Làm sao để vết mổ mau lành
Người bệnh cần giữ vết mổ sạch sẽ, rửa bằng xà bông và nước, lưu ý tư thế sinh hoạt tránh đi lom khom hay nâng đồ vật nặng.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Ngô Bảo Khoa, Khoa Phẫu thuật Tim Mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, sau ca mổ, có bệnh nhân đã khỏe mạnh nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị do nhiễm trùng vết mổ. Đây là biến chứng có thể gặp ở bất kỳ cuộc mổ nào.
Bệnh nhân lớn tuổi, béo phì, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ cao nhiễm trùng vết mổ. Các yếu tố khác như cuộc mổ kéo dài, thao tác mổ không tốt, điều kiện vô trùng không đảm bảo, biến chứng hậu phẫu cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bệnh nhân có thể giảm nguy cơ bằng cách giảm cân nếu béo phì, bỏ thuốc lá, tuân thủ chế độ điều trị thuốc và dinh dưỡng. Giữ vệ sinh vết mổ sạch và khô ráo, chỉ nên dùng xà bông và nước để rửa.
“Phát hiện sớm triệu chứng nhiễm trùng vết mổ để điều trị kịp thời giúp hạn chế tình trạng này. Nếu thấy dấu hiệu như vết mổ mở rộng ra, rỉ dịch hay máu, bị đỏ hay ấm lên, sốt, bệnh nhân cần thông báo để bác sĩ kiểm tra”, bác sĩ nói.
Bác sĩ Khoa cho biết những tư thế sinh hoạt không đúng cách cũng ảnh hưởng đến vết mổ. Hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật có dáng đi lom khom, hai vai đưa ra phía trước, cổ rụt lại để làm giảm sự căng của vết mổ. Tư thế này sẽ gây đau mỏi và ảnh hưởng đến việc lành vết mổ do làm giảm lưu thông máu ở vùng vai và cổ.
Do đó, bệnh nhân cần giữ thân người thẳng, hai cánh tay đong đưa nhẹ nhàng theo bước đi. Cách ngồi dậy an toàn: nằm nghiêng, đưa chân ra khỏi giường và nâng đầu lên, dùng tay để nâng thân mình lên. Khi muốn nằm xuống, người bệnh nên ngồi lên giường, nhấc chân lên, nghiêng người qua một bên và hạ đầu xuống, dùng tay tự đỡ thân mình hạ xuống từ từ.
Bác sĩ Khoa khuyên bệnh nhân không nên vận động quá mạnh trong thời gian xương ức đang lành, khoảng 12 tuần. Trong vòng 6 đến 8 tuần đầu, không nâng đồ vật nặng quá 2 kg và không làm những công việc phải lặp đi lặp lại cử động một bên vai như quét, lau nhà…
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp triệu chứng ho. Khi ho, nên đưa tay giữ lấy ngực để hạn chế đau, ảnh hưởng xấu đến vết mổ và cần thông báo cho bác sĩ nếu ho nhiều.
Cẩm Anh
Video đang HOT
Theo Vnexpress
Nhận diện những nhiễm trùng, bệnh lý thường gặp trong mùa hè
Đừng thờ ơ với những mối nguy hiểm rất thật nhưng thường bị bỏ qua trong mùa hè.
Nhiễm trùng sau mổ
Ngay cả với các bác sĩ hàng đầu và ca mổ diễn ra thuận lợi, bạn vẫn bị tăng nguy cơ nhiễm trùng sau mổ trong những tháng mùa hè. Tạp chí Infection Control & Hospital Epidemiology báo cáo rằng khi nhiệt độ tăng lên trên 32oC, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì biến chứng sau mổ này tăng 28,9% so với khi nhiệt độ dưới 4oC. Trong khi bệnh nhân luôn cần thận trọng về việc chăm sóc vết mổ, họ nên đặc biệt nhận thức được rằng đây có thể là một vấn đề khi thời tiết nóng hơn và tìm sự chăm sóc y tế ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây khó chịu trong bất kỳ mùa nào, nhưng các nghiên cứu cho thấy bạn dễ bị bệnh hơn vào mùa hè, đặc biệt nếu là phụ nữ dưới 44 tuổi. Điều này có thể do nguy cơ mất nước cao hơn hoặc tăng hoạt động tình dục trong những tháng mùa hè. Vì vậy, hãy thật cẩn thận để giữ đủ nước, sẽ pha loãng nước tiểu và rửa trôi vi khuẩn, và luôn luôn vệ sinh ngay sau khi quan hệ tình dục.
