Làm sao để tập plank chuẩn xác và hiệu quả?
Plank có thể cùng lúc tác động đến nhiều nhóm cơ trên cơ thể. Động tác này dễ thực hiện nên được nhiều người lựa chọn. Một số mẹo có thể giúp người tập plank lâu hơn.
Plank có thể cùng lúc tác động đến nhiều nhóm cơ trên cơ thể – Ảnh minh họa: Shutterstock
Plank là loại bài tập quan trọng giúp tăng cường sức mạnh cốt lõi với các nhóm cơ ở bụng, hông và lưng dưới, theo Prevention.
Đây là loại bài tập giúp đánh giá sức mạnh toàn thân, gồm cả cơ ngực, vai tay, chân và một số nhóm cơ khác. Do đó, plank được xem là một trong những bài tập nền tảng của thể hình.
Tập plank đúng cách cũng giúp cải thiện vận động, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, MSN dẫn lời huấn luyện viên cá nhân người Mỹ Nicole Blades.
Muốn giữ được tư thế plank lâu hơn, người tập hãy sử dụng nhiều hơn lực của các cơ bắp ở nửa trên cơ thể như vai và lưng trên. Vì như vậy, áp lực lên bụng, hông và lưng dưới sẽ ít hơn, giúp kéo dài thời gian plank.
Ngoài ra, giữ lưng thẳng khi đang plank cũng rất quan trọng. Lưng thẳng sẽ giúp giảm áp lực lên đốt sống cổ cũng như cảm giác khó chịu khi plank.
Vận dụng sức mạnh của cơ hông cũng rất quan trọng để kéo dài thời gian plank. Cơ hông được nối với cơ bụng dưới. Dùng lực cơ hông sẽ giữ phần lưng dưới không bị cong, giúp plank khỏe hơn và lâu hơn.
Để động tác plank được chuẩn xác, người tập cần lưu ý những điều sau, theo Prevention.
1. Khớp khuỷu tay, tức khớp nối giữ xương cánh tay và cẳng tay, phải ở góc 90 độ. Lưng, mông, đầu gối phải tạo thành một đường thẳng.
2. Dùng lực ở cơ bụng, vai, lưng và mông. Chân duỗi thẳng, hai bàn chân hơi mở rộng.
3. Nếu có thể, bạn hãy tập plank trước gương để kiểm tra xem mình có thực hiện đúng tư thế không.
Một câu hỏi không ít người thắc mắc là nên giữ tư thế plank trong bao lâu. Các chuyên gia khuyến cáo với những người mới bắt đầu, họ nên plank trong 15 giây, rồi từ từ nâng thời gian plank lên 30, 45, 60 giây. Thay vì vừa tập vừa xem thời gian, mọi người nên dùng điện thoại đặt hẹn giờ.
Khi plank, đừng quên tập trung vào hơi thở. Hít thở sâu sẽ giúp tâm trí cảm thấy thoải mái, nhờ đó mà quên đi phần nào cảm giác khó chịu khi giữ cơ thể ở trạng thái plank.
Cuối cùng, cách tốt nhất để kéo dài thời gian plank là thực hành thường xuyên. Plank càng thường xuyên, khả năng chịu đựng của cơ thể càng tăng và thời gian plank càng kéo dài, theo Prevention.
Theo Thanh niên
Đau bả vai, đau vai gáy, top các địa chỉ vàng điều trị uy tín
Vai được tạo thành từ 3 phần xương chính là xương bả vai, xương cánh tay, xương đòn. Những phần xương này được kết nối với nhau bằng một lớp sụn được gọi là khớp vai. Những phần gân, cơ cũng giúp liên kết 3 xương này lại với nhau và thường sinh ở xương bả vai.
Video đang HOT
Cấu tạo xương vai
Vai là bộ phân có phạm vi hoạt động rất rộng và linh hoạt. Khi phần vai bị tổn thương hay gặp vấn đề sẽ dẫn đến giảm khả năng hoạt động và có thể gây đau nhức khó chịu.
Cấu tạo vai
Vai được tạo thành từ 3 phần xương chính là xương bả vai, xương cánh tay, xương đòn. Những phần xương này được kết nối với nhau bằng một lớp sụn được gọi là khớp vai. Những phần gân, cơ cũng giúp liên kết 3 xương này lại với nhau và thường sinh ở xương bả vai.
Khớp vai là khớp linh hoạt nhất trong cơ thể. Nó di chuyển vai về phía trước và phía sau. Nó cũng cho phép cánh tay di chuyển theo chuyển động tròn. Do đó, khớp bả vai rất dễ gặp chấn thương dẫn đến các triệu chứng đau nhức khó chịu.
