Làm sao để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trong nước trước các FTA?
Cam kết gia nhập ngày càng sâu và rộng FTA, vấn đề đặt ra công cụ nào để bảo vệ ngành sản xuất trong nước
“FTA mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam áp lực lớn” – ông Tô Thái Ninh, Phó Trưởng phòng điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương nhấn mạnh.
Đó là sự cạnh tranh khắc nghiệt, khi tham gia Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan, hàng hóa từ nước ngoài có chất lượng tốt hơn giá rẻ hơn thâm nhập thị trường tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Ngành sản xuất của Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà, khi giá hàng hóa không cạnh tranh được đồng thời cũng không xuất khẩu được.
Cam kết gia nhập ngày càng sâu và rộng FTA, vấn đề đặt ra công cụ nào để bảo vệ ngành sản xuất trong nước?
Trên thực tế WTO có quy định khung, cung cấp các nước thành viên công cụ bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại tác động tiêu cực, đột ngột của cắt giảm thuế quan, hàng nhập khẩu. Biện pháp truyền thống các nước thường áp dụng là biện pháp thuế quan để bảo vệ hàng trong nước. Khi hội nhập sâu rộng, mức độ cắt giảm thuế quan càng nhanh càng mạnh thì hàng rào thuế quan không còn tác dụng.
Bên cạnh đó WTO có quy định về biện pháp hành chính để tăng thủ tục trong quá trình nhập khẩu hàng hóa gây khó dễ trong nhập khẩu nhằm hạn chế nhập: cấp phép đặc biệt nhập khẩu tuy nhiên biện pháp này gây nhiều tranh cãi dễ bị khiếu kiện ra WTO, biện pháp này tạo ra cản trở thương mại lớn, các nước không sử dụng
WTO có biện pháp nổi tiếng khác là hàng rào kỹ thuật (TPP và STS). Đây là biện pháp hữu hiệu được các nước lựa chọn nhiều để sử dụng. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cao để hàng hóa nhập vào phải đáp ứng tiêu chuẩn đó mới nhập vào. Như Hoa Kỳ xây dựng tiêu chuẩn cao về thép.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi xây dựng hàng rào kỹ thuật quá cao thì hạn chế sản xuất trong nước, nếu xây dựng thấp thì các nước dễ dàng đáp ứng.
WTO còn 3 công cụ phòng vệ thương mại cho phép các quốc gia thành viên gồm tự vệ, chống trợ cấp và chống bán phá giá. Đây là 3 công cụ được các nước sử dụng nhiều nhất. Biện pháp phòng vệ là bảo vệ doanh nghiệp trong nước và bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài.
Video đang HOT
Ngành Thép gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với thép nhập khẩu
Thực tế, các quy định về phòng vệ thương mại đã ban hành từ 2004 nhưng hầu như các doanh nghiệp còn mơ hồ khi chúng ta đang ngày càng tiệm cận với kinh tế quốc tế. Việt Nam nằm trong số nước ít áp dụng phòng vệ thương mại, thiệt thòi cho nền kinh tế, và có phần nhiều lỗi của nhà quản lý.
“Tôi mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt UBND các Tỉnh, các Sở Công Thương Tỉnh hỗ trợ kiến thức để doanh nghiệp chủ động trong nắm bắt các biện pháp phòng vệ thương mại” – ông Nguyễn Phương Nam nhấn mạnh.
Có điều khó của Việt Nam nữa là nếu như t hời gian chuẩn bị đưa một vụ kiện chống bán phá giá ra tòa quốc tế của các nước chỉ mất chừng 1 tháng thì Việt Nam phải mất nửa năm.
“Mỗi lần chúng tôi chuẩn bị khởi xướng, bị áp lực khủng khiếp. Đối với thép cán nguội, chúng tôi phải đi thuyết trình với Chính phủ, các Bộ, ngành mất hơn 6 tháng mới được đồng ý cho phép đưa ra giải quyết tranh chấp với WTO”, ông Nam nói.
Áp lực đang đến rất gần
Theo ông Tô Thái Ninh, khung thời gian áp giảm thuế rất gần, thời điểm xa nhất là năm 2025 khi hiệp định FTA ASEAN – Nhật Bản đi vào thực thi với tất cả dòng thuế giảm 88%. Theo ông Ninh, thực thi các hiệp định thương mại tư do đã kí kết, trung bình tất cả các dòng thuế giảm đến 90%, do đó áp lực FTA mang lại rất lớn đến ngành sản xuất trong nước.
“Đến thời điểm này chúng ta đã hoàn thành TPP, FTA Việt Nam -EU, đến 95% dòng thuế cam kết sẽ bỏ ngay lập tức, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất đến Việt Nam, ngay khi các hiệp định có hiệu lực sẽ gây sức ép lớn đến sản xuất Việt Nam“, ông Ninh nhấn mạnh
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, tốc độ cắt giảm thuế diễn ra nhanh đến 2020 đa phần các FTA có mức độ cắt giảm mạnh, Việt Nam chỉ giữ mức 5-10% một số dòng thuế để bảo hộ trong nước, còn lại hầu hết thuế về 0.
Song song với cam kết giảm thuế là xu hướng nhập khẩu, hàng hóa trung quốc sẽ tăng nhanh khi hiệp định ASEAN- Trung Quốc đi vào hiện thực. Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 43,86 tỷ USD. Hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam khi mở cửa thị trường.
Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết cùng với Trung Quốc, xu hướng kim ngạch nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam tăng mạnh.
Theo_NDH
COP 21: Căng thẳng chờ đợi một thỏa thuận cuối cùng
Tổng thống Pháp đích thân có mặt trưa 12/12 tại Trung tâm hội nghị Bourget để chờ đợi công bố thỏa thuận cuối cùng.
Những thời khắc cuối cùng của COP 21 diễn ra hết sức căng thẳng, khi mà các cuộc đàm phán kéo dài thâu đêm và các bên đều nỗ lực song chưa thể chắc chắn bản thỏa thuận cuối cùng liệu có được đánh giá là một bước tiến lịch sử hay không.
Những cuộc thương lượng thâu đêm, người người có mặt đông đảo và mệt mỏi tại các phòng họp; nằm dài trên các ghế nghỉ tạm ở trung tâm hội nghị; các thời hạn công bố thỏa thuận bị lùi lại từ hôm qua cho tới hôm nay và cho đến hôm nay (12/12), thời hạn giới thiệu bản chỉnh sửa cuối cùng của dự thảo thỏa thuận đến với các trưởng đoàn cũng lùi lại từ 9h sáng đến 11h30 (giờ Pháp) với lý do trục trặc kỹ thuật trong khâu in ấn và dịch văn bản ra 6 ngôn ngữ của LHQ.
Sau đó, các trưởng đoàn của 196 thành viên Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu sẽ phải thông qua tại phiên toàn thể bản dự thảo này để cho ra đời Thỏa thuận Paris.
Đại diện các quốc gia vẫn tiếp tục thảo luận cho đến khi một thỏa thuận cuối cùng đạt được
Đến thời điểm này, có thể chắc chắn rằng COP 21 sẽ cho ra đời thỏa thuận Paris - một thỏa thuận lịch sử thay thế Nghị định thư Kyoto vào năm 2020. Bởi nếu không đạt được một văn bản cuối cùng sau gần hai tuần họp thì sẽ là thất bại nặng nề không chỉ với COP 21 mà với toàn bộ nỗ lực chung của toàn cầu trước những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, văn bản này có đủ " mạnh mẽ" và ràng buộc như hứa hẹn của nước chủ nhà Pháp ban đầu hay như kỳ vọng của thế giới hay không, điều đó chưa thể khẳng định!
Vẫn là ba vấn đề lớn gây tranh cãi suốt những ngày qua là: vấn đề huy động tài chính, sự khác biệt dẫn tới cam kết trách nhiệm khác nhau giữa các nước và mức tham vọng trong mục tiêu của thỏa thuận là 2 hay 1.5 độ C. Và việc các quốc gia đều "cố thủ sau những tính toán lợi ích riêng" đã gây khó khăn, trì hoãn và thậm chí bế tắc cho quá trình thương lượng.
Phải nói rằng bản dự thảo mà nước chủ nhà Pháp đưa ra có nhiều điểm tham vọng, nói như một số chuyên gia rằng đây như một canh bạc với nước chủ nhà Pháp. Có điểm mới đáng chú ý là dự thảo thỏa thuận nêu việc cho phép các nước đang phát triển có thể đạt ngưỡng khí thải theo cam kết chậm hơn so với các nước công nghiệp phát triển; có thể là năm 2023 thay vì 2020; hay thậm chí có yêu cầu đẩy lên năm 2025.
Cho đến khi một thỏa thuận cuối cùng gần như đã đạt được, nhiều câu hỏi vẫn còn chưa có lời đáp. Rằng các mục tiêu dài hạn như thế nào để cho phép giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đảm bảo một nền kinh tế thải ít các-bon? Khi nào thì các mục tiêu cam kết của các quốc gia sẽ được xem xét và kiểm định và liệu đến lúc đó có thể chắc chắn đảm bảo sẽ đạt được mức nhiệt không tăng quá 2 độ C hay không ? Làm sao để đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện của các quốc gia ? Vấn đề hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu cũng đang bỏ ngỏ, khi mà không ai dám chắc mục tiêu 100 tỷ USD từ nay đến năm 2020 liệu có thành hiện thực ? Dù nước Mỹ mới tuyên bố tăng gấp đôi hỗ trợ so với năm 2014, tăng lên 860 triệu USD (so với 430 triệu), song con số này như muối bỏ bể.
Các quốc gia phát triển đòi hỏi các nước có mức sống được cải thiện hơn nhiều như các nước vùng Vịnh, Hàn Quốc, Brazil ... cũng phải đóng góp thêm trách nhiệm.
Dù kết quả như thế nào, một thỏa thuận Paris ra đời đã là một bước tiến lớn sau nhiều năm các hội nghị COP không đạt được thỏa thuận. Ngoài ra, điểm sáng đáng chú ý của COP 21 là sự tham gia đông đảo của các tổ chức dân sự, phi chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp...
Đã có hàng nghìn cam kết cụ thể được đưa ra; hơn 70 sáng kiến lớn thu hút được sự tham gia của hơn 10.000 người từ 180 nước trên thế giới ; 1,24 tỷ người, tương đương 17% dân số thế giới, tham gia các cam kết và hơn 2.000 công ty lớn cũng tham gia cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu; hay việc hơn 700 thị trưởng các thành phố lớn trên khắp thế giới tụ họp ở Paris và cam kết giảm 3,7 gigaton lượng khí thải CO2 ra bầu khí quyển từ nay cho đến 2030 và tiến tới sử dụng 100% năng lượng xanh vào năm 2050./.
Thùy Vân
Theo_VOV
Mỹ bắt đầu tung 100.000 quân đồng minh vào Syria và Iraq? Theo tin mới nhất, Liên minh quân sự Hồi giáo Ả Rập sẽ phối hợp hành động với chính phủ Syria và Iraq, trong cuộc chiến chống IS ở Trung Đông. Liên minh Ả rập sẽ tham gia đánh IS ở Syria và Iraq Ngày 16-12, ông Al Saud Trợ lý của Hoàng thái tử kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc...