Làm sống lại các giá trị truyền thống
Đó là một trong những nội dung trọng tâm tỉnh Hà Tĩnh hướng đến khi thực hiện đề án “Mỗi xã một sản phẩm” ( OCOP).
* Hơn 483 tỷ đồng dành cho OCOP
Sau khi tỉnh Quảng Ninh thực hiện thành công đề án OCOP, ngay lập tức Hà Tĩnh tổ chức một số đoàn cán bộ trực tiếp đến học hỏi kinh nghiệm của địa phương này. Đến cuối năm 2017, OCOP “made in Hà Tĩnh” bắt đầu thai nghén bằng những định hướng của lãnh đạo tỉnh trong các cuộc họp, như: “Việc quy hoạch phát triển SX phải hướng đến mỗi xã một sản phẩm”; “Mỗi xã phải chọn cho mình một sản phẩm, dịch vụ lợi thế để tập trung phát triển”…
Các sản phẩm đặc sản của Các sản phẩm đặc sản như nhung hươu, kẹo cu đơ, mật ong… bày bán tại cửa hàng OCOP
Tháng 11/2018, khi thời cơ chín muồi, đề án OCOP tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 chính thức được khai sinh. Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhấn mạnh, triển khai đề án OCOP, Hà Tĩnh tiếp tục xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện xây dựng NTM.
Người dân là chủ thể của quá trình thực hiện, thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức SX; phát huy sự chủ động, sáng tạo của cộng đồng, phát triển trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc thị trường, có sự định hướng, quản lý của Nhà nước.
Nhà nước sẽ khuyến khích, hỗ trợ chủ yếu theo kết quả đầu ra như: phần thưởng cho phát triển SX hàng hóa theo chuỗi giá trị từ SX – thu hoạch – chế biến – tiêu thụ; đồng thời, khơi dậy, cổ vũ tinh thần tự lực, sáng tạo khởi nghiệp của người dân.
“Nếu đề án này triển khai thành công, Hà Tĩnh sẽ làm sống lại các giá trị truyền thống của địa phương, tạo ra sản phẩm tốt, có thị trường bền vững, gia tăng giá trị SX và đương nhiên thu nhập người dân cũng sẽ tăng lên rất nhiều”, ông Sơn kỳ vọng.
Theo thông tin từ Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh, OCOP Hà Tĩnh sẽ thực hiện theo chu trình thường niên có sự phối hợp từ trên xuống và dưới lên. Cụ thể, từ trên xuống là Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, có chính sách, định hướng phát triển, đưa ra cách thức thực hiện, hướng dẫn và dành sẵn nguồn lực để hỗ trợ.
Video đang HOT
Kẹo cu đơ Phong Nga, một trong những sản phẩm được chọn thực hiện thí điểm chương trình OCOP
Cụ thể, nguồn lực để thực hiện đề án này (giai đoạn 2018 – 2020) lên đến hơn 483 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước gần 106 tỷ; vốn doanh nghiệp, cơ sở SX và xã hội hóa hơn 377 tỷ đồng. Còn dưới lên tức là dân đề xuất, dân bàn, dân làm và dân thụ hưởng.
Trước khi triển khai đề án đến cơ sở, năm 2018 Hà Tĩnh lựa chọn 6 sản phẩm làm điểm để nhân ra diện rộng, gồm: Bánh đa nem Thuận Kỷ; nem chua Ý Bình; nước mắm Phú Khương; nước mắm Lạch Kèn; cam Khe Mây và cu đơ Phong Nga.
Đến thời điểm này các cơ sở SX đã xây dựng, mở rộng và nâng cấp quy mô; thiết kế bộ nhận diện thương hiệu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng phóng sự về mỗi loại sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; chuẩn hóa bao bì; vận hành chương trình giám sát, quản lý chất lượng ATVSTP…
Song song với phát triển sản phẩm, các địa phương cũng đã xây dựng 5 mô hình cửa hàng thương mại dịch vụ có liên kết với SX và chương trình OCOP, thu hút đông đảo người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm.
Phấn đấu có 70 sản phẩm, dịch vụ OCOP
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho rằng, OCOP Hà Tĩnh là đề án “mở”, luôn tạo ý tưởng cho những sáng tạo, khởi nghiệp.
Vì vậy, các cấp, các ngành, địa phương cần tổ chức quán triệt sâu rộng, tuyên truyền tập huấn làm thay đổi nhận thức của cộng đồng và chính quyền các cấp… nhằm đạt mục tiêu bao quát của đề án là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.
Phấn đấu để đạt mục tiêu năm 2019 có ít nhất 70 sản phẩm, dịch vụ tham gia chương trình OCOP; có tối thiểu 25 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP; ít nhất 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Hình thành 1 – 2 trung tâm bán sản phẩm OCOP…
Theo Nong nghiep
Hà Tĩnh: Được hứa đối thoại, dân thôi chặn nhà máy rác
Sau khi được biết Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh sẽ gặp để đối thoại, giải quyết khúc mắc về vấn đề liên quan đến nhà máy xử lý rác thải Phú Hà, người dân đã tháo rạp chặn trước cổng nhà máy rác trong những ngày tết vừa qua.