Nhiễm trùng sau khi làm móng
Bộ móng xinh đẹp có thể nhanh chóng trở nên xấu xí- và nó chẳng liên quan gì đến việc bạn chậm đi làm lại. Nhiễm nấm hay xảy ra hơn khi trời nóng, và có thể rất khó điều trị. Thuốc chỉ hoạt động 50% thời gian và móng mới có thể mất hơn một năm để tái tạo. Đó là lý do tại sao việc phòng ngừa nhiễm trùng lại rất quan trọng. Hãy đảm bảo là bạn đến tiệm làm móng có uy tín, mang theo dụng cụ riêng, và vệ sinh chúng đúng cách với nước ấm, xà phòng trước khi khử trùng bằng cồn.
Nhiễm trùng kháng kháng sinh
Quần short mùa hè mang đến vô số các vết trầy xước ở trẻ, nhưng nếu bạn không cẩn thận, ngay cả những vết trầy xước nhỏ nhất cũng có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe. Nghiên cứu của Johns Hopkins cho thấy nhiễm khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh (MRSA) ở trẻ em tăng vọt trong những tháng mùa hè. Thêm vào đó, 74% những người dưới 20 tuổi nhiễm MRSA như vậy từ "môi trường cộng đồng", chứ không phải từ bệnh viện. Để bảo vệ trẻ, hãy dạy chúng vệ sinh tốt, che phủ vết trầy xước bằng băng khô, và không để trẻ dùng chung khăn tắm hoặc các vật dụng khác tiếp xúc với da trần. Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu vết thương bị đỏ, sưng, mưng mủ hoặccó những vệt đỏ, cũng như nếu bị sốt kèm theo.
Zika, sốt xuất huyết và các bệnh nhiễm trùng khác do muỗi
Các bệnh nguy hiểm do muỗi truyền rất hay gặp vào mùa hè. Trong thời gian qua đã xảy ra những vụ dịch như sốt Dengue, có thể gây xuất huyết, sốc và thậm chí tử vong, hay Zika, có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vấn đề là, muỗi rất phổ biến, và đây giống như một cuộc chiến không có hồi kết, và cuối cùng mọi người phát chán hoặc không làm gì cả. Tuy nhiên bạn vẫn nên áp dụng những biện pháp thận trọng, như tránh haotj động ngoài trời trong thời gian muỗi hoạt động mạnh nhất, mặc áo sơ mi và quần dài tay và sử dụng thuốc chống côn trùng chất lượng cao.
Sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bạn sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim trong những tháng mùa đông, nhưng điều đó không có nghĩa là nguy cơ này không xảy ra trong những ngày nắng nóng, oi bức của mùa hè. Nhiệt độ mùa hè bình thường không làm tăng nguy cơ đau tim, nhưng mọi thứ có thể trở nên phức tạp với những người đang uống thuốc huyết áp hoặc các loại thuốc tim khác. Khi nhiệt độ tăng lên, cơ thể giữ mát bằng cách tăng lưu lượng máu lên da để thoát nhiệt. Tuy nhiên, các thuốc huyết áp có thể ngăn chặn một số phản ứng bình thường của cơ thể với nhiệt và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do nhiệt và/hoặc mất nước. Kết quả là, những người đó nên đặc biệt cẩn thận về việc giữ mát và đủ nước.
Đái tháo đường thai kỳ
Hầu hết các bà mẹ đang mang thai đều biết rằng nên kiểm soát cân nặng và đồ ăn vặt để kiểm soát bệnh đài tháo đường thai nghén, nhưng một điều dường như vô hại là mang thai đúng vào mùa hè có thể tăng cơ hội phát triển căn bệnh này. Một nghiên cứu ở Toronto công bố trên Tạp chí Canadian Medical Association Journal thấy rằng nhiệt độ cứ tăng 10 độ C, thì nguy cơ của phụ nữ mang thai lại tăng 6 đến 9%.
Họ giả thuyết là mỡ nâu dưới da, giúp bạn giữ ấm khi trời lạnh, giúp cơ thể điều hòa đường huyết và do đó, mang lại sự bảo vệ chống lại bệnh đái tháo đường. Mỡ nâu dường như ít hơn khi trời nóng hơn. Tất nhiên, việc hoạt động khi mang thai cũng là điều tốt, nhưng hãy đảm bảo là đừng để nóng quá và hãy ở nơi có điều hòa không khí khi có thể.
