Làm thế nào để biết hơi thở có mùi khó chịu?
Nếu bạn may mắn thì những người thân yêu có thể nói ra thực tế bạn mắc chứng hôi miệng. Bằng không, chứng bệnh này sẽ làm bạn rất bối rối khi giao tiếp.
Hầu hết chúng ta đều có lúc gặp phải tình trạng hơi thở có vấn đề. Nếu chúng ta may mắn thì những người thân yêu có thể nói ra thực tế này trước khi chúng ta tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn. Tuy nhiên, chứng hôi miệng dai dẳng có thể làm bạn rất bối rối khi giao tiếp xã hội.
Các chất tạo mùi hôi ở khoang miệng
Các chất gây hơi thở hôi sinh ra từ các protein trong thực phẩm được chia ra như sau:
- Methyl mecaptan (khí không màu được tìm thấy trong thực phẩm như quả hạch và pho mát, mùi như bắp cải thối)
- Putrescine (mùi mục nát thịt)
- Hydrogen sulphide (khí được sản xuất bởi vi khuẩn trong ruột kết, mùi giống như trứng thối).
Những chất này có thể được hấp thụ vào máu của bạn từ ruột và sau đó lưu thông khắp cơ thể cho đến khi chúng được bài tiết qua phổi trong hơi thở.
Nguyên nhân bên ngoài gây hơi thở hôi
Mỗi sáng thức dậy nhiều người thấy miệng có mùi hôi là chuyện bình thường. Lý do là khi ngủ nước bọt tiết ra ít, tế bào chết tích lũy bình thường được đổ ra từ bề mặt của lưỡi, nướu và bên trong của má, vi khuẩn tự do hoạt động sinh ra nhiều mùi hôi. Chỉ cần đánh răng, ăn sáng mùi hôi sẽ tự hết.
Những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hôi miệng thường xuyên là hút thuốc lá hoặc xì gà làm giảm tiết nước bọt trong khoang miệng.
Video đang HOT
Uống rượu hoặc ăn các loại thực phẩm như tỏi, trứng… cũng sẽ khiến miệng bị hôi nhưng chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày.
Ăn kiêng hoặc ăn chay không khoa học làm cho cơ thể ốm yếu cũng có thể dẫn đến chứng hôi miệng.
Nguyên nhân y tế của hơi thở hôi
Bệnh nướu răng là lý do phổ biến nhất làm hơi thở hôi vì mùi tạo ra từ mảng bám. Mảng bám răng là một hỗn hợp của dư lượng thực phẩm, các tế bào chết bám chặt giữa nướu và răng. Vi khuẩn tạo ra một mùi khó chịu và góp phần gây chảy máu chân răng.
Nguyên nhân của bệnh nướu răng thường do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Nếu bạn không thường xuyên đánh răng ngày 2 lần, chắc chắn bạn sẽ có hơi thở “rau mùi”.
Chứng khó tiêu hay mất nước – tất cả đều có thể làm cho hơi thở có mùi.
Bất cứ bệnh nhiễm trùng xung quanh miệng và cổ họng cũng có thể là nguyên nhân đáng kể gây hôi miệng như nghẹt mũi, nhiễm trùng xoang, viêm amiđan và vòm họng sưng… Thậm chí rối loạn phổi như viêm phế quản mãn tính,nhiễm đờm cũng có thể đóng một phần.
Một số thuốc uống cũng gây hôi miệng tạm thời như thuốc cảm, dị ứng, cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm.
Làm thế nào để bạn biết mình có hơi thở hôi?
Đây là một số gợi ý hữu ích, vì vậy bạn không phải dựa vào người khác nói cho bạn biết mà tự bạn có thể kiểm tra tình trạng hơi thở của mình.
- Hôn bề mặt bên trong cổ tay của bạn. Chờ vài giây và ngửi các khu vực bạn vừa hôn xem có mùi khó chịu không?
- Bạn có hút thuốc lá không? Nếu có thì chắc chắn hơi thở của bạn không thể thơm tho được.
- Hãy kiểm tra răng của bạn có sâu không, nướu răng của bạn có sưng hoặc bị chảy máu khi bạn chải răng không?
- Nha sĩ có nhận xét về bệnh nướu răng của bạn và đề xuất bạn cần vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa?
Biện pháp khắc phục
- Bắt đầu khắc phục chứng hôi miệng với các nha sĩ và song song với việc tự vệ sinh răng mỗi ngày, bởi vì gốc rễ của vấn đề này là các bệnh về răng miệng.
