Làm sâu sắc thêm thiện chí và sự tin cậy giữa Việt Nam và Australia
Ngày 3/4, Toàn quyền Australia David Hurley bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng.
Toàn quyền Australia David Hurley. Ảnh: abc.net.au
Nhân dịp này, Tiến sĩ Suiwah Leung – Phó Giáo sư danh dự, Trường Chính sách công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia – đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Sydney về sự kiện quan trọng và ý nghĩa này.
Tiến sĩ Suiwah Leung từng được nhận Huân chương danh dự do Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng vì có những góp tích cực không ngừng trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Australia cũng như hỗ trợ sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Suiwah Leung, chuyến thăm cấp Nhà nước của Toàn quyền Australia David Hurley tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, về mặt chính thức, nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, điều quan trọng là các mối quan hệ ở cấp chính phủ/ngoại giao thường được củng cố bởi các mối quan hệ ở các cấp khác. Trong trường hợp của Việt Nam và Australia, quan hệ về học thuật giữa hai nước đã và vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
Tiến sĩ Suiwah nhớ lại, vào cuối những năm 1970 và 1980 (sau khi Việt Nam và Australia thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 và Việt Nam thống nhất năm 1975), một số giáo sư của trường Đại học Quốc gia Australia (ANU) đã đến thăm Việt Nam, nghiên cứu và viết về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ học của Việt Nam. Tiêu biểu trong danh sách này là các Giáo sư David Marr, Ben Kerkvliet và Esther Ungar (sau này làm việc tại Đại học Tây Australia).
Kết quả của những mối quan hệ ban đầu này, khi công cuộc Đổi mới của Việt Nam diễn ra vào cuối những năm 1980, là khoảng hơn một chục học giả tài năng của Việt Nam đã được chọn đến ANU để thực hiện các nghiên cứu về kinh tế thị trường. Cụ thể, họ đã theo học khóa học tiến sĩ kéo dài 5 năm dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Suiwah Leung về kinh tế phát triển tại ANU với chi phí do Cơ quan viện trợ Australia (AusAlD), hiện là một phần của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), tài trợ. Sau khi học xong, họ trở về nước đảm nhận các vị trí tương ứng trong Chính phủ, các học viện và các trường đại học của Việt Nam, đảm đương những trọng trách lớn trong việc thực hiện các giai đoạn khác nhau của các dự án kinh tế giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình trong vòng khoảng 20 năm, đồng thời tham gia tích cực vào các tổ chức khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trên thực tế, học bổng do chính phủ Australia tài trợ cho khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng thường được coi là một trong những hình thức hỗ trợ phát triển hiệu quả nhất.
Theo đánh giá của Tiến sĩ Suiwah Leung, tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam đã mang lại lợi ích cho cả hai nước. Xuất khẩu của Australia sang Việt Nam tăng trưởng trung bình khoảng 12% kể từ năm 2013, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu các dịch vụ giáo dục của Australia đã thu hút hơn 26.000 sinh viên Việt Nam sang Australia học tập năm 2019. Những sinh viên này được tài trợ dưới nhiều hình thức, từ học bổng của chính phủ Australia và Việt Nam đến các hoạt động tài trợ của tư nhân. Tuy nhiên, vẫn còn khả năng cải thiện xuất khẩu các dịch vụ khác như du lịch và công nghệ thông tin, cũng như đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam từ phía khu vực doanh nghiệp Australia.
Ở chiều ngược lại, các chương trình như “Kế hoạch Colombo mới” đã tạo điều kiện cho hơn 4.500 sinh viên đại học từ các trường đại học của Australia dành thời gian ở Việt Nam để tìm hiểu về con người, văn hóa, ngôn ngữ và cách thức kinh doanh, qua đó kịp thời tăng cường các mối quan hệ kinh doanh và dòng vốn đầu tư.
Tiến sĩ Suiwah nhận định rằng việc thành lập Trung tâm Việt Nam-Australia gần đây tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ở Hà Nội rất được hoan nghênh, cho thấy mức độ thiện chí và tin cậy đã phát triển giữa hai nước. Bà bày tỏ hy vọng rằng chuyến thăm cấp Nhà nước của Toàn quyền Australia David Hurley tới Việt Nam sẽ làm sâu sắc thêm thiện chí và sự tin cậy này vì lợi ích chung của cả hai nước.
Ông Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước
Sáng 2.3, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước.
Sáng 2.3, tại kỳ họp bất thường lần thứ 4 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu kín để bầu ông Võ Văn Thưởng giữ chức Chủ tịch nước. Kết quả, 487/488 (đạt 98,38% tổng số đại biểu Quốc hội) tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước sáng 2.3. ẢNH PHẠM THẮNG
Tờ trình nhân sự bầu Chủ tịch nước của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: ông Võ Văn Thưởng là cán bộ cấp cao của Đảng, được đào tạo, có năng lực, uy tín và kinh nghiệm công tác tương đối toàn diện, đã kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng của T.Ư và địa phương.
Ông Võ Văn Thưởng là Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng khóa X, Ủy viên T.Ư Đảng khóa XI, XII, XIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XII, XIV, XV; đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nếu được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, tin tưởng ông sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sau khi có kết quả bỏ phiếu kín, Quốc hội đã thảo luận và bấm nút thông qua nghị quyết về việc bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ
Ngay sau khi nghị quyết được thông qua, tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thực hiện nghi thức tuyên thệ.
Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đặt tay trên cuốn Hiến pháp và tuyên thệ: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thực hiện nghi thức tuyên thệ. Ảnh DUY LINH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ảnh DUY LINH
Một ngày trước, 1.3, T.Ư Đảng đã họp bất thường lần thứ 3, quyết định giới thiệu ông Võ Văn Thưởng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 thay ông Nguyễn Xuân Phúc vừa miễn nhiệm.
Trước đó, ngày 18.1 vừa qua, tại kỳ họp bất thường thứ 3, Quốc hội đã bỏ phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Võ Văn Thưởng sinh ngày 13.12.1970 (53 tuổi), quê quán xã An Phước, H.Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long; trình độ thạc sĩ Triết học, cao cấp lý luận chính trị. Ông Thưởng là Ủy viên T.Ư các khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng các khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội các khóa XII, XIV, XV.
Ông Thưởng tốt nghiệp Trường đại học Tổng hợp TP.HCM, là Phó bí thư đoàn trường, sau đó có nhiều năm tham gia công tác Đoàn tại TP.HCM, được bầu làm Bí thư Thành đoàn TP.HCM vào năm 2003.
Tháng 11.2004, ông Thưởng được điều động làm Bí thư Quận ủy 12, TP.HCM và trở thành Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng khóa X (từ 4.2006). Hai năm sau, 1.2007, ông Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tới tháng 1.2011, sau khi trúng cử T.Ư Đảng khóa XI, ông Thưởng được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Sau khoảng gần 3 năm công tác tại đây, ông Thưởng tiếp tục được điều động làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
Tới Đại hội XII của Đảng (1.2016), sau khi tiếp tục trúng cử T.Ư Đảng, ông Thưởng được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và được phân công đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư. Ông đồng thời là thành viên Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phụ trách Hội đồng Khoa học các Ban Đảng T.Ư và Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật T.Ư; Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tại Đại hội XIII của Đảng (1.2021), ông Thưởng tiếp tục được bầu là Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, được phân công đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Ông cũng là Phó trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Quá trình công tác Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
Đồng chí Võ Văn Thưởng được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đọc tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét bầu đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng giữ chức Chủ tịch nước Cộng...