Làm sao để kiểm soát nguồn thực phẩm cho bữa ăn của học sinh vùng dịch tả lợn?
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn của học sinh vùng có dịch, nhiều giải pháp cấp bách để chất lượng bữa ăn của các em không bị ảnh hưởng đã được triển khai.
Nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn của học sinh vùng có dịch. Ảnh minh họa : Thanh Thương – TTXVN
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã bùng phát ở 10 xã thuộc 2 huyện Yên Định và Thiệu Hóa. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn của học sinh vùng có dịch, ngành Giáo dục tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách để chất lượng bữa ăn của các em không bị ảnh hưởng.
Trường mầm non xã Thiệu Phúc là một trong những trường nằm trong vùng xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Cô giáo Hoàng Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Thiệu Phúc cho biết: Do nhà trường tổ chức ăn bán trú cho học sinh, nên ngay sau khi công bố dịch, Ban Giám hiệu nhà trường thực sự hoang mang và lo lắng làm thế nào để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho các em sử dụng trong thời điểm này?
Nhiều bậc phụ huynh cũng đề xuất nhà trường tạm dừng ăn bán trú một thời gian, khi dịch lắng xuống sẽ tổ chức tiếp. Tuy nhiên, sau khi có công văn hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thiệu Hóa, nhà trường đã họp Ban Giám hiệu phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường các giải pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Theo đó, giải pháp trước mắt là tăng cường hơn nữa công tác giám sát nguồn thực phẩm đưa vào trường để tiếp tục tổ chức cho học sinh ăn bán trú. Đối với sản phẩm thịt lợn, bình thường thực đơn của nhà trường chỉ có 2 bữa/tuần. Tuy nhiên, những tuần đầu sau khi phát dịch, để đảm bảo an toàn cho học sinh và không gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, nhà trường tạm thời ngừng sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ lợn.
Theo đó, nhà trường tăng cường các thực phẩm khác thay thế thịt lợn như: Trứng, cá, thịt bò, thịt ngan, thịt gà, lạc, vừng, đậu phụ; rau, củ, quả… để bữa ăn cho các em đảm bảo an toàn và đủ chất dinh dưỡng.
Quan điểm của nhà trường là không “tẩy chay” thịt lợn, bởi lâu nay nhà trường cũng ký hợp đồng với Công ty thực phẩm sạch, có hóa đơn chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; có dấu kiểm dịch của các cơ quan chức năng. Sau khi dịch “tạm lắng” nhà trường sẽ tiếp tục sử dụng thịt lợn để chế biến món ăn, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho học sinh.
Video đang HOT
Thời điểm này, nhà trường cử các giáo viên trực tiếp giám sát khi công ty đưa thực phẩm vào nhà trường. Khâu chế biến thức ăn cũng được nhà trường giám sát chặt chẽ. Sau mỗi bữa ăn của học sinh, nhà trường tăng cường giáo viên dọn rửa sạch sẽ khu vực ăn và nhà bếp, bát đũa được khử trùng nước nóng, phơi khô…
Đến nay, sau hơn một tuần xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, mọi hoạt động giáo dục, ăn bán trú của Trường Mầm non xã Thiệu Phúc đã trở lại bình thường. Phụ huynh cũng đã yên tâm gửi con, cháu cho nhà trường chăm sóc…
Ông Ngô Xuân Dũng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) cho biết: Trước nguy cơ lây lan nhanh của bệnh tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, ngành Giáo dục huyện đã có văn bản yêu cầu hiệu trưởng các nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của bệnh để có những biện pháp phòng tránh.
Các trường cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng thực phẩm, đặc biệt là các trường tổ chức ăn bán trú cho học sinh; tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm thịt lợn không có nguồn gốc xuất xứ và chưa qua kiểm dịch..
Yên Định cũng là một trong hai huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện bệnh tả lợn Châu Phi. Toàn huyện có 30 trường mầm non tổ chức ăn bán trú cho học sinh với khoảng 9.000 trẻ. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, ngành Giáo dục huyện Yên Định cũng chỉ đạo các trường học tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn.
Nguồn thực phẩm đưa vào trường phải được giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không đưa các sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ. Đối với những địa phương vùng “tâm dịch”, các trường tạm dừng sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ lợn một thời gian. Tuy nhiên, các nhà trường cũng tăng cường nhiều loại thức ăn khác thay thế thịt lợn, để bữa ăn của trẻ được phong phú, đa dạng và trên hết là đảm bảo an toàn.
Có mặt trong bữa ăn của trẻ tại Trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, mới thấy hết được sự nỗ lực cố gắng của nhà trường trong việc đảm bảo an toàn, chất lượng bữa ăn của trẻ. Nguồn thực phẩm đưa vào trường được giám sát chặt chẽ; khâu chế biến cũng được kiểm soát nghiêm ngặt.
Thức ăn nấu xong được lấy mẫu lưu lại hằng ngày. Khu vực nhà bếp được dọn dẹp gọn gàng, ngăn nắp. Khu vực chế biến thức ăn tươi sống và khu vực bày thức ăn chín cho học sinh được tách riêng biệt…
Cô giáo Hồ Thị Trúc, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, cho biết: Bình thường, thực đơn của nhà trường chỉ 2 – 3 bữa/tuần có thịt lợn và các sản phẩm từ lợn. Tuy nhiên, do là địa phương xuất hiện dịch bệnh, nên những tuần đầu sau khi công bố dịch, nhà trường ngừng sử dụng thịt lợn để đảm bảo an toàn cho các con.
Đến nay, mặc dù không “tẩy chay” hoàn toàn thịt lợn, nhưng cũng hạn chế từ 3 bữa xuống còn 1 bữa và thay thế bằng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát nguồn thực phẩm đưa vào và khâu chế biến thức ăn cho học sinh được nhà trường kiểm soát chặt chẽ hơn…/.
Theo TTXVN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp thị sát vùng có dịch tả lợn châu Phi
Sau khi kiểm tra tình trạng dịch tả lợn châu Phi tại Thanh Hóa, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã yêu cầu tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghiêm việc tiêu độc khử trùng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, buôn bán, mổ lợn để tránh dịch bệnh lây lan.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Thanh Hóa, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do đồng chí Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn, đã có chuyến kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Yên Định.
Sau khi đi kiểm tra, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghiêm việc tiêu độc khử trùng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, buôn bán, mổ lợn để tránh dịch bệnh lây lan.
Chốt kiểm dịch các con đường vào huyện Yên Định.
Cũng theo Thứ trưởng thì tỉnh Thanh Hóa cần có những phương án cao nhất, hiệu quả nhất trong ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch. Ngoài phun thuốc khử trùng, cần phải có phương án cách ly, thậm chí cách ly từng người ra vào tại các thôn, các vùng có dịch. Chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh cũng lưu ý ngăn chặn, không để người dân bán chạy lợn khi có biểu hiện bệnh. Khi phát hiện có dịch, phải tìm cách khoanh vùng, khống chế sự lây lan.
Liên quan đến việc này, Chi cục Thú y Thanh Hóa đã thiết lập đường dây nóng, phổ biến rộng rãi trong nhân dân số điện thoại đường dây nóng trực phòng, chống dịch là 02373.260.009, phân công cán bộ trực dịch bệnh tại văn phòng đồng thời bám sát địa bàn để phát hiện dịch bệnh kịp thời.
Trước đó, từ ngày 23/02, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại hộ ông Lê Văn Thanh, thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định, đã có 48 con lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy toàn bộ 226 con lợn của hộ chăn nuôi.
Đoàn công tác của Bộ NN&PTNN cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra vùng dịch tả lợn châu Phi.
Khoanh vùng dập dịch
Ngày 23/2, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã lấy 3 mẫu phủ tạng và 2 mẫu máu của hộ ông Thanh và 12 mẫu máu của 2 hộ xung quanh, kết quả, 5 bệnh phẩm (3 mẫu phủ tạng và 2 mẫu máu) lấy tại hộ ông Thanh dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi (ASF). Điều đáng mừng là không phát hiện thấy vi rút ASF trên 12 mẫu máu lấy tại 2 hộ xung quanh.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, Chi cục Thú y vùng III đã phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở NNPTNT, Chi cục Thú y Thanh Hóa tiêu hủy toàn bộ số lợn tại hộ ông ông Lê Văn Thanh, UBND huyện Yên Định đã ban hành Quyết định công bố dịch dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Định Long theo quy định.Tạm cấp cho huyện Yên Định 800 lít hóa chất, 1 tấn vôi bột để khử trùng tiêu độc, 200 bộ bảo hộ phòng chống dịch, 10 bình động cơ phun tiêu độc khử trùng.
Thành lập 5 chốt kiểm soát ra vào vùng dịch, 8 chốt kiểm soát quanh vùng đệm; 2 đội kiểm tra lưu động liên ngành gồm công an, thú y, quản lý thị trường để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24h đối với lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; cũng như các trạm dừng phương tiện giao thông để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm ra bên ngoài.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục trên các phương tiện thông tin để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp xử lý, mức và thời gian hỗ trợ của nhà nước đối với động vật nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan
Tổ chức ra quân kiểm soát việc giết mổ lợn, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm tại cơ sở, điểm giết mổ lợn; đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn trên địa bàn; tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ.
Bình Minh
Theo Dân trí
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại Thanh Hóa Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại huyện Yên Định (Thanh Hóa). Địa phương này cho biết đã tiêu hủy hàng trăm con lợn mắc bệnh và đang nỗ lực ngăn chặn lây lan. Cơ quan chức năng đang lập chốt khoanh vùng dịch các tuyến đường vào huyện Yên Định Theo thông tin ban đầu, từ hôm 15/2, một số...