Làm thế nào để đánh bại Nhà nước Hồi giáo?
Cuộc chiến chống phiến quân IS ở Iraq và Syria sẽ không kéo dài mãi mãi. Nhưng làm thế nào để có thể đánh bại Nhà nước Hồi giáo?
Hồi đầu tháng này, nhà phân tích người Mỹ Douglas Ollivant nói rằng trong khi Nhà nước Hồi giáo phát triển mạnh ở các vùng có sắc tộc Sunni và có chính phủ suy yếu như ở Iraq và Syria, nhưng phiến quân IS “đã húc đầu vào đá” khi tiến vào lãnh thổ của các sắc tộc khác như người Kurd hay các quốc gia mạnh hoặc được Mỹ hậu thuẫn thực sự như Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.
Tổng thống Mỹ Barack Obama: Làm thế nào để đánh bại nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Nhà nước Hồi giáo (IS) rõ ràng không thể đánh chiếm toàn bộ khu vực Trung Đông. Do đó, để đánh bại Nhà nước Hồi giáo, người ta cần phải khoanh vùng hạn chế sự lây lan của IS trong một không gian tương đối hẹp và sau đó đánh bại nó.
Nhóm Nhà nước Hồi giáo đã giành được những chiến thắng có tính biểu tượng cao ở Ramadi và Palmyra. Không giống như tổ chức khủng bố al-Qaeda, nhóm Nhà nước Hồi giáo coi đánh chiếm lãnh thổ là nhiệm vụ trung tâm và nếu IS không thể duy trì được lãnh thổ đã chiếm, điều đó được coi là thất bại. Chỉ tiến hành chiến tranh du kích chống phương Tây sẽ là không đủ đối với phiến quân IS. Đó là lý do tại sao chiến thắng Ramadi và Palmyra là rất quan trọng đối với phiến quân IS, chủ yếu là để bù đắp cho những vùng lãnh thổ lớn hơn nhiều mà Nhà nước Hồi giáo đã mất ở Iraq.
Đáng tiếc là trừ Iran, không một quốc gia hữu quan nào có một chiến lược hữu hiệu chống lại Nhà nước Hồi giáo.
Nhà nước Hồi giáo muốn xóa bỏ đường biên giới Iraq-Syria và tạo ra một lãnh thổ mới trên toàn khu vực. Hầu hết các chuyên gia nói rằng tuy các dân tộc chính của Iraq – Sunni, Shi’ite và Kurd – có thể không thích ưa gì nhau, nhưng quốc gia này không nên bị tách ra thành ba thực thể riêng biệt. Người Sunni và người Kurd có lợi ích từ nguồn thu dầu mỏ từ khu vực phía nam của người Shi’ite và một nhà nước Shi’ite nhỏ sẽ khó có thể để bảo vệ được những nguồn tài nguyên giàu có hiện nay.
Video đang HOT
Hai năm trước, một số nhà phân tích cho rằng chính quyền Syria sẽ nhanh chóng sụp đổ. Nhưng cho đến nay, điều đó vẫn chưa xảy ra. Giới ngoại giao cho rằng người ta đang tiến tới một thỏa thuận để một nhân vật nào đó ở Damascus, có lẽ không phải là Bashar al-Assad, lên cầm quyền trong khuôn khổ đường biên giới Syria hiện tại.
Điều đó có nghĩa rằng câu hỏi về cách thức đánh bại Nhà nước Hồi giáo thực ra lại là câu hỏi Iraq và Syria thời hậu chiến sẽ được định hình như thế nào?
Cựu giám đốc Lực lượng đặc biệt Anh Graeme Lamb – một cố vấn cho các vị Tư lệnh Mỹ như David Petraeus và Stanley McChrystal – cho rằng chính phủ Iraq quá phụ thuộc vào lực lượng dân quân Shi’ite và sự hỗ trợ của Iran. Đây chính là điều mà nhiều người Sunni lo ngại và quay sang ủng hộ Nhà nước Hồi giáo. Họ lo sợ một sự trả thù tàn bạo và sự thống trị mang tính sắc tộc man rợ.
Nếu những người Sunni cảm thấy được an toàn trong một đất nước Iraq hòa hợp dân tộc và tôn giáo, họ sẽ quay súng đánh lại Nhà nước Hồi giáo cũng như một số bộ lạc Sunni từng chống lại al-Qaeda trong thời gian trước đây. Nhưng sự thay đổi này đòi hỏi phải có một môi trường chính trị rất khác so với môi trường hiện nay ở Iraq.
Ở Syria, chính phủ các nước phương Tây còn thiếu sự hiểu biết mà họ dần dần “giác ngộ” ở Iraq.
Hầu hết các quan chức phương Tây ngày càng tin rằng các thỏa thuận cấp cao sẽ được thực hiện ở nơi khác, có thể giữa Nga và phương Tây, về phân chia quyền hạn trong khu vực.
