Làm thế nào để cải thiện sức khỏe sinh sản nam giới?
Vai trò của nam giới trong quá trình sinh sản thường không được chú ý nhiều.
Tuy nhiên, khi có ý định xây dựng gia đình và mong muốn có con, cả đàn ông và phụ nữ đều phải quan tâm đến sức khỏe của mình. Thời gian có thể tác động và làm suy yếu các hệ thống trong cơ thể nhưng việc thay đổi lối sống có thể mang lại những tác động tích cực lên khả năng sinh sản.
1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên
Tình trạng béo phì có thể góp phần gây vô sinh ở nam giới. Vì vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh cùng với việc vận động thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện một số vấn đề về sức khỏe sinh sản liên quan đến béo phì. Ngoài ra, việc giảm cân cũng có thể làm tăng số lượng tinh trùng.
2. Thay đổi các thói quen xấu
Một số thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, hút thuốc hoặc sử dụng nhiều loại thuốc, thường xuyên rơi vào căng thẳng có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng của nam giới. Nếu bạn đang có các thói quen này, hãy thay đổi theo chiều hướng tích cực để đảm bảo duy trì sức khỏe sinh sản của bản thân khi lớn tuổi.
Video đang HOT
Không chỉ thói quen xấu, môi trường xung quanh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Do đó, hãy tham khảo bài viết Môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới ra sao? để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
3. Đến gặp các chuyên gia
Nếu bạn cảm thấy lo lắng về vấn đề này, hãy đến bệnh viện có khoa sản hay nam khoa. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất để nâng cao sức khỏe sinh sản.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại lối sống hiện tại xem liệu các thói quen hàng ngày có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản hay không, đặc biệt là việc hút thuốc hay uống rượu bia quá mức. Nếu bạn hoặc bạn đời bị vô sinh hoặc nghi ngờ về khả năng sinh sản, cả hai nên tìm đến bệnh viện chuyên lĩnh vực này. Các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân, nếu cần thiết họ sẽ kết hợp với các chuyên gia khác để giúp bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần lẫn thể chất ở mức tốt nhất.
Nếu bạn muốn có con, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ về những dự định mà bạn sẽ lựa chọn, có thể là nhận con nuôi hoặc thực hiện những phương pháp thụ tinh thay thế khác.
Mời bạn tham khảo bài viết Thụ tinh trong ống nghiệm và những điều bạn cần biết để có thêm những thông tin quan trọng về vấn đề này.
Vô sinh ở nam giới là một trong những nguyên nhân gây nên trầm cảm. Trường hợp gia đình bạn xảy ra mâu thuẫn liên quan đến khả năng sinh sản, hãy thử nói chuyện thật chân tình với bạn đời của mình hoặc tìm đến một nhà trị liệu. Bạn cũng có thể tâm sự với bạn bè, gia đình về câu chuyện khó khăn này. Cách tốt nhất để thoát khỏi cảm giác trầm cảm chính là giãi bày cùng những người mình tin tưởng, để từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề của bạn.
Giống với nữ giới, sức khỏe sinh sản nam giới cũng giảm dần theo độ tuổi. Càng lớn tuổi, chất lượng tinh trùng cũng như khả năng di chuyển của chúng đều giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện một số phương pháp nhằm cải thiện sức khỏe sinh sản của bản thân.
Hãy nhớ rằng, lối sống cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của phái mạnh. Vì vậy, nếu bạn có những thói quen kém lành mạnh, hãy nhanh chóng từ bỏ chúng ngay. Khi cảm thấy cần, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản của mình.
Theo Hellobacsi
Đâu là nguyên nhân thất bại trong thụ tinh ống nghiệm?
Thất bại làm tổ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến không đậu thai trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm đang dần tăng lên trong những thập niên gần đây.
Tuy nhiên, tỷ lệ thành công vẫn còn chênh lệch nhau giữa các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm khác nhau, nhưng giao động trong khoảng từ 20 - 50%. Kết quả thống kê này cho thấy: phần lớn phụ nữ làm thụ tinh trong ống nghiệm phải trải qua ít nhất 2 lần thực hiện để có thể thành công.
Theo các bác sĩ Khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khoảng 80% thất bại thụ tinh trong ống nghiệm là do phôi không vẹn toàn mà phần lớn nguyên nhân là do bất thường số lượng nhiễm sắc thể do tuổi cao của mẹ, giảm dự trữ buồng trứng, bất thường tinh trùng chồng cũng như do phác đồ kích thích buồng trứng của bác sĩ.
- Bất thường về giải phẫu của tử cung: Một vài nghiên cứu ở Hoa Kỳ và thế giới đã chỉ ra rằng: chụp tử cung vòi trứng khó có thể phát hiện được những tổn thương nhỏ trong buồng tử cung mặc dù ảnh hưởng của những tổn thương này lên sự làm tổ của phôi là không hề nhỏ. Chụp tử cung - vòi tử cung là phương pháp truyền thống để đánh giá tính toàn vẹn của buồng tử cung. Nó cũng có thể cho phép bác sĩ xác định được những thương tổn trong buồng tử cung như: u xơ dưới niêm mạc, dính buồng tử cung và polyp buồng tử cung.
Tất cả những tổn thương này đều gây cản trở cho sự làm tổ của phôi vì chúng đóng vai trò như một loại ổ viêm, có cơ chế tương tự như dụng cụ tử cung, gây viêm và cản trở phôi làm tổ.
- Bất thường về độ dày niêm mạc tử cung: Độ dày lý tưởng của niêm mạc tử cung vào ngày rụng trứng hoặc ngày chọc trứng là lớn hơn 9 mm. Điều đấy có nghĩa: với độ dày niêm mạc thấp hơn 8mm thì tỷ lệ có thai trong thụ tinh trong ống nghiệm là thấp.
- Bất thường về các yếu tố miễn dịch: Có những phụ nữ tự sản xuất ra kháng thể kháng lại những phức hợp tế bào của chính cơ thể mình. Những kháng thể tự miễn này có liên quan đến sự sản xuất các kháng thể kháng phospholipid, kháng giáp trạng và kháng buồng trứng. Tất cả các yếu tố này nếu như được tiết ra quá mức sẽ phá hủy lớp tế bào nuôi của phôi dẫn đến thất bại làm tổ.
Theo Linh Chi - VTV
Nguy cơ vô sinh đến từ những vật dụng quen thuộc hàng ngày Dưới đây là một số vật dụng gần gũi, tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể là nguyên nhân khiến vợ chồng bạn khó thụ thai. Tình trạng vô sinh, hiếm muộn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ yếu tố tuổi tác đến bệnh tật, thói quen xấu, lối sống chưa khoa học và cả những đồ vật mà bạn...