Nấm mốc trong điều hòa không khí
Bạn có thể không nhìn thấy, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có ở đó và gây ra vấn đề lớn. Bụi, nấm mốc, chất gây dị ứng và ô nhiễm tích tụ ở các bộ lọc của máy điều hòa, gây ra những vẫn đề phức tạp cho những người mà vốn dĩ sức khỏe phổi đã bị tổn hại, như những người bị dị ứng, hen suyễn hoặc các bệnh hô hấp khác. Nên vệ sinh hoặc thay bộ lọc mỗi ba tháng một lần, và đeo găng tay và khẩu trang mặt nạ bảo vệ khi làm điều đó.
Trầm cảm theo mùa
Phải chăng mọi người đều vui vẻ hơn trong mùa hè? Không nhất thiết như vậy. Rối loạn khí sắc theo mùa (SAD) ảnh hưởng đến khoảng 1/10 dân cư trong mùa hè, gây ra trầm cảm, cảm giác tuyệt vọng, mất ngủ và lo âu. Những người bị SAD mùa hè cũng có thể cảm thấy bị cô lập vì mọi người đều có vẻ hạnh phúc trừ họ. Theo Smithsonianmag.com, hình thức đặc biệt này của SAD có thể được kích hoạt bởi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt, dị ứng, hoặc thay đổi giờ ngủ. Dù nguyên nhân là gì, việc điều trị cũng giống với những người bị ảnh hưởng trong mùa đông: Tư vấn với chuyên gia về những gì đang xảy ra, và biết rằng bạn không đơn độc.
Tăng cân ở trẻ em
Tâm trí nhàn rỗi dẫn đến chân tay nhàn rỗi - có thể kết thúc với việc đi tìm bánh kẹo. Một nghiên cứu trên tạp chí Obesity phát hiện ra rằng trẻ em có nguy cơ tăng cân và béo phì trong hai tháng nghỉ học.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu ở trẻ từ mẫu giáo đến lớp hai và thấy tỷ lệ béo phì đã tăng từ 8,9 lên 11,5%; tỷ lệ thừa cân cũng tăng từ 23,3 lên 28,7%.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra giờ giấc ngủ thất thường vào mùa hè là một nguyên nhân, cũng như tăng thời gian sử dụng màn hình. Vì vậy, hãy cố gắng không để những ngày hè trở nên lười biếng: Giữ trẻ hoạt động và theo thời khóa biểu lập sẵn.
Thuốc hàng ngày
Kem chống nắng sẽ không đủ để bảo vệ bạn khỏi ánh mặt trời mùa hè khi bạn đang uống một số loại thuốc khiến bạn "cháy nắng" từ trong ra ngoài. Có những phản ứng độc ánh sáng (phototoxic) và dự ứng ánh sáng (photoallergic) xảy ra khi thuốc được phân phối khắp cơ thể và sau đó tiếp xúc với tia cực tím. Những thủ phạm lớn nhất trong da liễu là tretinoin bôi tại chỗ và doxycycline uống, nhưng có rất nhiều loại thuốc có thể gây ra phản ứng này. Để phòng tránh, hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân ngừng sử dụng các loại thuốc không cần thiết, chẳng hạn như thuốc trị mụn, nếu họ đang đi nghỉ mát ở biển hoặc dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
"Hiệu ứng tháng 7" trong các bệnh viện
Điều này không liên quan gì đến mặt trời, cát, hay lướt sóng, nhưng nó cũng là một hiểm họa sức khỏe đáng sợ trong mùa hè. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí in the Journal of General Internal Medicine, có sự gia tăng 10% số ca tử vong tại các bệnh viện giảng dạy vào mỗi tháng Bảy. Đó là khi các bác sĩ đang đi học bắt đầu kỳ nội trú và, kết quả là, dễ phạm sai lầm - cụ thể là về kê đơn và quản lý thuốc.
Hãy quan tâm đến sức khỏe của mình, tranh thủ sự giúp đỡ của người thân hoặc bạn bè, và không bao giờ ngại nói lên nếu có điều gì đó không ổn.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Loạt ảnh mẹ và con gái cùng dự lễ tốt nghiệp Đại học khiến ai nấy thích thú, nào ngờ chuyện phía sau rất buồn Cô nàng nhanh chóng quay lại công việc dạy đàn chỉ sau 1 tuần sinh, khi vết mổ còn chưa lành. Nhưng dù đau cách mấy mẹ trẻ này vẫn cố gắng vừa dạy đàn, vừa tranh thủ ôn bài vở để làm luận văn tốt nghiệp. Người ta hay bảo, con gái thời hiện đại thì lấy chồng muộn thôi, ít nhất...