Làm sao để biết hệ miễn dịch của bạn có đủ mạnh hay không?
Hệ miễn dịch của mỗi người sẽ chống lại bệnh tật và giúp cơ thể tự chữa lành.
Trong hội chứng Sjgren, hệ thống miễn dịch làm khô nước mắt, thành phần giúp giữ ẩm cho mắt – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người có hệ miễn dịch mạnh mẽ, sẽ không xuất hiện các triệu chứng sau, theo Web MD.
1. Mắt khô hoặc cảm giác có sạn
Trong hội chứng Sjgren, hệ miễn dịch làm khô nước mắt, khiến mắt bị khô, đỏ và có thể có cảm giác như có sạn hoặc cát trong đó. Người bệnh có thể bị suy giảm thị lực hoặc thậm chí tổn thương giác mạc.
2. Chán nản
Hệ thống miễn dịch bị lỗi có thể gửi các tế bào cytokine đến não. Chúng làm giảm nồng độ hoóc môn serotonin. Tập thể dục có thể tăng serotonin, giảm viêm và giúp giảm bớt chứng trầm cảm.
3. Da nổi ban
Phát ban ngứa là phản ứng dị ứng cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động quá mức.
Hệ miễn dịch tấn công các tế bào da của chính cơ thể gây ra viêm. Điều này có thể gây ra các vết đỏ, bong tróc và đau đớn, theo Web MD.
4. Vấn đề về dạ dày hoặc ruột
Tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi và giảm cân là các triệu chứng của bệnh viêm ruột và viêm loét đại tràng – những bệnh do hệ miễn dịch kiểm soát.
Video đang HOT
Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan. Thường biểu hiện ở tay, và thỉnh thoảng ở chân. Đây là một tình trạng tự miễn dịch. Tay chân lạnh có thể là do tuyến giáp hoạt động kém.
6. Rụng tóc
Hệ miễn dịch có thể tấn công tóc đến tận gốc và làm hỏng tóc, khiến tóc rụng từng mảng.
Hệ thống miễn dịch có thể tấn công tóc đến tận gốc và làm hỏng tóc, khiến tóc rụng từng mảng – SHUTTERSTOCK
7. Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Các vấn đề về hệ miễn dịch có thể dẫn đến rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Da của người bị lupus có thể dễ bị bỏng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian ngắn, theo Web MD.
8. Đau khớp
Các khớp đột ngột bị đau, sưng, cứng có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong đó, hệ thống miễn dịch làm viêm mô bao quanh khớp và gây ra các cơn đau khớp nghiêm trọng.
9. Vết thương chậm lành
Nếu hệ miễn dịch kém hoạt động, các vết thương nhỏ như vết đứt, vết bỏng hoặc vết xước có thể chậm lành.
10. Thường xuyên bị bệnh
Viêm nhiễm thường xuyên như cảm lạnh cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch kém hoạt động. Nếu bị viêm tai từ 4 lần trở lên mỗi năm, viêm xoang mạn tính, viêm phổi 2 lần trong một năm, cần dùng kháng sinh 2 lần một năm trở lên, có thể là bạn đang bị suy giảm miễn dịch.
11. Mệt mỏi
Thường xuyên mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi, hệ miễn dịch có thể đang gặp vấn đề, theo Web MD.
Nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch?
Theo health.harvard.edu, nên thực hiện các bước sau:
Đừng hút thuốc.
Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả.
Tập thể dục thường xuyên.
Duy trì cân nặng hợp lý.
Ngủ đủ giấc.
Thực hiện các bước để tránh nhiễm trùng, như rửa tay thường xuyên và nấu chín kỹ các loại thịt.
Giảm thiểu căng thẳng.
Tiêm ngừa các loại vắc xin được khuyến nghị.
Những lưu ý ở bệnh nhân mắc vẩy nến
Vẩy nến là một bệnh da thể mạn tính rất thường gặp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, song có thể điều trị để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của bệnh vẩy nến vẫn chưa được rõ ràng, tuy nhiên có thể cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố gene và rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Bệnh có xu hướng di truyền, nhưng không phải người nào mắc bệnh này cũng đều có người thân trong gia đình bị bệnh.
Ngoài ra, bệnh còn chịu tác động của các yếu tố từ bên ngoài làm khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm như: chấn thương, nhiễm trùng, stress, sử dụng một số thuốc đặc biệt, các thuốc chứa thành phần corticoid.
Bệnh có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các mảng đỏ trên da, bong vẩy khô, màu trắng hoặc đục, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường gặp ở trên thân mình, tay chân, da đầu,... những vùng da thường xuyên bị cọ sát.
Ở trẻ em cũng thường gặp vẩy nến thể giọt với biểu hiện trên da là các sẩn đỏ hình giọt nước rải rác, thường xuất hiện sau một bệnh nhiễm trùng mũi họng hoặc có thể sau tiêm vắc-xin.
Ngoài các biểu hiện trên da, bệnh vẩy nến có thể biểu hiện sưng và đau khớp (viêm khớp), nhưng ít phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn và biểu hiện ở móng như dày sừng dưới móng, tách móng, vàng móng, móng xù xì, rỗ móng...
Tổn thương trên da ở bệnh nhân vẩy nến.
Sẹo vẩy nến hình thành như thế nào?
Bệnh vẩy nến trải qua 3 thời kỳ bùng phát, thuyên giảm, ổn định. Sau khi bùng phát, sự đổi về màu da thường kéo dài trong một thời gian. Sự đổi màu này không phải là một vết sẹo mà là sự thay đổi sắc tố sau viêm.
Nếu việc điều trị hiệu quả, bệnh vẩy nến không có khả năng gây ra sẹo. Tuy nhiên, sẹo có thể hình thành khi người bệnh gãi gây tổn thương vùng da vẩy nến. Sẹo thường không dẫn đến các biến chứng, nhưng có thể khiến bệnh nhân mặc cảm và không tự tin vào vẻ bề ngoài của mình. Sẹo vẩy nến hình thành trên da đầu có thể dẫn đến rụng tóc. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra.
Phải làm gì?
Vẩy nến là một bệnh mạn tính, đến nay chưa có phương pháp giúp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể kiểm soát được. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến.
Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng. Các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc bôi tại chỗ. Trường hợp vẩy nến nặng hơn (những tổn thương nghiêm trọng hoặc nhiều tổn thương), có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc đường toàn thân. Trong một số trường hợp, quang trị liệu (sử dụng tia UVA, UVB, laser) cũng được áp dụng điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến.
Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh vẩy nến. Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dưỡng chất, trong đó nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, kẽm, acid folic, beta caroten,... hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột và đường, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo là hạn chế các đợt bùng phát, đồng thời kiểm soát các triệu chứng khi đợt bùng phát xảy ra. Một số biện pháp phòng ngừa như: kiểm soát các yếu tố kích ứng - nếu tình trạng căng thẳng, các loại thực phẩm hoặc hút thuốc lá có thể kích hoạt đợt bùng phát mới, hãy cố gắng tránh các yếu tố này. Ngoài ra, việc tập thể dục như vận động nhẹ, yoga, thiền có thể giúp giảm căng thẳng.
Tránh gãi vì các tổn thương da do trầy xước có thể khiến mô sẹo hình thành. Sử dụng kem và thuốc mỡ được bác sĩ khuyến nghị có thể giúp giảm ngứa và các khó chịu khác. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài ngay cả khi trời không nắng. Ngoài ra, cần lưu ý một số loại thuốc như retinoids có thể làm tăng nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Lưu ý: Bệnh nhân vẩy nến không được tự ý dùng thuốc (đặc biệt là các thuốc Đông y, gia truyền, thuốc chứa thành phần corticoid), tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và thường xuyên đến tái khám theo hẹn.
7 dấu hiệu nhận biết thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến Nguyên nhân tiềm ẩn của các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi và đau cơ có thể là do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Canxi: Tê, ngón tay ngứa ran và bất thường Các dấu hiệu của canxi thấp nghiêm trọng bao gồm ngón tay tê, ngứa ran và nhịp tim bất thường. Điều đó nói rằng, không có các triệu chứng...