Lâm tặc phá nát rừng phòng hộ
Ngay giữa rừng phòng hộ, hàng loạt cây gỗ đường kính trên dưới 1m bị lâm tặc đốn hạ nằm la liệt, chưa kịp khô mủ.
Ngày 22/8, ông Trần Duy Tấn – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên – cho biết vừa khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ sang công an huyện để điều tra vụ khai thác gỗ trái phép trong rừng phòng hộ Sông Hinh, giáp ranh giữa 2 tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk.
Tan nát lõi rừng
Rừng phòng hộ Sông Hinh là rừng đệm rất dày, nằm trên núi cao. Thế nhưng, trong một lần kiểm tra mới đây, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh phát hiện lõi rừng (Tiểu khu 309, thuộc xã EaTrol, huyện Sông Hinh) có hàng loạt cây gỗ to bị lâm tặc đốn hạ với gần 300m3, hàng loạt cây chưa kịp khô mủ. Nhiều đường đi chằng chịt được lâm tặc mở ngay trong lõi rừng để khai thác gỗ.
Từ trung tâm xã EaTrol, để đến được nơi lâm tặc khai thác và giấu gỗ phải hơn nửa ngày đường. Những người làm rẫy ở đây cho biết để mở được con đường này phải tốn hơn 1 tháng. Hiện lực lượng kiểm lâm đã đào những hố sâu trên đường để chặn lối đi, không cho lâm tặc đưa số gỗ còn lại trong rừng ra ngoài.
Video đang HOT
Gỗ do lâm tặc đốn hạ trong rừng phòng hộ Sông Hinh được đưa về nơi tạm giữ của lực lượng kiểm lâm
Ông Đặng Phú Quang, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh, cho biết số gỗ còn lại trong rừng ước khoảng gần 200m3. Trước đó, đơn vị này đã đưa về gần 100m3.
“Đây là khu vực còn nhiều gỗ nhất. Hôm phát hiện, có khoảng 10 người đang đốn hạ cây. Họ chống đối quyết liệt” – ông Quang cho biết.
Chưa biết ai phá
Trước thông tin của dư luận về sự tiếp tay của một số cán bộ, doanh nghiệp trong vụ khai thác gỗ trái phép quy mô lớn này, ông Trần Thanh Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết đã chỉ đạo lực lượng công an và kiểm lâm làm rõ. Đề cập việc phát hiện chậm trễ của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh, để lâm tặc mở đường vào tận lõi rừng đốn hạ gỗ, ông Định cho rằng do lực lượng mỏng, chỉ 20 cán bộ nhưng phải quản lý trên 21.000 ha rừng nên không làm xuể.
“Rừng ở phía Đắk Lắk bị phá từ nhiều năm trước, giờ đã trồng rừng sản xuất gần với lõi rừng phòng hộ Sông Hinh. Vì thế, lâm tặc lợi dụng vào đó để mở đường khai thác gỗ rừng trồng, rồi vào rừng phòng hộ để khai thác trái phép, mình không theo dõi kịp” – ông Định phân bua.
UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản chỉ đạo Công an tỉnh, Sở NN-PTNT và UBND huyện Sông Hinh điều tra làm rõ vụ khai thác gỗ trái phép với quy mô lớn này. Đồng thời, phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk để bàn các biện pháp bảo vệ rừng, chấn chỉnh tình trạng khai thác gỗ trái phép ở khu vực rừng giáp ranh 2 tỉnh.
Mới đây, gần 100 người dân buôn Thinh, xã EaTrol đã chặt phá gần 2 ha rừng sao xanh, dầu và bạch đàn 20 năm tuổi. “Huyện đã họp dân để giải thích nhưng người dân vẫn không chịu, cho rằng đấy là đất của buôn cũ, giờ giành lại để sản xuất. Chúng tôi đang cố gắng vận động dân” – ông Trần Thanh Định cho biết.
Theo Hồng Ánh (Người Lao Động)
Điều tra, xử lý việc chặt phá rừng phòng hộ ven biển Nhơn Lý
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản chỉ đạo xử lý việc chặt cây phi lao trái phép tại dự án khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến, thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn chỉ đạo UBND xã Nhơn Lý có kế hoạch phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, Hạt Kiểm lâm địa bàn và các đơn vị liên quan kịp thời tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ và cảnh quan trong Khu kinh tế Nhơn Hội để nhân dân hiểu rõ các quy định và tích cực bảo vệ rừng phòng hộ. Đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoặc lập hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, Công an tỉnh chỉ đạo điều tra, xác minh làm rõ các đối tượng đã chặt phá rừng phòng hộ và kiên quyết xử lý triệt để các đối tượng vi phạm, nhằm răn đe các đối tượng khác về sau. Đồng thời trong thời gian tới có biện pháp tăng cường, hỗ trợ lực lượng, kịp thời có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm của các đối tượng này theo đúng quy định.
Được biết, từ trước Tết Nguyên đán Qúy Tỵ đến nay, nhiều khu rừng phòng hộ ven biển xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn bị một số đối tượng chặt phá trái phép để lấy củi phục vụ đun nấu, khiến bà con địa phương vô cùng bức xúc.
Rừng phòng hộ ven biển xã Nhơn Lý được Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế tỉnh Bình Định trồng từ năm 2007 - 2008, với diện tích gần 300 ha. Đến nay cây phát triển khá tốt, góp phần quan trọng trong việc chắn gió, chắn cát, bảo vệ cuộc sống, sản xuất của người dân địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số hộ đã lén lút chặt phá cây rừng để lấy củi, vi phạm pháp luật bảo vệ rừng và gây thiệt hại cho rừng phòng hộ.
Tại khoảnh 2, tiểu khu 303 trong Khu kinh tế Nhơn Hội, với diện tích chưa đầy 1 ha thì lại có hàng trăm cây phi lao 5 - 6 năm tuổi, đường kính gốc từ 10 - 15cm bị triệt hạ chỉ còn trơ gốc. Đặc biệt, trong 2 ngày 20 và 21-2, ngành chức năng và chính quyền địa phương còn phát hiện 2 vụ cháy rừng phi lao ở khu vực rừng phòng hộ ven biển Nhơn Lý - Trung Lương. Tuy vụ cháy đã được dập tắt kịp thời, song vẫn có 77 cây phi lao bị thiệt hại.
Văn bản chỉ đạo xử lý của UBDN tỉnh Bình Định
Qua kiểm tra của Ban Quản lý Khu kinh tế Bình Định, hiện có tới 460 cây phi lao bị chặt phá trên diện tích 8.000 m2. Các đối tượng phá rừng được xác định chủ yếu là người dân xã Nhơn Lý.
Ông Nguyễn thành Danh - Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Lý cho biết: "Trước khi có sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định, UBND xã Nhơn Lý cũng đã phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Bình Định, Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - Quy Nhơn, Đồn Biên phòng Nhơn Lý thành lập tổ quản lý, bảo vệ rừng gồm có 10 thành viên và triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn dứt điểm tình trạng phá rừng phòng hộ ven biển ở địa phương".
Theo ANTD
Khởi tố vụ phá rừng phòng hộ Sông Tranh 2 Ngày 14.12, Hạt Kiểm lâm H.Nam Trà My (Quảng Nam) khởi tố vụ án phá rừng phòng hộ và chuyển hồ sơ, đối tượng vi phạm cùng tang vật cho cơ quan điều tra thụ lý. Trước đó, lúc 11 giờ ngày 12.12, nhận được tin báo, lực lượng kiểm lâm bao vây tiểu khu 790 (xã Trà Leng) và bắt giữ Đinh...