Làm thế nào để có được thực phẩm an toàn?
Vấn đề này đã được nhiều ý kiến thảo luận đưa ra trong buổi hội thảo: “ Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Việc một số cơ sở sản xuất mặc dù đạt chứng nhận VietGap, nhưng thực phẩm vẫn không đảm bảo an toàn, lý do theo đại diện Bộ NN&PTNT, một phần là các công đoạn từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ chưa được kiểm soát chặt chẽ. Cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng cũng đang là vấn đề cần được chấn chỉnh.
“Cứ thanh tra theo kế hoạch thì an toàn, tốt nhất là thanh tra không có báo trước, thanh tra đột xuất” – ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói.
Từ hai năm trước, Bộ NN&PTNT đã thí điểm sản xuất nông sản an toàn theo chuỗi thông qua các HTX và hộ cá thể, nhưng thực tế đã có không ít hộ cá thể – do không có ràng buộc về pháp lý đã khiến chuỗi sản xuất tan rã.
Năm nay, Bộ NN&PTNT đã chọn TP Hồ Chí Minh và Hà Nội làm hai địa phương làm điểm phối hợp với các địa phương trong khu vực xây dựng các chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành quy trình về kiểm tra, chứng nhận, xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi.
Theo_VTV
Tin tức an toàn thực phẩm ngày 9/5
Tin tức an toàn thực phẩm ngày 9/5: Rùng mình với cơ sở sử dụng chất cấm trong giết mổ gia cầm, TP.HCM: 4 tháng gần 100 học sinh ngộ độc thực phẩm...
Rùng mình với cơ sở sử dụng chất cấm trong giết mổ gia cầm
Video đang HOT
Theo báo Nghệ An, Đội 4 Phòng cảnh sát môi trường (PC 49) - Công an Nghệ An phối hợp với Đội quản lý thị trường số 3 - Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An phát hiện 1 cơ sở giết mổ gia cầm dùng hóa chất làm sạch lông vịt sáng 5/5.
Chủ cơ sở là bà Nghiêm Thị Tuấn ở khối Vĩnh Mỹ, phường Vinh Tân, TP Vinh. Tại hiện trường, cơ sở này dùng 1 loại hóa chất màu đen kết hợp với nến, đun nóng lên, nhúng vịt vào, sau đó bóc lớp vỏ kết dính bên ngoài để tẩy sạch lông vịt.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở giết mổ gia cầm - Ảnh: báo Nghệ An
Bà Tuấn khai nhận đã sử dụng loại hóa chất này gần 1 năm nay, mua ở chợ Vinh và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, cơ sở này còn vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong giết mổ gia súc gia cầm, khu giết mổ không đảm bảo vệ sinh, không có bất kỳ giấy tờ hợp pháp nào liên quan đến cơ sở giết mổ như: đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận kiểm dịch....
Đại tá Trần Hữu Hồng - Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cho biết: Bước đầu, các cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm, niêm phong thu giữ số hóa chất đang dùng để kiểm định, sau đó sẽ tiến hành lấy mẫu, kiểm tra để xác định chủng loại, nguồn gốc hóa chất, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.
TP.HCM: 4 tháng gần 100 học sinh ngộ độc thực phẩm
Theo báo Thanh niên, tại TP.HCM từ đầu năm 2016 đến nay, đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng tại trường THCS Lê Quý Đôn, Quận Thủ Đức và Trường Tiểu học Trần Quang Khải, Quận 1 với 98 học sinh.
Theo thống kê, TP.HCM có khoảng 0,5 triệu bé mầm non sử dụng suất ăn hàng ngày và một bộ phận không nhỏ học sinh cấp 1, 2 bán trú sử dụng suất ăn. Cùng với đó, toàn thành phố có gần 3.000 cơ sở dịch vụ ăn uống ở các cấp học, trong đó có 1.620 bếp ăn tập thể, 883 căng tin và 318 đơn vị nhận suất ăn sẵn.
Chi Cục ATVSTP đưa ra khuyến cáo, ngành giáo dục cần tích cực phối hợp với ngành y tế để vận hành hệ thống tự kiểm tra ATVSTP đối với bếp ăn tập thể trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời, khuyến cáo các trường học có trên 1.000 học sinh thì nên tự tổ chức bếp ăn tập thể để kịp thời giám sát ATVSTP.
Những trường học có trên 1.000 học sinh nên tự tự tổ chức bếp ăn
Đối với các trường sử dụng suất ăn chế biến thì phải đảm bảo từ khi chế biến xong đến khi ăn không quá 4 giờ (nếu có thiết bị bảo quản nóng, lạnh) và trường hợp không có thiết bị bảo quản thì thời gian không quá 2 giờ.
Vó bò, nội tạng thối và nguy cơ ung thư bên... bàn nhậu
Mới đây, các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra một cơ sở thu mua, chế biến các sản phẩm từ động vật như guốc, đuôi, chân, mõm, tai bò luộc tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Qua kiểm tra, trong kho đông lạnh của cơ sở này lưu trữ 3,7 tấn đuôi, chân và mõm bò các loại. Toàn bộ số thực phẩm trên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch thú y. Được biết, lượng sản phẩm động vật này nếu không bị thu giữ sẽ được sơ chế, luộc chín sau đó bán ra thị trường, đa số là tới các nhà hàng, quán bia.
Chủ cơ sở khai nhận thu mua số sản phẩm động vật này từ các lò mổ, cơ sở buôn bán ở huyện ngoại thành Hà Nội. Trong số sản phẩm bị thu giữ, có loại nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng không có giấy tờ hợp pháp.
Món vó bò được đa số dân nhậu ưa thích nhưng hiểm họa ẩn chứa từ món ăn này rất cao
Theo Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, với thịt bị ôi thiu sẽ được các gian thương mua về, rửa sạch, dùng hoá chất để tẩy rửa. Những hoá chất này sau mỗi lần ăn nhậu tích tụ dần trong cơ thể dân nhậu, tới lúc đủ sẽ tàn phá cơ quan phủ tạng.
Đặc biệt là các kim loại nặng có trong hoá chất sẽ tồn lưu, di chuyển, lắng đọng lại ở những cơ quan đại thể của người ăn phải. Chưa kể những thực phẩm đó còn có nấm mốc, dù tẩy rửa, nướng lên cũng không hết. Nấm mốc sẽ sinh ra độc tố Aflatoxin, gây bệnh ung thư.
3 tấn kim chi Trung Quốc gắn mác Hàn Quốc hết hạn sử dụng bị bắt giữ
Quản lý thị trường Hà Nội vừa bắt giữ 3 tấn kim chi củ cải đóng gói đã hết hạn sử dụng tại kho hàng của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại DongYangnongsan có trụ sở tại số 8 đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội vào ngày 5/5.
Hà Nội: &'Khui' ra 3 tấn kim chi Trung Quốc gắn mác Hàn Quốc hết hạn sử dụng
Số kim chi này được nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam. Số hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng trên bao bì đều dán nhãn Hàn Quốc và đã hết hạn sử dụng từ gần 1 tháng. Trong lúc kiểm tra, số hàng này vẫn cất giữ trong kho lạnh để cung cấp cho chuỗi các nhà hàng Hàn Quốc tại Hà Nội. Hiện toàn bộ 3 tấn kim chi hết hạn sử dụng đã bị Quản lý thị trường Hà Nội tạm giữ và buộc tiêu hủy theo quy định.
Anh Vân ( Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cấp giấy xác nhận hải sản khai thác tại vùng biển an toàn Bộ NN&PTNT vừa có văn bản hướng dẫn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và TT-Huế về việc cấp giấy xác nhận hải sản khai thác tại vùng biển an toàn. Thương lái thu mua cá tại cảng Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN) Theo đó, các địa phương khẩn trương xác nhận hải sản từ các tàu khai...