Nguyên nhân gây đau khớp bả vai
Những nguyên nhân dẫn đến chấn thương khớp bả vai gây đau bao gồm:
Đau khớp bả vai
Lao động chân tay, chơi thể thao hoặc thậm chí bằng các động tác lặp đi lặp lại quá sức
Do một số bệnh lý về cột sống cổ ở cổ, cũng như bệnh gan, tim hoặc túi mật
Do phần phần xương khớp bị thoái hóa khớp theo tuổi tác, và thường phổ biến ở những người từ 60 tuổi trở lên
Do tình trạng viêm xương khớp vai
Sụn bị rách
Sưng túi bursa (bảo vệ vai) hoặc gân
Gãy xương vai hoặc cánh tay
Co cứng gân, dây chằng, cơ bắp
Bệnh viện nhân dân 115
Hiện nay, bệnh viện Nhân Dân 115 được xếp loại là bệnh viện đa khoa hạng I. Khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện 115 có chức năng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như: gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh khớp tự miễn, loãng xương...
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân có thể được áp dụng các biện pháp khác nhau, như dùng thuốc kháng viêm giảm đau, phẫu thuật chỉnh xương, sửa trục, thay khớp... Những bệnh nhân vẫn còn chưa biết khám cơ xương khớp ở đâu có thể tham khảo địa chỉ này.
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM
Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TPHCM
Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình là một bệnh viện chuyên điều trị chấn thương chỉnh hình ở khu vực phía Nam. Đồng thời đây cũng là bệnh viện điều trị xương khớp uy tín. Tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình có các khoa chuyên sâu như: khoa Khớp, khoa Chi trên, khoa Chi dưới, khoa Cột sống, khoa Bệnh học Cơ Xương Khớp.
Đến đây, người bệnh sẽ được tư vấn và điều trị các bệnh như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp loãng xương, gout... Khoa Cơ xương khớp có khả năng thực hiện các phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao như phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo, phẫu thuật cột sống... Bệnh viện được nhiều người tin tưởng lựa chọn để điều trị.
Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. HCM
Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108
Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam được thành lập ngày 1/4/1951, là bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía Bắc. Bệnh viện có nhiệm vụ khám, cấp cứu và điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: quân nhân tại chức, cán bộ cấp cao trong quân đội, bảo hiểm y tế và các đối tượng dịch vụ.
- Website tham khảo : https://benhvien108.vn/
- Địa chỉ: Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 069. 572400 - 069. 555283
Trung tâm điều trị và phục hồi xương khớp Việt Nam
Là trung tâm điều trị xương khơp uy tin, điêu tri hiêu qua, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có hệ thống trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán đầy đủ. Sử dụng các bài thuốc đông y Nhật Bản để hỗ trợ điều trị kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền như, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thuỷ châm, phục hồi chức năng, thời gian điều trị từ ( 1-3 tuần) là có hiệu quả không có các phản ứng phụ trong quá trình điều trị
- Website tham khảo: https://trungtamdieutrixuongkhop.vn/
- Địa chỉ: Số 15 Ngõ 135 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
- Điện thoại: 0961.095.111
Khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai
Đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, bề dày truyền thống: Đầy đủ các khoa phòng phòng chức năng: Tiêm khớp, Siêu âm khớp, Nội soi khớp, Tư vấn chuyên khoa, Cấp cứu, Tập vận động, Phòng điều trị ban ngày.
- Website tham khảo: https://www.coxuongkhopbachmai.org/
- Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3869 3731
Khoa Khám Xương Khớp bệnh viện Việt Đức
Nếu Khoa Cơ Xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai là những địa chỉ uy tín về thăm khám điều trị Nội khoa thì Khoa khám Xương khớp - Bệnh viện Việt Đức là địa chỉ uy tín hàng đầu về thăm khám, phẫu thuật, phục hồi chức năng các bệnh về Xương khớp.
- Website tham khảo : https://benhvienvietduc.org/
- Địa chỉ : 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : (024) 3825.3531
Theo SK&ĐS
Các bộ phận cơ thể có thể bị hủy hoại khi đi giày cao gót Thường xuyên đi giày cao gót không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bàn chân mà còn tác động xấu tới khung xương của các bộ phận khác trên cơ thể con người. Theo Hiệp hội Y khoa Podective của Mỹ, 71% phụ nữ sở hữu giày cao gót bị đau khi mang chúng. Nhưng không chỉ bị đau ở đôi chân mà...