“Lâm tặc chúa”, “lâm tặc cào cào” oanh tạc rừng vùng biên
Thời gian gần đây, nạn phá rừng đang diễn ra rầm rộ trên tuyến biên giới 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. “ Lâm tặc chúa” lẫn “lâm tặc cào cào” lợi dụng các đường xương cá trên biên giới để ồ ạt vào rừng khai thác, vận chuyển gỗ lậu về bán cho các đầu nậu.
Từng giờ “chảy máu”
Chỉ trong vòng vài ngày giữa tháng 4, trên địa bàn huyện mới Ia H’drai (Kon Tum), lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ khai thác gỗ lậu với số lượng lớn. Đáng chú ý nhất là vụ Đồn Biên phòng Hồ Le phát hiện một vụ phá rừng quy mô lớn với số lượng hơn 61m3 gỗ tròn. Tại hiện trường, có những cây gỗ lớn, đường kính trên 1m, hai tay người lớn ôm không xuể, chiều dài lên đến 6m, bị đốn hạ. Cùng thời điểm này, trên địa bàn biên giới huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), lực lượng đặc nhiệm của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y phát hiện bắt giữ trên 70m3 gỗ vận chuyển trái phép.
Xe độ chế đỗ la liệt tại bến sông chờ chở gỗ lậu. ảnh: Q.D
Video đang HOT
Chúng tôi đã có một chuyến “thị sát” dọc tuyến biên giới tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Có thể thấy nhan nhản những chiếc xe máy độ chế dùng để vận chuyển gỗ lậu, có những xã có đội hình xe độ chế lên đến vài ba trăm chiếc… Ông Võ Ngọc Thành – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho biết: Phức tạp nhất là ở 2 xã biên giới Bờ Y và Đăk Xú. Người dân dùng loại phương tiện này để vận chuyển nông sản, đi nương đi rẫy kết hợp khai thác gỗ trái phép. Đây có thể xem là “sát thủ” phá rừng, bởi bất kỳ địa hình nào xe máy độ chế cũng có thể lưu thông được…
Theo số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện, từ đầu năm đến nay, lực lượng này đã phát hiện, bắt giữ 28 vụ, với khối lượng hơn 171m3 gỗ các loại. Con số này thực ra cũng chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Thử làm một phép tính đơn giản là mỗi xe chỉ cần chở khoảng từ 1-2 tấc gỗ (0,1-0,2m3), với số lượng hàng trăm chiếc xe, mỗi ngày đi qua cũng đã có hàng chục khối gỗ được mang khỏi rừng!?
Rừng còn được bao ngày?
Huyện mới Ia H’drai của tỉnh Kon Tum là địa bàn nóng nhất xảy ra các hoạt động vi phạm lâm luật. Đây là khu vực có diện tích rừng khá lớn nằm tiếp giáp với Vườn quốc gia Chư Mom Ray và cũng là địa phương được UBND tỉnh Kon Tum quyết định giao đất rừng cho một số doanh nghiệp chuyển đổi sang trồng cao su. Lợi dụng chủ trương này, lâm tặc ngang nhiên khai thác gỗ dưới chiêu bài tận dụng gỗ khai hoang, cây dọc bờ lô. Điều đáng nói là hầu hết các vụ bắt giữ gỗ khai thác trái phép đều thuộc diện “vô chủ”. Theo tìm hiểu của phóng viên, khi vận chuyển trót lọt về vùng dự án thì ngay lập tức số gỗ lậu này được hợp thức hóa!
Tại một số khu vực trên đường tuần tra biên giới Việt Nam- Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum, có thể nhận thấy dấu tích rừng bị khai thác trái phép. Nhiều cổng bê tông dùng để hạn chế các phương tiện cơ giới lớn bị các đối tượng cố tình húc gãy, nhằm “dọn đường” cho xe cơ giới vào vận chuyển gỗ…
Việc phát hiện loại phương tiện này vận chuyển gỗ là không khó. Tuy nhiên, theo các cán bộ kiểm lâm, sự nan giải nằm ở chỗ xử lý thế nào. Tịch thu phương tiện thì họ sẵn sàng bỏ để sắm lại. Mặt khác, chính quyền địa phương một số nơi lại cho rằng tịch thu phương tiện là coi như bẻ gãy “chiếc cần câu cơm” của dân nghèo, lấy gì để họ sống… Vậy là việc hàng trăm chiếc xe máy độ chế tha hồ hoạt động, lùng sục vào rừng mỗi ngày để chở gỗ lậu thì chuyện rừng bị xóa sổ là lẽ đương nhiên.
Theo Danviet
Bắt Phó giám đốc có dấu hiệu 'bảo kê' lâm tặc
Ngày 6.4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Ngô Văn Phong (51 tuổi, Phó giám đốc Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Nam, thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bình Thuận) để làm rõ hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Bắt giam ông Phong (áo trắng) và Dương - Ảnh do công an cung cấp
Công an cũng khởi tố bắt giam Trần Hải Dương (30 tuổi), nhân viên ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng- Ca Pét (thuộc Sở NN - PTNT Bình Thuận) để làm rõ hành vi "vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng".
Từ phản ánh của báo chí, Cơ quan điều tra phát hiện kể từ năm 2012 đến cuối năm 2014, tại các tiểu khu 267, 279, 284 rừng tự nhiên tại các xã Hàm Thạnh và Hàm Cần (thuộc H.Hàm Thuận) có trên 4.000 gốc cây rừng tự nhiên bị cưa hạ trái phép với khối lượng gỗ bị mất đi là 325 m3 (chưa tính gần 60.000 m3 củi). Đây là địa phận rừng thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bình Thuận (công ty này trực thuộc UBND tỉnh Bình Thuận).
Trước khi là Phó giám đốc Xí nghiệp, ông Phong từng là Trạm trưởng bảo vệ rừng Hàm Thạnh. Do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý và có dấu hiệu bảo kê cho việc chặt hạ cây rừng trái phép, nên ông Phong để xảy ra tình trạng phá rừng như nói trên, gây thiệt hại cho nhà nước và xâm hại tài nguyên rừng.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án.
Quế Hà
Theo Thanhnien
Điều tra vụ phá rừng đầu nguồn tại Thanh Hóa Ngày 1.4, tin từ Hạt kiểm lâm H.Thường Xuân (Thanh Hóa) cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố hình sự vụ phá rừng đầu nguồn tại địa bàn xã Bát Mọt, H.Thường Xuân (giáp với nước bạn Lào). Ảnh minh họa Theo đó, đơn vị đã triệu tập 8 nghi can, đồng thời phối hợp với cơ quan hữu...