Làm sao để ‘ăn hết chất’ của trái cây?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều trái cây trước buổi trưa vì sẽ không làm đường máu tăng đột ngột; ăn vào ban ngày tốt hơn buổi tối…
Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng để cơ thể có thể hấp thụ tối đa những loại dưỡng chất này, cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định.
Hạn chế ăn trái cây đã sơ chế
Cách tốt nhất để cơ thể hấp thụ vitamin và khoáng chất trong trái cây là nên ăn riêng thay vì ăn chung với các loại thực phẩm khác, và nên chọn khi bụng đói để cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất. Nên ăn trái cây trực tiếp, hạn chế xay, nghiền nhuyễn chúng vì có thể một lượng vitamin và khoáng chất bị thất thoát trong quá trình chế biến.
Không nên xem trái cây như một món tráng miệng sau bữa ăn, bởi dễ gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Nếu đang bị tiêu chảy hoặc ợ chua thì nhất thiết nên ăn trái cây khi bụng đói, sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình hình.
Video đang HOT
Không nên mua quá nhiều trái cây một lúc. Ảnh: C.X.Vinh.
Hạn chế ăn trái cây đóng hộp hoặc đã qua sơ chế, tốt nhất là ăn trái cây tươi để bảo toàn giá trị dinh dưỡng. Nếu thích uống nước quả thì nên uống nước quả tươi, không nêm đường, không đun nóng. Tránh uống nước trái cây đóng lon, đóng chai để loại trừ nguy cơ béo phì.
Những điều cần lưu ý
Không nên mua quá nhiều trái cây một lúc. Nếu mua hoa quả (cùng một thời điểm) nhiều hơn nhu cầu thì trái cây dễ bị hỏng, thối, khô, héo, mất đi giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ ngô độc nếu không may ăn phải phần dập, thối. Ngay cả việc dự trữ chúng nhiều trong tủ lạnh cũng là điều không nên. Chỉ nên mua đủ lượng hoa quả muốn ăn.
Bảo quản nơi khô ráo. Trong trường hợp muốn bảo quản trái cây, tuyệt đối không nên rửa chúng, vì sẽ khiến cho trái cây dễ bị thối, hỏng. Nên bảo quản trong điều kiện khô ráo, mát mẻ.
Không để lẫn rau xanh và trái cây. Không ít người nghĩ rằng rau xanh và trái cây thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ nên có thể bảo quản và dự trữ cùng nhau. Nhưng đây lại là một sai lầm vì nó làm cho thực phẩm nhanh bị hỏng. Khi mua hàng từ siêu thị hoặc chợ, nên để riêng túi rau và trái cây. Khi bảo quản cũng không nên để lẫn lộn hai loại thực phẩm này.
Không phải mọi loại trái cây đều thích hợp để tủ lạnh. Điều này không đúng với đại đa phần các loại trái cây nhưng lại đúng với chuối, đu đủ hay xoài. Nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo thay vì trong tủ lạnh (vì nơi khô ráo làm cho chúng còn tươi lâu hơn).
Ăn đa dạng. Không nên chỉ ăn một loại trái cây và rau xanh mà nên dùng đa dạng cả về mùi vị, màu sắc để cơ thể hấp thụ được các loại vitamin, khoáng chất có trong mỗi loại rau quả.
Theo Đất Việt
Tránh thực phẩm gây bệnh gout
Các chuyên gia thuộc Hiệp hội Nghiên cứu về gout và a-xít u-ric (Mỹ) đã đưa ra một số hướng dẫn về cách ăn uống ở bệnh nhân gout.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Madelyn Fernstrom thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ), những cách này dễ dàng áp dụng trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Tránh nước ngọt, nước trái cây nhiều đường
Cụ thể:
- Tránh dùng thịt đỏ, hải sản, và rượu, đặc biệt là bia (những thực phẩm này giàu purine, một hóa chất có thể góp phần làm tăng hàm lượng a-xít u-ric có liên quan tới cơn đau do bệnh gout, a-xít u-ric cũng là tác nhân góp phần gây bệnh tiểu đường và thận)
- Tránh dùng nước ngọt, nước trái cây và thực phẩm nướng có hàm lượng đường cao
- Ăn uống hợp lý với các chế phẩm từ sữa không béo hoặc ít chất béo, nhiều rau củ; uống nhiều nước.
Theo Thanh niên/The Times of India
Hoa quả: Ngon bổ ở cách ăn (Dân trí) - Hoa quả giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải là ăn càng nhiều càng tốt, ai ăn cũng lành. Cam Giá trị dinh dưỡng: Cam hàm chứa phong phú vitamin C, canxi, photpho, kali, carotene, acid xi-tric, có tác dụng giải khát, thông khí, hoá đờm, khoẻ tỳ, ấm dạ dày, "giải tán" chất mỡ, thực phẩm tích tụ,...