Làm sao để sử dụng chỉ nha khoa đúng cách
Các bệnh về răng nướu nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra bệnh nha chu và làm ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, làm răng lung lay. Để tránh mắc phải những bệnh này các bạn nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng và vôi răng khỏi bề mặt răng , giúp răng bạn luôn chắc khỏe.
Các loại chỉ tơ nha khoa:
Chỉ nha khoa thường có hai loại chính: loại gắn cố định trên cung nhựa nhỏ giống như cung tên (floss-toothpick) và loại chỉ cuộn trong hộp. Trong chỉ có tẩm các chất kháng vi sinh vật, chất ức chế sự lên men (anti-yeast), triclosan, chlorexidine… Nhờ vậy, ngoài nhiệm vụ lấy thức ăn thừa, chỉ nha khoa còn giúp “quét sạch” mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng trước khi các thành phần này “cấu kết” với nhau để hình thành vôi răng.
Các bước sử dụng chỉ nha khoa
Bước 1 : Đứng trước gương kiểm tra răng trong gương và xác định mặt tiếp xúc giữa hai răng lân cận .Nếu có nhiều xoang trám , có thể khó khăn khi dùng chỉ .Bạn nên yêu cầu bác sĩ trợ giúp .
Bước 2 : Kéo 1 đoạn chỉ khoảng 45 cm , cuộn tròn hai đầu chỉ ở hai đầu ngón tay giữa của bạn .Còn lại khoảng 10 cm giữa hai bàn tay bạn .
Bước 3 : Dùng ngón cái và đầu ngón trỏ móc quanh chỉ kéo căng giữa hai bàn tay .Mỗi ngón ở mỗi mặt của răng .Sợi chỉ kéo căng này khoảng chừng 3 cm .
Bước 4 : Di chuyển chỉ lên và xuống .Kéo sợi chỉ cách xa khỏi nướu răng và kéo thẳng xuống mặt nhai của răng nhưng đừng ấn quá mạnh ,vì nó có thể làm tổn thương nướu .
Bước 5 : Di chuyển quanh miệng theo một cách có hệ thống , hãy cẩn thận đừng bỏ sót bất cứ kẽ răng nào .
Video đang HOT
Những sai lầm
Việc sử dụng chỉ nha khoa tưởng chừng đơn giản, nhưng phần lớn người sử dụng lại mắc một số sai lầm sau:
- Dùng tiết kiệm: Sai lầm lớn nhất khi dùng chỉ nha khoa mà chỉ lấy ra một đoạn khoảng 10cm sau đó dùng đoạn chỉ này “làm sạch” từ từ từng răng một. Cách này thoạt đầu có vẻ “ổn” nhưng về lâu dài, “đương sự” sẽ bị bệnh răng miệng vì sợi chỉ dùng đi dùng lại vừa không sạch răng, vừa làm lây lan bệnh từ răng này sang răng khác.
- Dùng mạnh tay: Do không có thói quen dùng chỉ nên cường độ nhấn chỉ xuống nướu thường quá đà, dẫn đến viêm nướu, chảy máu…
- Chỉ cứng và to so với răng: Trên thị trường có nhiều loại chỉ nha khoa. Có loại mềm, mịn, nhưng cũng có loại sợi to, xơ cứng, khi xỉa sẽ nghe thấy tiếng động của sợi chỉ cọ xát trên răng. Dùng loại chỉ này tác hại không khác gì dùng tăm, vì cũng gây tổn thương men răng, nướu răng.
- Răng thưa, khít không đều: Đó là trường hợp của những người từng xỉa răng bằng tăm. Do thói quen dùng tăm xỏ vào kẽ răng để làm sạch thức ăn nên phần chân răng ngày càng rộng dù phần trên răng vẫn khít. Khi dùng chỉ, phải dùng lực ấn mạnh thì chỉ mới xuống dưới và khi xuống dưới, đà ấn của tay thường làm sợi chỉ đi quá nhanh, cắt vào phần nướu, gây tổn thương nướu.
- Không dùng cho trẻ em: Nhiều người nghĩ, việc sử dụng chỉ tơ nha khoa chỉ dành cho người lớn, còn trẻ em thì không cần thiết. Thực tế không đúng như vậy, việc tập cho trẻ từ năm-sáu tuổi biết cách tự làm sạch răng bằng chỉ nha khoa tốt cho các bé. Thói quen này giúp bé có hàm răng chắc và đẹp trong những năm tháng sau này.
- Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30-45cm. Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm.
- Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Đưa chỉ nhẹ nhàng tới gần nướu rồi kéo lên. Như vậy ở mỗi kẽ răng, ta lặp lại động tác trên ít nhất hai lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái và hoàn toàn không tác động vào nướu.
Dùng chỉ nha khoa là biện pháp vệ sinh răng bổ sung, bên cạnh chải răng. Nên dùng kem đánh răng có chứa fluor (đây là chất có công dụng ngừa sâu răng, viêm lợi…) hoặc kem có chứa hydroxyapatite và fluor (giúp bảo vệ men răng). Khi chải răng, cần lưu ý bề mặt của răng cối trong cùng vì nơi này thường bị “bỏ rơi”. Ngoài chải răng, cần súc miệng diệt khuẩn vì 70% diện tích vùng má, lưỡi là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Hơi thở nặng mùi làm mất tự tin trong giao tiếp còn do lưỡi gây ra. Thức ăn đọng lại cùng vi khuẩn nằm sẵn trong mảng bám răng tạo hơi thở hôi. Cần nạo lưỡi hai lần/ngày bằng cây nạo lưỡi để có hơi thở thơm và sự tự tin.
Hiệu quả dùng chỉ nha khoa còn tùy thuộc vào sự khéo léo và thành thạo của từng người chứ không phải vào thời gian dùng chỉ.
Nếu bạn bị chảy máu (ít) khi dùng chỉ thì đừng quá lo lắng vì đó là điều bình thường. Tuy nhiên cần phải chú ý vì nướu bị chảy máu là 1 dấu hiệu cho thấy tình trạng vệ sinh răng miệng của bạn chưa tốt và bạn nên để ý khi đánh răng cũng như khi dùng chỉ nha khoa.
Theo KNLD
Một vài lưu ý thật đơn giản để có hàm răng trắng, khỏe
Chỉ cần một vài mẹo nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày, chế độ dinh dưỡng, ... bạn cũng có thể có hàm răng trắng, khỏe. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Đừng chải răng quá nhiều lần: Rất nhiều người lầm tưởng rằng đánh răng nhiều trong ngày sẽ giúp răng trắng và khỏe hơn, ngược lại các nha sĩ khuyên rằng muốn răng chắc khỏe nên tránh chải quá thường xuyên và quá mạnh. Luôn đánh răng nhẹ nhàng, chỉ nên đánh răng mỗi ngày 2 lần sáng/ tối, thay vì đánh sau mỗi bữa ăn thì nên sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng.
2. Hạn chế uống rượu, cà phê và trà : Uống quá nhiều những đồ uống này có thể làm răng bị ố và yếu đi theo thời gian. Hãy học theo bí quyết của các "ngôi sao" là uống bằng ống hút để những thức uống này tránh tiếp xúc trực tiếp với răng.
3. Ăn kẹo cao su: Bởi vì nhai kẹo cao su giúp sản sinh ra nhiều nước bọt trong miệng, giúp làm sạch răng, chống lại vi khuẩn gây sâu răng và các bệnh về lợi. Ngoài ra, lợi ích khác của việc nhai kẹo cao su là làm giảm stress và làm giảm cơn thèm đồ ngọt - rất hữu ích cho các nàng đang muốn giảm cân.
4. Tránh những đồ ăn chứa nhiều axit: Bao gồm các thức ăn nhiều đường, nước sôđa, quả chanh, kẹo cứng, cà chua và đồ ăn chứa nhiều tinh bột. Ngược lại, nhiều thực phẩm tốt cho răng của bạn gồm có các loại rau quả nhiều chất xơ, nước, các loại đậu và ngũ cốc.
5. Thử các bộ làm sạch răng miệng tại nhà : Có rất nhiều bộ kit làm sạch, làm trắng rănggiá cả hợp lý và chỉ mất 10 phút để thực hiện.
6. Dùng các sản phầm làm trắng răng: Chẳng hạn như kem đánh răng có chất làm trắng, nước súc miệng sát trùng và chỉ nha khoa có thể giúp đánh bay vết ố trên răng.
7. Ăn những loại quả giòn: Như táo, cần tây, cà rốt và quả lê - bởi đây là những thức ăn giúp làm sạch và làm trắng răng tự nhiên, nhớ rằng không nên cắt hay thái lát nhỏ để tận dụng tối đa lợi ích làm sạch của chúng.
8. Dùng chỉ nha khoa: Hầu hết chúng ta nghĩ rằng chỉ nha khoa chẳng liên quan gì đến việc làm trắng răng nhưng thực ra chúng lại giúp loại bỏ những vết ố và mảng cao bám giữa các răng, giúp răng trông trắng sạch hơn hẳn.
Thói quen có hại cho răng
Ăn vặt là thói quen của rất nhiều người, nhất là chị em văn phòng. Ăn vặt quá nhiều sẽ làm quá trình phá hủy men răng diễn ra nhanh hơn.
Ăn đồ quá nóng, quá lạnh, dùng răng cắn mạnh vào vật cứng, ăn thức ăn quá dai là những thói quen nên tránh, vì nó sẽ tác động trực tiếp đến lớp men răng, xuyên qua lớp men răng ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong răng như tủy răng và chân răng, có thể làm sứt tủy, ê răng, hỏng lớp men răng và tủy răng.
Thói quen xỉa răng quá nhiều và quá lâu bằng tăm sẽ làm rộng các kẽ răng, làm thức ăn dễ bị mắc lại sau ăn và gây tổn thương lợi. Bạn nên dùng chỉ nha khoa làm sạch những kẽ răng bên trong và đánh răng sau khi ăn để loại bỏ mảng bám gây phá hủy men răng. Khi đánh răng xong nên xúc miệng bằng nước súc miệng để làm sạch mọi ngóc ngách trong miệng.
Theo KNLD
Muối ăn và những mẹo nhỏ làm đẹp Muối ăn là thứ không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Không những là 1 gia vị chính, muối ăn còn góp phần quan trọng trong việc bổ sung i-ốt cho cả nhà. Tuy nhiên, muối ăn còn có thể giúp các chị em làm đẹp một cách hết sức tiết kiệm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vài cách...