Làm sao ngăn chặn biến chứng trong bệnh tiểu đường?
Thuốc hạ đường huyết đang lưu hành đúng là có tác dụng nhanh, kéo dài và ít phản ứng phụ. Nhưng nếu tưởng thầy thuốc nhờ đó đã “cầm chân” căn bệnh quái ác này thì lầm! Tỷ lệ di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường vẫn không giảm, thậm chí tăng và tăng ngay cả ở các quốc gia đã có chương trình phòng chống bệnh tiểu đường từ nhiều chục năm!
Khỏi nói thêm cũng hiểu mức độ nguy hại của bệnh tiểu đường ở xứ mình khi cả nước chỉ có hơn 200 bác sĩ chuyên khoa, khi thông tin về căn bệnh này vẫn còn quá thiếu!
Nói có sách, mách có chứng, theo thống kê liên tục trong 5 năm vừa qua của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức cho thấy, phía sau của không dưới 60 trường hợp tai biến mạch máu não là bàn tay phá hoại của bệnh tiểu đường; Tỷ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim cao gần gấp đôi ở nhóm bệnh nhân tiểu đường; Số bệnh nhân tiểu đường tuy được điều trị đúng bài bản nhưng mù mắt vì thoái hóa võng mạc tiếp tục tăng 5 -10%; Số nạn nhân phải đoạn chi vì hoại tử đầu chi do thuyên tắt mạch máu tăng 20%!
Thực trạng đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết dù hiệu quả thế nào, vẫn chỉ là giải pháp chữa cháy cầm canh.
Bằng nhiều kinh nghiệm thực tiễn các thầy thuốc đều rõ là di chứng khó tránh trong bệnh tiểu đường như cao huyết áp, đục thủy tinh thể, suy thận, viêm da, hoại tử mô mềm … tùy thuộc vào mức độ dao động của lượng đường trong máu. Người tuy có đường huyết hơi cao hơn định mức bình thường nhưng nếu ổn định vẫn ít bị biến chứng hơn đối tượng có lượng đường trong máu tuy không quá cao nhưng trồi sụt quá thường trong ngày.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người thiếu testosterone dễ bị biến chứng hơn người còn chút vốn lận lưng. Nhiều thầy thuốc vì thế tán dương việc bổ sung testosterone cho người bệnh tiểu đường như biện pháp dự phòng nhiều di chứng nghiêm trọng bên cạnh chuyện liệt dương.
Đúng là không nên thiếu testosterone nhưng không thể vì thế mà nhắm mắt tiếp sức để rồi trả giá bằng phản ứng phụ khó lường. Thay vì liệu pháp đau đâu chữa đó, thiếu gì bù nấy, việc áp dụng các phương tiện sinh học, như hoạt chất trong cây thuốc chọn lọc, để cung cấp cho cơ thế tác chất có công năng hưng phấn tiến trình tổng hợp nội tiết tố đồng thời giải quyết gút mắc trong khâu thần kinh – nội tiết – biến dưỡng, chính là đáp án để người bệnh tiểu đường vẫn có cuộc sống với chất lượng như mong muốn. Không lạ gì nếu thầy thuốc khắp nơi đang đánh giá cao những cây thuốc có công năng đa dạng như Eurycoma longifolia – một thảo dược quý đã được xác minh tác dụng ổn định đường huyết qua nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng.
Từ nhận thức đó nhiều thầy thuốc ở châu Âu đã từ lâu kết hợp dược thảo trong phác đồ điều trị để vừa hỗ trợ cho tác dụng của thuốc đặc hiệu, vừa bọc lót các nhược điểm trong bệnh tiểu đường như mạch máu, thận, mắt, não, da. Trở về với thiên nhiên rõ ràng là con đường an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe.
Theo VNE
Tại sao bí ngô về mùa đông lại tốt?
Mùa đông có những loại thực phẩm đặc trưng riêng, ví dụ như bí ngô (bí đỏ). Vào mùa này, bí ngô không những rất giàu dinh dưỡng mà thậm chí còn có thể giúp kiềm chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
Tại sao bí ngô về mùa đông lại tốt hơn so với các mùa khác, cho dù vào mùa thu, nhiều loại bí ngô cũng rất phát triển? Những lý do dưới đây được coi là có thể giải thích rõ ràng cho vấn đề này.
1. Giàu vitamin
Bí ngô mùa đông rất giàu beta carotene, nên nó cung cấp cho cơ thể chúng ta nhiều vitamin A quan trọng, tốt cho sự phát triển thị lực, phát triển xương, và sinh sản. Số lượng beta carotene thay đổi theo cường độ màu sắc của ruột bí.
2. Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Trong khi các tế bào bình thường "lắng nghe" để hòa hợp với các tế bào khác xung quanh chúng thì các tế bào ung thư lại bị cản trở "giao tiếp" với các tế bào khác và hoạt động một cách độc lập. Các nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ung thư của Hawaii cho thấy rằng, sự giao tiếp giữa các tế bào cho phép chuyển đổi những tín hiệu ức chế tăng trưởng từ các tế bào bình thường đến các tế bào bất thường.
Carotenoid Beta carotene và các carotenoid khác có trong bí đỏ có thể thay đổi những gen này và khuyến khích các gen liên lạc với nhau, giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
3. Tránh đục thủy tinh thể
Bí ngô cũng là một phần của gia đình nhà bí, nên nó đặc biệt phong phú về các sắc tố lutein và zeaxanthin. Một nghiên cứu năm 2008 đã theo dõi hơn 35.000 phụ nữ trong khoảng 10 năm thì thấy những phụ nữ có bổ sung bí đỏ trong chế độ ăn uống của mình thì sẽ có nguy cơ bị đục thủy tinh thể thấp hơn 18% so với những người không ăn hoặc ăn rất ít.
4. Giảm nguy cơ của sỏi mật
Hàm lượng cao của các chất béo trung tính (hình thức phổ biến nhất của chất béo cơ thể) và mức giảm cholesterol HDL ( cholesterol có lợi) có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Tuy nhiên, tin vui là, theo một nghiên cứu gần đây của Mỹ thì một chế độ ăn uống giàu magiê sẽ giúp giảm nguy cơ này. Một bát bí đỏ (250 ml) của sẽ có có khoảng 28% lượng magiê cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
5. Kiểm soát huyết áp
Bổ sung nhiều kali có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp, và giảm huyết áp ở những người vốn sẵn có bệnh huyết áp cao. Đây cũng là một lý do để chúng ta ăn bí đỏ về mùa đông. Một bát bí đỏ (250 ml) cung cấp khoảng 16% lượng kali bạn cần mỗi ngày.
6. Bổ sung protein
Hạt bí ngô nướng, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. 30 gr hạt bí có 7 gram protein (bằng với đậu phộng) và cung cấp 4 mg sắt, chiếm 20% lượng protein và sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Ngoài 6 lý do nói trên, bí đỏ còn được nhiều người thích ăn bởi nó có vị thơm ngọt và rất tốt trong việc chống thiếu máu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Theo SK&ĐS
Mối liên quan giữa dinh dưỡng và bệnh về mắt Bệnh về mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những tổn thương lâu dài cho cơ thể. Thông thường, những căn bệnh về mắt xuất hiện khi cơ thể ngày càng già đi. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể mang lại những tác động tích cực trong việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh...