Làm sao để mỹ phẩm giả không còn “đất” sống?
Mỹ phẩm giả, nhái các thương hiệu uy tín được bày bán tràn lan khắp nơi trên thị trường là một vấn đề khá “nhức nhối” hiện nay. Càng ngày, tình trạng này càng diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi và chuyên nghiệp.
Mỹ phẩm giả, nhái “hạ gục” cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng
Mỹ phẩm giả bày ban tràn lan khắp nơi
Những năm gần đây, rất nhiều hàng hóa của vô số doanh nghiệp mỹ phẩm có uy tín, các thương hiệu nổi tiếng bị làm giả, làm nhái, được bày bán la liệt trong các cửa hàng, sạp chợ, trên mạng internet… và vỉa hè với giá rẻ đến bất ngờ.
Tệ nạn hàng giả, hàng nhái khiến cho hàng loạt công ty chân chính phải lao đao, chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, gây mất lòng tin của khách hàng. Thậm chí, có doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản vì không chống chọi được với nạn hàng giả, hàng nhái.
Người tiêu dùng là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong vấn nạn hàng mỹ phẩm nhái, giả. Việc sử dụng hàng nhái giả, kém chất lượng không những không mang lại hiệu quả như mong muốn và mất tiền, mà còn bị thiệt hại về sức khỏe cũng như làn da. Bởi hầu hết các sản phẩm này đều chứa hóa chất độc hại, thành phần lột tẩy như: thủy ngân, chì, kẽm, cyanua, corticoide… và được sản xuất trên môi trường không đảm bảo. Trường hợp nhẹ thì bị kích ứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ, nổi mụn… nếu nặng có thể dẫn đến tiêu chảy, ngộ độc, nôn ói, trụy tim mạch, giảm huyết áp hoặc khó thở…. thậm chí ung thư da và nguy hiểm đến tính mạng.
Đau đầu trước tình trạng mỹ phẩm giả – có kiểm tra là có sai phạm
Đại diện Chi cục Quản lý thị trường Tp.HCM đã đưa ra những con số giật mình: “Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2015, các đội quản lý thị trường đã tạm giữ trên 131.000 sản phẩm thoa mặt, dưỡng da, thuốc nhuộm tóc, kem tẩy trắng, son môi, dầu gội… có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Mỹ , Pháp”
Tuy nhà nước đã có chủ trương, tuyên truyền việc bài trừ hàng giả, nhái, nhưng người tiêu dùng vẫn mua và sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng làm cho cuộc chiến này càng thêm khó khăn. Sỡ dĩ hàng giả, nhái thu hút đến như vậy là vì giá thành của chúng rất rẻ, có khi chỉ bằng 1/3 so với hàng thật nên vẫn chấp nhận mạo hiểm. Bên cạnh đó, hầu hết hàng mỹ phẩm nhái, giả đều có bao bì in ấn đẹp, sắc nét, thậm chí một số sản phẩm còn được “thêm” tem giả tem chống hàng giả của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công An), khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, không biết phân biệt được đâu là hàng giả – hàng thật. Chưa kể, khi gặp hàng giả, hàng nhái phản ứng thông thường của người dân là âm thầm chữa trị, có tâm lý ngại khiếu nại bởi vậy các cơ quan chức năng không hề hay biết.
Video đang HOT
Mặc dù nhiều vụ được doanh nghiệp, cá nhân phản ánh, các cơ quan chức năng đã vào cuộc, song không phải vụ việc nào cũng được xử lý thỏa đáng. Cùng với đó mức xử phạt quá thấp, không đủ sức răn đe nghiêm trị đối tượng. Trong khi nạn hàng giả, hàng nhái vẫn diễn ra hết sức phức tạp với thủ đoạn tinh vi, thì lực lượng Quản lý thị trường cũng như các cơ quan chức năng khác còn mỏng về biên chế, hạn chế phương tiện kỹ thuật và phải đảm đương nhiều nhiệm vụ do chính quyền địa phương giao phó. Chính vì thế mà nạn mỹ phẩm nhái, giả không những không giảm mà ngày càng gia tăng.
Chống mỹ phẩm giả là trách nhiệm chung của toàn xã hội
Người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức về cách phân biệt mỹ phẩm thật – giả
Cuộc chiến chống mỹ phẩm nhái, giả, kém chất lượng muốn đạt được hiệu quả tốt nhất, đòi hỏi phải có sự vào cuộc, phối hợp chặc chẽ của người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng.
Các cơ quan chức năng cần chú trọng kiểm soát ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về hàng giả. Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát nên quan tâm hơn đến vấn đề tuyên truyền, để doanh nghiệp và người dân không tiếp tay cho nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, nhái. Đồng thời, vận động người tiêu dùng cần biết tự bảo vệ mình trước ma trận hàng giả đang bủa vây.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, hãy sử dụng các giải pháp như: dùng tem chống giả, truyền thông trên wesite về vấn đề hàng giả, chia sẻ cho khách hàng nhận biết rõ hàng của công ty mình nhằm đảm bảo quyền lợi bản thân. Nếu là nhà phân phối (như siêu thị), đại lý thì nên tìm hiểu thật kỹ, lựa chọn nơi cung cấp sản phẩm có uy tín, tránh đưa hàng giả vào kênh phân phối của mình.
Đối với người tiêu dùng, để bảo vệ mình khỏi những tác hại không đáng có, trước khi quyết định mua mỹ phẩm làm đẹp cần trang bị cho mình kiến thức về cách phân biệt mỹ phẩm thật – giả, tác hại của hàng mỹ phẩm kém chất lượng. Tuyệt đối, không ham rẻ mà đánh cược sức khỏe của mình và hiểu biết về tác hại. Ngoài ra, khi phát hiện mỹ phẩm giả hãy thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng biết và xử lý.
Theo Thanh niên
Mỹ phẩm nhái giả trên mạng và những hệ lụy
Hiện nay, mỹ phẩm giả, nhái được bày bán ngập tràn trên thị trường online đang là vấn nạn làm cho các cơ quan chức năng đau đầu, uy tín doanh nghiệp bị tổn hại và người tiêu dùng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Náo loạn thị trường online mỹ phẩm nhái, giả online
Mỹ phẩm giả, nhái được bày bán ngập tràn trên thị trường online
Với khuôn mặt dày mụn mủ, sần sùi và ửng đỏ, chị Lê Thị Cúc (Quận Tân Phú, TP.HCM) kể: "Tôi lên mạng thấy người ta quảng cáo kem dưỡng trắng da Lancôme đang giảm giá đến 70%, vì ham rẻ nên đã mua về dùng, nhưng ai ngờ được 1 tuần thì mụn nổi khắp mặt, da ngứa ngáy và ửng đỏ, qua kiểm tra mới biết đây là hàng giả". Cũng là một nạn nhân mua nhầm mỹ phẩm online nhái giả, chị Lê Thị Ngọc Linh (Quận 7, TP.HCM) bức xúc: "Từ giờ đến già, tôi không bao giờ dám mua mỹ phẩm online nữa".
Có thể nói, chưa bao giờ lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm trên mạng hay còn gọi là mỹ phẩm online lại được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng đảm bảo cung cấp đúng hàng thật, có chất lượng tốt và đúng giá. Trên thị trường đã xuất hiện nhan nhản các shop bán hàng online, cơ sở kinh doanh trái phép cung cấp mỹ phẩm nhái, giả sản phẩm của nhiều thương hiệu uy tín với giá "rẻ bèo", chỉ bằng một nửa, thậm chí còn rẻ hơn. Kèm theo đó là những bài quảng cáo rất hút khách, lời giới thiệu hấp dẫn cùng hình ảnh chân thực đầy thuyết phục hoặc thường xuyên tung những tin nhắn phản hồi của khách hàng, để lừa đảo người tiêu dùng, nhằm thu lợi càng nhiều càng tốt.
Mỹ phẩm giả nhưng... tác hại thật
Mỹ phẩm giả khiến da bị hư hại và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng
Mỹ phẩm được sản xuất ra nhằm mục đích là làm đẹp cho con người, nhưng sản phẩm nhái, giả thì lại đem đến những tác động hoàn toàn ngược lại. Hầu hết, chúng đều chứa chất độc hại và được sản xuất trong môi trường kém vệ sinh, do đó luôn tiềm ẩn nguy hại khôn lường cho làn da và sức khỏe của người sử dụng, thậm chí dẫn đến ung thư da.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Diệp, Trưởng Phòng khám Da liễu, Cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thì gần đây lượng bệnh nhân đến khám vì dị ứng mỹ phẩm tăng nhanh. Đa phần các họ đều có những triệu chứng như da bị phát ban mụn trứng cá, ửng đỏ, kích ứng, dị ứng, giãn mao mạch, sạm nám da.... Một số trường hợp nhẹ thì khắc phục dễ và nhanh, nhưng trường hợp nặng phải điều trị rất lâu, có khi nguy hiểm đến tính mạng.
Do quá bị thu hút với mức giá hấp dẫn và vội vàng tin lời quảng cáo "đường mật" của chủ shop, cơ sở kinh doanh mỹ phẩm online, mà chưa kiểm chứng chất lượng thực sự của nó, đông đảo chị em sẵn sàng đặt mua các sản phẩm này về dùng. Tuy nhiên, những mặt hàng này đều không mang lại hiệu quả như mong muốn và nhiều người trong số đó đã phải rơi vào cảnh "tiền mất, tật mang", hủy hoại nhan sắc.
Không ít trường hợp, do mua mỹ phẩm online không hóa đơn chứng từ nên khi xảy ra sự cố không biết khiếu kiện ai, công ty nào. Trên thực tế, rất dễ dàng để bắt gặp những lời "bắt vạ", vạch mặt tố cáo của khách hàng khi mua nhầm hàng nhái, giả trên các trang mạng xã hội, diễn đàn làm đẹp,...
Phân biệt mỹ phẩm chính hãng và hàng giả nhái, giả không khó như chúng ta vẫn nghĩ
Để đảm bảo lợi ích của bản thân, những khách hàng thường xuyên mua mỹ phẩm online tốt nhất chỉ mua hàng tại các nhà phân phối chính hãng, có địa chỉ rõ ràng và có chính sách đổi trả hàng đầy đủ. Bên cạnh đó, khi mua mỹ phẩm người tiêu dùng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng, học cách phân biệt đâu là hàng thật và đâu là hàng nhái, giả
Phân biệt hàng giả và hàng thật dựa trên bao bì sản phẩm
Hàng thật: Trên bao bì của sản phẩm có in mã vạch, đối với sản phẩm dạng tuýp, phần đuôi sẽ có mã vạch và hạn sử dụng đóng nổi. Bao bì, nhãn mác của hàng thật được làm từ giấy có chất lượng tốt, vỏ thủy tinh (nhựa) bóng đẹp, sắc nét, được cán sắc sảo. Logo và chữ sắc cạnh, đều màu không lem nhem và dây mực. Có tem chống hàng giả của Bộ Công an.
Hàng giả: Đối với hàng giả hầu hết không có mã vạch, nếu có thì chỉ là mảnh giấy dán vào. Kiểu trình bày, in ấn không rõ ràng, giấy có chất liệu xấu, chữ quá nhỏ hoặc quá to, mờ hoặc dễ bị bong tróc, rách. Không có tem chống hàng giả của Bộ Công an. Các sản phẩm nhái thường biến đổi tên gần giống với tên sản phẩm thật, thay vì Lancôme thì là Lamcome, ShinBing thì là ShingBing, Shiseido thì là Shiseiddo...
Ngoài ra, khi gặp phải tình trạng lừa đảo khi mua mỹ phẩm online, các khách hàng phải báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
Làm đẹp là một nhu cầu tất yếu của tất cả chị em phụ nữ, kể cả nam giới, tuy nhiên, hãy là một người tiêu dùng thông thái bằng cách lựa chọn những đơn vị, nhà phân phối mỹ phẩm online uy tín, có dịch vụ khách hàng tốt nhằm bảo vệ làn da và sức khỏe của chính bản thân mình.
Theo Thanh niên
Mỹ phẩm "nhái" bị xử phạt nhiều lần vẫn cố tình vi phạm Nhiều lần bị xử phạt vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm Mủ trôm Sắc Ngọc Khang nhưng công ty Tân Đại Dương vẫn cố tình vi phạm. Sự nhập nhằng về thông tin cũng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm về sản phẩm chính hiệu của Hoa Thiên Phú. Mức phạt thấp không đủ sức răn đe...