"Cúng tất niên phải đổ vì... ruồi"
Sáng 12.2, UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức buổi đối thoại với hơn 40 hộ dân ở thôn Nam Xuân Sơn (xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh) ngay trước cổng nhà máy xử lý rác thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà (thuộc Công ty TNHH MTV Chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn). Tham dự buổi đối thoại với người dân có Chủ tịch UBND huyện, Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh và Giám đốc Công ty TNHH Môi trường Phú Hà.
Người dân tham gia buổi đối thoại trước cửa nhà máy chế biến rác. Ảnh: N.D
"Nguyên nhân xảy ra ruồi nhặng nhiều là do cuối năm lượng rác đổ dồn về rất lớn, đặc biệt là trong dịp tết khiến nhà máy xử lý không kịp. Thời tiết nắng nóng trong đã tạo điều kiện cho ấu trùng ruồi muỗi phát sinh thêm".
Ông Hoàng Chí Thức - Giám đốc Công ty TNHH môi trường Phú Hà
Trước đó, kể từ ngày 7.2 (mùng 3 Tết) đến nay, người dân ở thôn Nam Xuân Sơn đã dựng rạp chặn trước cổng nhà máy xử lý rác thải để phản đối việc nhà máy gây ô nhiễm khiến mùi hôi thối và ruồi nhặng tấn công vào nhà dân.
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Lợi (một người dân) bức xúc: "30 Tết, gia đình tôi làm 3 mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên nhưng bị ruồi nhặng bâu kín, phải đổ bỏ toàn bộ. Không chỉ riêng gia đình tôi mà các hộ khác trong thôn cũng chịu tình cảnh tương tự".
Ông Nguyễn Văn Sự (64 tuổi) nói: "Kể từ ngày nhà máy đi vào hoạt động cho đến nay đã gần 4 năm, năm nào người dân chúng tôi cũng kiến nghị lên các ngành, các cấp phản ánh về tình trạng nhà máy gây ô nhiễm khiến cuộc sống bị đảo lộn nhưng đến nay, chính quyền vẫn chưa có biện pháp để xử lý triệt để".
Các ý kiến của người dân đều đề nghị chính quyền địa phương phải cho biết cụ thể lộ trình di dời nhà máy xử lý rác, đồng thời, đền bù thiệt hại về tài sản đất đai, nhà cửa, hoa màu. Người dân cho biết sẽ không tháo rạp dựng trước cổng nhà máy cho đến khi đối thoại được với ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Người dân sẽ được đối thoại với Bí thư Tỉnh ủy
Tại buổi đối thoại, trả lời thắc mắc của người dân, ông Bùi Quang Hoàn - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh nói: "Lãnh đạo huyện và xã hết sức chia sẻ khi người dân đón xuân trong không khí ô nhiễm và ruồi xuất hiện khá nhiều. Trước tết, huyện đã cho tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng. Tuy nhiên, do phun thuốc không đều và lượng rác trong tết đổ về nhà máy lớn nên ruồi phát sinh thêm.
Ngay sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã yêu cầu nhà máy xử lý ruồi nhặng và mùi hôi. Việc chậm di dời nhà dân đến nơi ở mới do đây là dự án đầu tư công, có rất nhiều công đoạn, nhiều thủ tục nên mong bà con chia sẻ, thành thật xin lỗi bà con về sự cố vừa rồi".
Theo ông Hoàn, hiện nay, UBND huyện đã phê duyệt dự án xây dựng khu tái định cư di dời hơn 40 hộ dân với tổng mức đầu tư hơn 17 tỷ đồng, dự kiến đến tháng 3 sẽ hoàn tất việc giải phóng mặt bằng và đến tháng 8 sẽ xây dựng xong cơ sở hạ tầng. Về dự án bồi thường hỗ trợ tái định cư, huyện đã trình UBND tỉnh. Hiện tỉnh đang giao cho Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định nguồn vốn, dự kiến mức đầu tư khoảng 119 tỷ đồng.
Kết luận buổi đối thoại, ông Trần Đình Gia - Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh nhấn mạnh: "Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi khẳng định sẽ chỉ đạo chính quyền địa phương và nhà máy thực hiện đúng những cam kết như đã hứa. Đồng thời, những ý kiến của bà con sẽ được tôi chuyển tải đến lãnh đạo cấp tỉnh".
Sau khi được Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh cam kết giữ lời hứa và sẽ được đối thoại với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, người dân thôn Nam Xuân Sơn đã dỡ rạp chặn trước cổng nhà máy suốt những ngày tết vừa qua.
Theo Danviet
Không cầu toàn, nóng vội trong hợp nhất, sắp xếp bộ máy Đó là kết luận của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nghe và cho ý kiến các đề án thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII diễn ra vào chiều nay (21/12). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và...