- Vệ sinh răng miệng đúng kỹ thuật, thường xuyên đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa. Mảng bám răng, nguyên nhân gây nên các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… hình thành trong vòng vài giờ sau khi thức ăn tồn tại trong miệng. Do vậy, chải răng sau mỗi bữa ăn là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Khi chải răng cần chú ý dùng bàn chải lông mềm, chải dọc theo chiều răng mọc hoặc xoay tròn, chải kỹ các mặt của răng. Thời gian chải răng cần đảm bảo tối thiểu 2 phút.
Bạn đừng quên đánh sạch lưỡi và hai bên má trong.
- Tránh hút thuốc, rượu và ăn thức ăn cay.
- Làm sạch miệng sau khi ăn các sản phẩm sữa, cá và thịt.
- Nhai kẹo cao su không đường giúp bởi vì nó khuyến khích tiết nước bọt.
An Khánh
(Tổng hợp từ ND)
5 cảnh báo sức khỏe khi ngủ dậy
Mỗi sáng sớm sau khi thức dậy, có 5 dấu hiệu sau đây bạn phải chú ý, vì nó cảnh báo tình trạng sức khoẻ của bạn.
1. Chóng mặt
Buổi sáng ngay khi mở mắt bạn đã cảm thấy chóng mặt, rất có thể do ngồi máy vi tính quá nhiều, nén mạch máu ở các đốt sống, ảnh hưởng đến lưu thông máu ở não.
Bạn cần chăm uống nước lọc và tập thể dục vào buổi sáng. Nếu vẫn còn chóng mặt nhiều, bạn nên đi khám để được tư vấn kĩ hơn.
Ngoài ra, bạn nên tránh dậy đột ngột lúc sáng sớm, nằm thêm nửa phút ngay khi mở mắt, ngồi dậy khoảng 1 phút rưỡi, sau đó cho chân xuống nền nhà và để vậy khoảng 1 phút nữa rồi mới đứng dậy.
2. Ra mồ hôi
Buổi sáng thức dậy người ướt đẫm mồ hôi, có thể do nhiều nguyên nhân: Lượng đường trong máu thấp, cơ thể bị mất cân bằng âm dương và chức năng của nội tạng đang bị rối loạn... Trong các bữa ăn bạn cần chú ý ăn nhiều hoa quả và các loại rau giàu vitamin hơn.
Nếu bạn đang uống thuốc trị các bệnh như: Tiểu đường, lao, tăng tuyến giáp... bạn nên tư vấn bác sĩ để kê các loại thuốc làm cơ thể ít ra mồ hôi hơn.
3. Phù
Bỗng dưng sau một đêm ngủ dậy, đôi mắt của bạn bị sưng húp, khó hiểu. Có thể là do buổi tối hôm trước bạn đã uống nước quá nhiều. Cũng có thể là máu ở vùng mắt của bạn lưu thông kém.
Bạn chớ nên lo lắng quá, chỉ cần tránh uống nhiều nước trước khi ngủ, tránh uống rượu và ăn các loại quả chứa nhiều nước. Cũng có thể khắc phục triệu chứng này bằng cách matxa mắt trước và sau khi ngủ dậy và đắp 2 túi trà lọc lên trên mắt.
4. Quầng thâm ở mắt
Bạn bị quầng thâm ở mắt, đây là dấu hiệu cảnh báo khá nhiều triệu chứng bệnh. Có thể bạn bị mất ngủ nhiều hay tối hôm trước đã uống cà phê, cũng có thể là do kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra quầng thâm ở mắt còn chỉ ra những bệnh mãn tính như: Viêm dạ dày, gan mãn tính; tiêu hóa kém; viêm mũi dị ứng.
Để khắc phục triệu chứng này, bạn nên ăn nhiều vừng, lạc, đậu tương, cà rốt, gan gà, gan heo và các thực phẩm giàu vitamin A khác. Ngoài ra, bạn còn nên kết hợp các bài matxa mắt, ăn ngủ điều độ, tránh thức đêm.
5. Hơi thở có mùi
Hơi thở buổi sáng có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn, bạn nên tránh các đồ uống có chất kích thích. Ngoài ra, hơi thở có mùi nặng vào buổi sáng cũng là dấu hiệu để bạn chú ý hơn đến gan và dạ dày của mình.
Bạn không nên ăn nhiều vào buổi tối; hạn chế ăn các loại thịt, chất béo khó tiêu; ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Đánh răng sau khi ăn xong. Nên kết hợp dùng thêm các loại nước súc miệng và kẹo cao su.
Theo Đất Việt
Nước tiểu có mùi: Bệnh gì? Khi nước tiểu có mùi khó chịu, bạn cần lưu ý đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước...