Làm sao để luôn dễ chịu trong những “ngày ấy”?
Nhiều chị em mắc phải tất cả các triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt (chuột rút, sưng phù, các vấn đề về da, đau đầu…). Làm thế nào để loại bỏ những triệu chứng đó?
1. Nếu bạn bị nôn mửa trong thời kỳ kinh nguyệt thì hãy cố gắng chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thử dùng thuốc chống viêm không cần toa đồng thời đặt miếng sưởi ấm ngay phía dưới vùng bạn bị chuột rút.
2. Trước khi đến ngày “đèn đỏ”, bạn nên thận trọng với những gì mình hấp thụ vào cơ thể. Việc hấp thụ các thực phẩm nhiều muối hoặc những đồ uống chứa nhiều cafein trong những ngày này có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn trong suốt kỳ “ nguyệt san”.
3. Uống thuốc bổ sung canxi có thể loại bỏ các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng.
Video đang HOT
4. Chất béo phức hợp tốt cho bạn trong kỳ kinh nguyệt.
5. Loại bỏ cafein và tập thể dục một tuần trước ngày “đèn đỏ” sẽ giúp bạn tăng lượng máu.
6. Ngoài ra, ăn những thực phẩm giàu chất sắt trong kỳ kinh nguyệt cũng sẽ giúp tăng lượng máu.
7. Uống trà ướp lạnh thay vì soda trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp ngăn ngừa sưng phù.
8. Gừng có thể loại bỏ chứng chuột rút.
9. Uống những đồ uống nóng trong ngày giúp loại bỏ chứng chuột rút.
10. Uống thuốc giảm stress! Chứng chuột rút có thể liên quan trực tiếp đến việc bạn bị stress.
11. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu các triệu chứng ở bạn kéo dài nhiều hơn so chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì bạn nên đi gặp bác sỹ.
Thụy Vân
(Tổng hợp theo YH)
Ăn cá thu để giảm đau trước ngày "đèn đỏ"
Trong các loài cá biển, cá thu là một thức ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Nguồn chất đạm và chất béo phong phú của cá thu rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt với phụ nữ.
Phụ nữ ăn cá thu có lợi cho sức khoẻ
Cá thu có chứa dầu omega-3 có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các chất prostaglandin có liên quan đến những cơn đau khi hành kinh và ung thư vú. Những chị em ăn cá thu đều đặn, đến kỳ kinh nguyệt sẽ thấy cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái hơn.
Các nghiên cứu còn cho thấy: omega-3 trong cá thu có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và phòng chữa bệnh tim mạch.
Cá thu được dùng ăn tươi, nhưng ngon nhất vẫn là phơi khô, vì phơi khô ráo nước, cá có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng. Ở vùng biển Bắc Bộ, người ta dùng phổ biến loại cá thu một nắng (đã sơ chế, cắt khúc rồi phơi qua một nắng nên cá chỉ se bề mặt chứ không quá khô, vừa bảo quản được tốt, vừa chế biến các món ăn vẫn hoàn toàn có hương vị của cá thu).
Từ cá thu, nhân dân ta chế biến nhiều món ăn ngon như rán, sốt cà chua, kho, nấu canh, bún chả cá thu, mắm cá thu... Công phu nhất có lẽ là món cá thu kho nước chè tươi.
Ngoài cá thu cắt thành những khúc hơi vát, dày chừng 2 - 3cm, còn cần nước chè tươi (nấu hơi đặc hơn nước uống thường), ít đẵn mía (róc sạch vỏ, chẻ dọc làm 4, làm 6 hay 8) và thịt ba chỉ thái mỏng vừa ăn (nửa kg cá thu cần 2 - 3 lạng thịt ba chỉ). Xếp mía lót kín đáy nồi, sau đó xếp một lớp thịt ba chỉ rồi mới xếp các khúc cá thu lên trên lớp thịt, cứ lần lượt xếp một lớp thịt, một lớp cá như thế cho đến hết.
Đặt nồi lên bếp đun, khi cá sôi bốc hơi sẽ đổ nước chè tươi vào ngập kín cá, đậy vung đun nhỏ lửa khoảng vài giờ cho đến lúc nước cạn hết, rắc hạt tiêu vào là được. Cá kho nước chè tươi ăn với cơm rất ngon. Miếng cá thu kho có màu nâu đậm cả bên trong và ngoài và mùi thơm rất đặc biệt.
Không ăn cá thu còn tái hoặc đã bị ươn
Giá trị dinh dưỡng của cá thu cao như vậy nhưng phải bảo đảm cá còn tươi và đun nấu chín, nếu không cũng dễ bị nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn như đối với các loại cá biển và hải sản khác.
Không ăn cá còn tái và tuyệt đối không ăn gỏi cá thu vì là món ăn sống rất nguy hiểm. Tuyệt đối không ăn cá thu đã bị ươn. Cần chú ý, khi đã chết thịt cá thu dễ bị hư thối, chóng bị phân huỷ, nhất là trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm.
Ngay khi còn sống trong mang và ruột cá vẫn có nhiều loại vi khuẩn của nước, bùn và cả những vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như Salmonella và Clostridium cư trú.
Khi cá còn sống khoẻ mạnh, do có khả năng bảo vệ và miễn dịch những vi khuẩn này không phát triển được, nhưng khi cá chết khả năng đề kháng không còn nữa, các vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh, phân huỷ chất đạm trong cơ thể cá tạo ra chất độc histamin gây ngộ độc.
Trong thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc cá biển được báo cáo, trong đó có cả những vụ ngộ độc do ăn cá thu.
Theo BS. Kim Minh
Bee
Món ăn bổ sau kỳ "đèn đỏ" Nếu bị mất máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ suy nhược, hoa mắt, dễ cáu gắt... Liệu pháp ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn hồi phục cơ thể sau những ngày "đèn đỏ": Gà ta nấu với ngải cứu: gà mái ngon 1 con khoảng 1kg, ngải cứu 150g. Gà mái làm sạch, chặt miếng nhỏ. Ngải cứu...