Làm sao để da đẹp lại sau bệnh thủy đậu?
Bạn đọc Nguyễn Thị Thùy (thuynguyenthuy…@gmail.com) hỏi: Con gái tôi vừa mới trải qua đợt bệnh thủy đậu kéo dài cả tuần, bị nổi đầy bóng nước trên mặt và 2 tay. Tôi sợ con sẽ bị sẹo suốt đời. Có cách nào khắc phục không, thưa bác sĩ?
Ảnh minh họa
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Chị không nói rõ con gái bao nhiêu tuổi, nên tôi nói cả 2 trường hợp:
- Nếu bé dưới 15 tuổi, quá trình tái tạo da còn rất tốt. Dấu vết do bóng nước thủy đậu, kể cả các bóng nước bị vỡ và nhiễm trùng, sẽ nhanh chóng lành, chỉ để lại những vết mờ và sẽ dần dần biến mất sau vài tháng.
- Với trẻ lớn hơn và người lớn, quá trình tái tạo da không tốt bằng nhưng các vết bóng nước bị vỡ, nhiễm trùng vẫn có thể lành tốt. Nếu cơ địa của cháu trước giờ có sẹo xấu, chị nên chú ý đến các bóng nước bị vỡ, bội nhiễm. Việc chống sẹo chỉ nên bắt đầu khi vết thương đã lành và lên da non. Cách hiệu quả và rẻ tiền, dễ tìm mua nhất là dùng củ nghệ. Hay dùng các loại kem giúp mờ sẹo thông dụng bán ở nhà thuốc.
Ngoài ra, chị nên nhắc nhở bé chống nắng khi đi ra đường bằng nón, khẩu trang, áo khoác… vì các tia có hại cho da trong ánh mặt trời, có thể làm thâm các vùng da non mới lành.
Video đang HOT
Nhiều nước xác nhận triệu chứng lạ trên da của bệnh nhân Covid-19
Nhiều nơi trên thế giới xác nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19 có triệu chứng phát ban da với các hình thức phức tạp.
Trên các diễn đàn, trang mạng xã hội đã xuất hiện nhiều cuộc thảo luận về triệu chứng phát ban da của người nhiễm Covid-19.
Theo Livescience, đây là lúc các nhà khoa học cần công bố những thông tin xác thực như mức độ phổ biến và ảnh hưởng của triệu chứng này lên cơ thể bệnh nhân.
Nhiều triệu chứng phát ban khác nhau
Ngày 29/4, một nghiên cứu của Tây Ban Nha đăng tải trên tạp chí Da liễu Anh quốc đã phân loại 5 nhóm triệu chứng phát ban liên quan đến virus corona.
Cụ thể, 47% kết quả ghi nhận phát ban sần diện rộng. 19% phát ban đỏ với mụn hoặc mụn mủ. 19% phát ban có tổn thương tương tự như mề đay. 9% phát ban có mụn nước và 6% phát ban gây tổn thương mạng lưới livedo hoặc hoại tử.
Nghiên cứu được tổng hợp từ 375 trường hợp nhiễm bệnh ghi nhận từ ngày 3-16/4, ngay giai đoạn cao điểm của dịch bệnh tại Tây Ban Nha. Tỷ lệ tử vong trong trường hợp trong mẫu là 1,9%.
Những triệu chứng phát ban da ghi nhận trên bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh: Livescience.
Thời gian xuất hiện các triệu chứng phát ban trên cơ thể người nhiễm Covid-19 cũng khác nhau.
Một số trường hợp ghi nhận phát ban có trước triệu chứng sốt. Một số khác phát ban xuất hiện sau khi nhiễm bệnh hoặc khi tới quá trình nhiễm trùng diễn ra thì cơ thể mới bắt đầu phát ban.
Chưa xác nhận mức độ phổ biến trên người bệnh
Phát ban da là dấu hiệu thường thấy ở một số bệnh do virus gây ra như thủy đậu, sởi, bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, triệu chứng phát ban do virus này thường xảy ra đối với trẻ em.
"Rất lạ khi số lượng lớn người trưởng thành bị phát ban da", Tiến sĩ Kanade Shinkai, giáo sư da liễu tại Đại học California nói.
Kết quả nghiên cứu 1.000 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc được công bố ngày 28/2 trên tạp chí Y khoa New England, cho thấy chỉ 0,2% người bệnh có triệu chứng phát ban da.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác thực hiện với số lượng 150 bệnh nhân nhiễm virus corona tại Italy lại cho ra kết quả có tới 20% người bệnh có biểu hiện phát ban. Nghiên cứu này được công bố ngày 26/3 trên tạp chí của Học viện Da liễu và Thần kinh châu Âu.
Mức độ phổ biến của triệu chứng phát ban trên cơ thể bệnh nhân nhiễm Covid-19 vẫn chưa được xác định.
"Cần nhiều nghiên cứu theo dõi bệnh nhân trong một khoảng thời gian để hiểu rõ hơn về tỷ lệ phát ban thực sự" Shinkai nói.
Vẫn còn quá sớm để nhận định triệu chứng phát ban trên da có thực sự do virus corona gây ra hay không. "Hoặc đây là cách hệ thống miễn dịch phản ứng khi bị virus tấn công", Shinkai giải thích thêm.
Nghiên cứu các triệu chứng có thể nhìn thấy bằng mắt thường là rất quan trọng, kết quả của những nghiên cứu này sẽ giúp các nhân viên y tế dự đoán được tiến triển của bệnh nhân.
4 ổ bệnh sốt xuất huyết tấn công Sài Gòn giữa mùa dịch Covid-19 Trong lúc ngành y tế đang căng mình chống dịch Covid-19 thì sốt xuất huyết, tay chân miệng bắt đầu gia tăng. Tuần qua, trên địa bàn TPHCM liên tiếp ghi nhận 4 ổ bệnh sốt xuất huyết. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TPHCM cho biết, nỗ lực của ngành y tế thành phố đang kiểm soát tốt dịch...