Để giành chiến thắng và để bảo toàn vương quốc của mình, Nhà nước Hồi giáo đang phải đối mặt với những vấn đề lớn và nan giải. Lịch sử cho thấy mưu toan chia cắt toàn vẹn lãnh thổ của các nhóm ly khai thường không mang lại kết cục có hậu. Người ta có thể thấy điều này qua số phận của Những con hổ giải phóng Tamil và Liên bang miền Nam trong cuộc Nội chiến Mỹ. Dĩ nhiên cũng có một số ít các trường hợp ngoại lệ như Kosovo, Eritrea và Nam Sudan. Tuy nhiên, để được độc lập, các nước này cần có sự chấp nhận của cộng đồng quốc tế, điều mà Nhà nước Hồi giáo dã man tàn bạo chẳng bao giờ có được.
Nhà nước Hồi giáo đã bắt đầu cảm thấy bị dồn ép từ “bốn phương, tám hướng”.
Trong tháng 5/2015, tình báo Israel nói với các phóng viên nước ngoài rằng tổng thu của Nhà nước Hồi giáo đã giảm từ 65 triệu USD/tháng vào giữa năm ngoái xuống còn 20 triệu USD/ tháng hiện nay. Thu nhập về dầu mỏ đã giảm mạnh, trong khi tăng thu nhập về thuế và tiền chuộc sẽ chỉ làm cho dân chúng ngày càng xa lánh Nhà nước Hồi giáo.
Cuộc không kích của liên minh cũng đang phát huy tác dụng và việc Mỹ cung cấp vũ khí mới cũng vậy. Các chuyên gia nói rằng thiếu vũ khí chống tăng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho Ramadi thất thủ. Tại thị trấn Kobane ở Syria, sự kết hợp giữa không kích và vũ khí mới đã góp phần giúp các lực lượng người Kurd đẩy lùi và đánh bại phiến quân IS.
Sự thất bại của Nhà nước Hồi giáo dã man tàn bạo cuối cùng cũng sẽ xảy ra, nhưng không phải xảy ra trong tương lai gần…vì cộng đồng quốc tế còn thiếu một chiến lược hữu hiệu và quyết tâm chính trị.
Theo Kiến Thức
Tổng thống Obama: Mỹ thiếu "chiến lược toàn diện" cho vấn đề IS
Thừa nhận về những bế tắc trên chiến trường, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 8/6 cho biết Mỹ vẫn thiếu một "chiến lược toàn diện" để huấn luyện quân đội Iraq trong cuộc chiến chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tổng thống Obama và Thủ tướng al-Abadi (Ảnh: AFP)
Gần một năm sau khi quân đội Mỹ bắt đầu quay trở lại Iraq để hỗ trợ các lực lượng địa phương, Tổng thống Obama cho rằng IS vẫn là mối đe doạ hiện hữu.
Người đứng đầu chính phủ Mỹ đánh giá có những "tiến bộ đáng kể" tại các khu vực quân đội Mỹ huấn luyện hiệu quả cho các lực lượng địa phương. Tuy nhiên, ở những nơi không có sự hỗ trợ của Mỹ, IS đang tăng cường ảnh hưởng và biến những khu vực này thành các khu vực bị kiểm soát chặt chẽ.
Tháng trước, IS đã chiếm được thành phố Ramadi chiến lược thuộc tỉnh Anbar. Khi dó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã lên tiếng chỉ trích các lực lượng của Iraq "thiếu ý chí chiến đấu".
Tới nay, Mỹ vẫn chưa có kế hoạch tăng cường số quân tại Iraq để hỗ trợ quốc gia này giải quyết các vấn đề hiện nay. Phát biểu bên lề cuộc họp của giới lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7), Tổng thống Obama khẳng định: "Chúng tôi vẫn sẽ ưu tiên mục đích huấn luyện hơn là tuyển dụng thêm binh sĩ tới Iraq".
Tại cuộc gặp của nhóm G-7 ở Đức, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã được mời đến để thảo luận về tình hình an ninh tại Trung Đông. Ngoài ra, Tổng thống Obama và Thủ tướng Abadi cũng gặp song phương trước khi ông trở về Washington.
Tại cuộc gặp, nhà lãnh đạo Mỹ đã bày tỏ lạc quan rằng IS sẽ bị đánh bật khỏi Iraq, song nỗ lực này sẽ phải mất thời gian và cần tới việc thành lập một chính phủ với sự tham gia của nhiều thành phần tại Baghdad.
Tổng thống Obama khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường huấn luyện và hỗ trợ binh sĩ Iraq để họ có thể tấn công chứ không chỉ duy trì hoạt động hay phòng thủ. Ông Obama cũng bày tỏ tin tưởng đối với cam kết của Thủ tướng al-Abadi về việc thành lập một chính phủ nhiều thành phần, đem lại tiếng nói cho nhiều cộng đồng tại Iraq.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ AFP
Mỹ - Ấn tìm cách giảm căng thẳng trên Biển Đông Trong khuôn khổ chuyến thăm New Delhi của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter, Ấn Độ và Mỹ đã thảo luận tình hình tại Biển Đông và các biện pháp có thể giúp ổn định tại khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter...