mặt trăng và kinh nguyệt có khả năng trùng khớp nếu cả hai đều kéo dài trong 29 - 30 ngày. Nhưng về cơ bản, đây hoàn toàn là sự trùng hợp mà thôi.
Giả thuyết chu kỳ kinh nguyệt có từ thời cổ đại và cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ mặt trăng.
10. Dùng thuốc tránh thai để hoãn kinh gây nguy hiểm
Ở vào một thời điểm, vì một lý do cá nhân gì đó có thể bạn sẽ muốn trì hoãn ngày ra kinh của mình. Nhưng nhiều người lại ngại không sử dụng thuốc tránh thai vì nghĩ rằng điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thế nhưng, các chuyên gia đã chứng minh rằng lùi ngày có kinh hoàn toàn không có tác động gì tiêu cực cả. Thậm chí trong một số trường hợp nó còn mang lại lợi ích.
Tuy việc sử dụng thuốc tránh thai để hoãn kỳ kinh không gây nguy hiểm nhưng bạn không thể sử dụng cách này thường xuyên vì có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.
Nhiều tin đồn về ngày đèn đỏ khá phổ biến, khiến nhiều người tin theo nhưng đó không hoàn toàn là những thông tin sức khỏe chính xác. Do đó, để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên tìm hiểu những nguồn thông tin đáng tin cậy nhé.
Theo Hellobacsi
Kinh nghiệm "yêu" an toàn cho người huyết áp cao để giữ lửa hôn nhân Sau khi biết anh bị bệnh, cũng nhờ quan điểm sống yêu là chia sẻ, cả hai trau dồi kinh nghiệm "yêu" an toàn cho người huyết áp cao để giữ lửa hôn nhân. Đến nay, cuộc hôn nhân ấy vẫn đượm ngọn lửa hạnh phúc. Không giống như nhiều cô gái khác, khi yêu chị Thanh có tư tưởng rất tiến bộ....